Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 5


Câu chuyện về núi lửa Cuối tuần, Mi-a, Tôm và Ê-ma đến thư viện đọc sách. Họ đã tìm thấy một cuốn sách kì bí có tên “Những câu chuyện về núi lửa”. Trang đầu tiên của cuốn sách là hình ảnh phổ biến nhất của núi lửa – một ngọn núi hình nón, đang phun dung nham và khí độc từ miệng trên của đỉnh núi.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

Câu chuyện về núi lửa

            Cuối tuần, Mi-a, Tôm và Ê-ma đến thư viện đọc sách. Họ đã tìm thấy một cuốn sách kì bí có tên “Những câu chuyện về núi lửa”. Trang đầu tiên của cuốn sách là hình ảnh phổ biến nhất của núi lửa – một ngọn núi hình nón, đang phun dung nham và khí độc từ miệng trên của đỉnh núi. Nhìn những hình ảnh này, Ê-ma nói: “Hiện tượng núi lửa phun trào sẽ gây ra ô nhiễm môi trường.”. Mi-a đứng bên cạnh liền lên tiếng: “Tớ thấy trong cuốn sách có nhắc đến lợi ích của núi lửa phun trào như: tạo ra mỏ khoáng sản phong phú, giúp đất đai tơi xốp và màu mỡ, mang lại năng lượng địa nhiệt,…”. Sau một buổi chiều dài ở thư viện, ba bạn đã học được rất nhiều điều mới mẻ và thú vị về núi lửa.

Theo Hồng Thư

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Hình ảnh phổ biến nhất của núi lửa là gì?

A. Đang phun dung nham và khí độc.           

B. Ngọn núi có hình nón.

C. Ngọn núi hình chóp, đầy khí độc.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 2. Mi-a đã nhắc đến những lợi ích gì của núi lửa?

A. Tạo ra mỏ khoáng sản phong phú.                   

B. Mang lại năng lượng địa nhiệt.

C. Giúp đất đai tơi xốp, màu mỡ.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 3. Mi-a và Ê-ma đã có thêm những kiến thức gì về núi lửa?

A. Những tác hại, lợi ích cùng các hình ảnh phổ biến nhất của núi lửa.

B. Những tác hại và nguy hiểm mà núi lửa mang lại.

C. Những điều kì bí và thú vị của núi lửa.

D. Cả B và C đều đúng.

Câu 4. Em hãy tìm các điệp từ, điệp ngữ có trong khổ thơ sau:

Đất trời này của ta

Vạn vật này của ta

Những bông hoa thơm ngát

Những dòng sông gió mát.

(Trích “Đất trời của ta” – Mai Thùy)

Câu 5. Các điệp từ, điệp ngữ em vừa tìm dduojc ở câu 4 có tác dụng gì?

Câu 6. Đặt câu có chứa đại từ và cho biết đại từ đó dùng để làm gì?

Câu 7. Em hãy điền kết từ phù hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

a) Hà nhẹ nhàng đào đất …………… đặt cây hoa vào.

b) Gia đình Dương còn khó khăn …………………. bố mẹ vẫn cố gắng cho em đi học.

B. Kiểm tra viết

Đề bài: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ mà em thích.

-------- Hết --------

Lời giải

  HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM

1.D

2. D

3. A

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc thầm văn bản sau:

Câu 1. Hình ảnh phổ biến nhất của núi lửa là gì?

A. Đang phun dung nham và khí độc.           

B. Ngọn núi có hình nón.

C. Ngọn núi hình chóp, đầy khí độc.

D. Cả A và B đều đúng.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh phổ biến nhất của núi lửa là đang phun dung nham và khí độc và ngọn núi có hình nón.

Đáp án D.

Câu 2. Mi-a đã nhắc đến những lợi ích gì của núi lửa?

A. Tạo ra mỏ khoáng sản phong phú.                   

B. Mang lại năng lượng địa nhiệt.

C. Giúp đất đai tơi xốp, màu mỡ.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Mi-a đã nhắc đến những lợi ích của núi lửa là:

- Tạo ra mỏ khoáng sản phong phú.                   

- Mang lại năng lượng địa nhiệt.

- Giúp đất đai tơi xốp, màu mỡ.

Đáp án D.

Câu 3. Mi-a và Ê-ma đã có thêm những kiến thức gì về núi lửa?

A. Những tác hại, lợi ích cùng các hình ảnh phổ biến nhất của núi lửa.

B. Những tác hại và nguy hiểm mà núi lửa mang lại.

C. Những điều kì bí và thú vị của núi lửa.

D. Cả B và C đều đúng.

Phương pháp giải:

Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Mi-a và Ê-ma đã có thêm kiến thức về những tác hại, lợi ích cùng các hình ảnh phổ biến nhất của núi lửa.

Đáp án A.

Câu 4. Em hãy tìm các điệp từ, điệp ngữ có trong khổ thơ sau:

Đất trời này của ta

Vạn vật này của ta

Những bông hoa thơm ngát

Những dòng sông gió mát.

(Trích “Đất trời của ta” – Mai Thùy)

Phương pháp giải:

Căn cứ vào bài Điệp từ, điệp ngữ.

Lời giải chi tiết:

- Điệp từ: này, những

- Điếp ngữ: của ta

Câu 5. Các điệp từ, điệp ngữ em vừa tìm dduojc ở câu 4 có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Căn cứ vào bài Điệp từ, điệp ngữ.

Lời giải chi tiết:

- Điệp từ “này” dùng để nhấn mạnh.

- Điệp từ “những” dùng để liệt kê các sự vật.

- Điếp ngữ “của ta” dùng để khẳng định vạn vật của đất trời đều là của chúng ta.

Câu 6. Đặt câu có chứa đại từ và cho biết đại từ đó dùng để làm gì?

Phương pháp giải:

Căn cứ vào bài Đại từ.

Lời giải chi tiết:

Chúng tớ là học sinh lớp 5B.

- Đại từ “chúng tớ”  dùng để xưng hô.

Câu 7. Em hãy điền kết từ phù hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

a) Hà nhẹ nhàng đào đất …………… đặt cây hoa vào.

b) Gia đình Dương còn khó khăn …………………. bố mẹ vẫn cố gắng cho em đi học.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài Kết từ.

Lời giải chi tiết:

a) Hà nhẹ nhàng đào đất rồi đặt cây hoa vào.

b) Gia đình Dương còn khó khăn nhưng bố mẹ vẫn cố gắng cho em đi học.

B. Kiểm tra viết

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý:

Mở đoạn: Giới thiệu tên bài thơ, tác giả

Thân đoạn:

- Nêu lí do thích bài thơ

- Nêu tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ

Kết đoạn: Nhấn mạnh lại tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ

Bài tham khảo 1:

“Những cánh buồm” là bài thơ mà tôi cảm thấy yêu thích nhất. Trong những câu thơ mở đầu, Hoàng Trung Thông đã khắc họa một không gian khoáng đãng của biển cả, với ánh mắt trời rực rỡ. Hình ảnh người cha và đứa con bước đi trên cát cho thấy sự gắn bó, gần gũi. Cha bỗng trở nên già dặn hơn, tuổi đời như trải dài trong chiếc bóng dài lênh khênh. Còn đứa con thì lại trở nên thật bé bỏng, đáng yêu trong chiếc bóng tròn chắc nịch. Hình ảnh đối lập của bóng cha và bóng con thật ngộ nghĩnh, dễ thương càng khắc sâu thêm sự khác biệt của hai thế hệ cha - con. Khi nhìn về phía chân trời, đứa trẻ đã hỏi cha răng ở đó có những gì. Câu trả lời của người cha đã khơi gợi trí tò mò của đứa trẻ về một thế giới mà ngay cả người lớn như cha của mình vẫn chưa hề đi đến. Điều đó làm con khao khát được khám phá, vì vậy mà con đã mong muốn cha mượn một cánh buồm “trắng” để con đi. Người con muốn đi khắp nơi, muốn chinh phục thế giới rộng lớn ngoài kia. Và cha đã bắt gặp chính mình trong ước muốn của con. Vậy là, giờ đây, ước mơ chưa thể thực hiện của cha sẽ được gửi gắm nơi con. Bài thơ “Những cánh buồm” được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm.

Bài tham khảo 2:

“Mưa” là một bài thơ rất thú vị mà em vừa được đọc gần đây. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nhân hóa tất cả những sự vật có trong bài thơ, tạo nên rất nhiều những hình ảnh sinh động và hấp dẫn. Đặc biệt, bài thơ còn sử dụng thể thơ tự do với các câu thơ dài ngắn khác nhau, gợi lên nhịp điệu của những giọt mưa rả rích. Trong bài thơ, một cơn mưa rào ập đến bật chợt. Dưới đôi mắt của trẻ thơ, ông trời như mặc áo giáp đen, sấm thì ghé xuống sân nhà cười khanh khách. Những cây mía ngả nghiêng trong gió được nhân hóa như đang múa lưỡi gươm dài. Cây bưởi thì khệ nệ bồng bế những đứa con đầu tròn trộc lốc. Bụi tre thì tần ngần gỡ tóc cho kịp tắm trong làn mưa mát rượi. Những sự vật tưởng là bình thường nay bỗng hóa thú vị và hấp dẫn hơn trong bài thơ.

Bài tham khảo 3:

Bài thơ mà em đặc biệt yêu thích là bài thơ “Quạt cho bà ngủ” của tác giả Thanh Quỳ. Bài thơ là lời của bạn nhỏ ngoan ngoãn với nhưng sự vật xung quanh mình. Bạn nhỏ ấy đã ngồi quạt mát cho bà yêu dấu nằm nghỉ. Hình ảnh đôi bàn tay bé nhỏ cầm chiếc quạt nan phe phẩy vừa mộc mạc, lại đáng yêu. Cùng với bạn nhỏ, mọi sự vật trong ngồi nhà đều nằm im, cùng bạn nhỏ giữ sự yên tĩnh cho giấc ngủ của bà. Những vần thơ ấy đã khắc họa được sự hiếu thảo của bạn nhỏ dành cho người bà của mình. Đọc bài thơ, em bỗng nhớ về người bà yêu quý của mình. Lần tới, khi về thăm bà, em cũng sẽ giống như bạn nhỏ, ngồi quạt cho bà ngủ ngon.


Bình chọn:
4.1 trên 7 phiếu
  • Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 4

    Chuyến tham quan sở thú Vào buổi chiều cuối tuần, lớp 5A được cô giáo dẫn đi tham quan sở thú ở địa phương. Mọi người trong lớp đều rất hào hứng và mong ngóng cho buổi sinh hoạt ngoài trời lần này. Khi vừa vào đến cửa, Tôm đã reo lên hớn hở: - Các bạn ơi, nhìn kìa, con hà mã kia to lớn làm sao!

  • Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 3

    Sự sẻ chia bình dị Minh tuy là người ít nói nhưng cậu luôn sẵn lòng, giúp đỡ mọi người. Hôm qua, Hạnh – bạn của Minh – vì đi vội nên đã không mang theo bữa trưa. Thấy vậy, Minh liền chia sẻ bữa ăn của mình cho bạn. Minh nói: “Hạnh ơi! Cậu ăn trưa cùng tớ nhé!”. Hạnh nghe vậy cảm động nhưng lại sợ nếu mình ăn thì Minh sẽ đói. Minh thấy Hạnh chần chừ liền bảo: “Tớ mang nhiều cơm và đồ ăn ngon lắm. Cậu ăm cùng tớ cho vui và còn có sức cho giờ học buổi chiều nữa.”.

  • Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 2

    Sức mạnh của sự giúp đỡ Hùng và Huy là đôi bạn học cùng lớp. Hùng là một cậu bé năng động. Trái ngược với Hùng thì Huy có phần nhút nhát hơn. Một ngày nọ, khi thấy Huy chỉ mải mân mê quả bóng ở một góc mà không dám lại chơi cùng các bạn, Hùng tiến lại gần Huy và nói: “Cậu chơi đá bóng cùng tụi mình nhé!”.

  • Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 1

    Linh và Minh Minh và Linh là đôi bạn thân thiết. Tuy Linh bị khuyết tật cả hai chân nhưng cô bé luôn biết phấn đấu, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Thấu hiểu hoàn cảnh của Linh, Minh ngày nào cũng đến nhà cõng Linh đi học.

  • Đề cương ôn tập học kì 1 Tiếng Việt 5 - Kết nối tri thức

    Gồm nội dung ôn tập và bài tập vận dụng

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí