Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 2>
Sức mạnh của sự giúp đỡ Hùng và Huy là đôi bạn học cùng lớp. Hùng là một cậu bé năng động. Trái ngược với Hùng thì Huy có phần nhút nhát hơn. Một ngày nọ, khi thấy Huy chỉ mải mân mê quả bóng ở một góc mà không dám lại chơi cùng các bạn, Hùng tiến lại gần Huy và nói: “Cậu chơi đá bóng cùng tụi mình nhé!”.
Đề bài
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.
II. Đọc thầm văn bản sau:
Sức mạnh của sự giúp đỡ
Hùng và Huy là đôi bạn học cùng lớp. Hùng là một cậu bé năng động. Trái ngược với Hùng thì Huy có phần nhút nhát hơn.
Một ngày nọ, khi thấy Huy chỉ mải mân mê quả bóng ở một góc mà không dám lại chơi cùng các bạn, Hùng tiến lại gần Huy và nói: “Cậu chơi đá bóng cùng tụi mình nhé!”. Huy mừng lắm, liền đứng dậy, mang theo trái bóng đang cầm trên tay, khẽ mở lời: “Cậu dạy tớ chơi với nhé! Tớ chơi kém lắm nên sợ vào sẽ phá vỡ đội hình.”. Hùng vui vẻ đáp lời: “Tớ sẽ hướng dẫn cậu cách chơi.”. Thế là, Hùng và Huy cùng nhau chơi đá bóng rất vui vẻ.
Kể từ sau hôm đó, Huy dần thay đổi. Cậu bé đã trở nên hòa đồng và tự tin hơn.
Theo Hồng Thư
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Huy có tính cách như thế nào?
A. Huy rất hòa đồng và tự tin.
B. Huy là một cậu bé năng động.
C. Huy rất nhút nhát.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 2. Chi tiết nào dưới đây thể hiện Hùng rất quan tâm đến Huy?
A. Rủ Huy chơi đá bóng cùng mình.
B. Nói chuyện với Huy mỗi ngày.
C. Hướng dẫn Huy cách chơi bóng đá.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 3. Nhờ có Hùng mà Huy đã thay đổi như thế nào?
A. Huy đã trở nên hòa đồng và tự tin hơn.
B. Huy tự tin hơn khi đứng trước đám đông.
C. Huy đã trở nên năng động, hoạt bát hơn trước.
D. Huy đã biết yêu thương và quan tâm bạn bè xung quanh.
Câu 4. Em hãy điền Đ vào câu dùng đúng kết từ và S vào câu dùng sai kết từ:
Cả gia đình Bình về quê ngoại từ trong Tết. |
|
Nếu lũ về thì cả làng em sẽ bị ngập trong nước. |
|
Trời vào thu, thời tiết mát mẻ và dễ chịu hơn hẳn. |
|
Tuy đói kém mất mùa mà nông dân không có lúa gạo. |
|
Câu 5. Em hãy gạch chân dưới điệp từ, điệp ngữ có trong đoạn văn sau:
Ai cũng đều nhớ thương những cảnh sắc quê hương mình. Có người nhớ thương dòng sông hiền hòa và dịu êm. Có người nhớ thương cánh đồng lúa chín đưa hương vào tận trong ngõ. Có người nhớ thương cây đa, giếng nước, sân đình…
(Theo Uyển Ly)
Câu 6. Tìm dấu gạch ngang bị dùng sai và viết lại cho đúng:
Ninh là – một cậu bé kiêu ngạo. Chúng tôi – mấy đứa bạn trong lớp – không thích chơi với Ninh. Nhưng bây giờ, cậu ấy – không còn kiêu ngạo nữa rồi. Nên cả lớp đều quý mến Ninh.
(Theo Mai Nhung)
Câu 7. Chỉ ra điểm khác nhau của từ “miệng” trong hai câu dưới đây:
a. Miệng bạn Hoa luôn cười rất tươi.
Miệng em bị nhiệt.
b. Miệng núi lửa trông thật đáng sợ.
Bên trong miệng hang tối đen như mực.
B. Kiểm tra viết
Đề bài: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình.
-------- Hết --------
Lời giải
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM
1. C |
2. D |
3. A |
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
II. Đọc thầm văn bản sau:
Câu 1. Huy có tính cách như thế nào?
A. Huy rất hòa đồng và tự tin.
B. Huy là một cậu bé năng động.
C. Huy rất nhút nhát.
D. Cả A và C đều đúng.
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.
Lời giải chi tiết:
Huy rất nhút nhát.
Đáp án C.
Câu 2. Chi tiết nào dưới đây thể hiện Hùng rất quan tâm đến Huy?
A. Rủ Huy chơi đá bóng cùng mình.
B. Nói chuyện với Huy mỗi ngày.
C. Hướng dẫn Huy cách chơi bóng đá.
D. Cả A và C đều đúng.
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.
Lời giải chi tiết:
Chi tiết thể hiện Hùng rất quan tâm đến Huy là: Rủ Huy chơi đá bóng cùng mình và Hướng dẫn Huy cách chơi bóng đá.
Đáp án D.
Câu 3. Nhờ có Hùng mà Huy đã thay đổi như thế nào?
A. Huy đã trở nên hòa đồng và tự tin hơn.
B. Huy tự tin hơn khi đứng trước đám đông.
C. Huy đã trở nên năng động, hoạt bát hơn trước.
D. Huy đã biết yêu thương và quan tâm bạn bè xung quanh.
Phương pháp giải:
Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.
Lời giải chi tiết:
Nhờ có Hùng mà Huy đã trở nên hòa đồng và tự tin hơn.
Đáp án A.
Câu 4. Em hãy điền Đ vào câu dùng đúng kết từ và S vào câu dùng sai kết từ:
Cả gia đình Bình về quê ngoại từ trong Tết. |
|
Nếu lũ về thì cả làng em sẽ bị ngập trong nước. |
|
Trời vào thu, thời tiết mát mẻ và dễ chịu hơn hẳn. |
|
Tuy đói kém mất mùa mà nông dân không có lúa gạo. |
|
Phương pháp giải:
Căn cứ vào bài Kết từ.
Lời giải chi tiết:
Cả gia đình Bình về quê ngoại từ trong Tết. |
Đ |
Nếu lũ về thì cả làng em sẽ bị ngập trong nước. |
Đ |
Trời vào thu, thời tiết mát mẻ và dễ chịu hơn hẳn. |
Đ |
Tuy đói kém mất mùa mà nông dân không có lúa gạo. |
S |
Câu 5. Em hãy gạch chân dưới điệp từ, điệp ngữ có trong đoạn văn sau:
Ai cũng đều nhớ thương những cảnh sắc quê hương mình. Có người nhớ thương dòng sông hiền hòa và dịu êm. Có người nhớ thương cánh đồng lúa chín đưa hương vào tận trong ngõ. Có người nhớ thương cây đa, giếng nước, sân đình…
(Theo Uyển Ly)
Phương pháp giải:
Căn cứ vào bài Điệp từ, điệp ngữ.
Lời giải chi tiết:
Ai cũng đều nhớ thương những cảnh sắc quê hương mình. Có người nhớ thương dòng sông hiền hòa và dịu êm. Có người nhớ thương cánh đồng lúa chín đưa hương vào tận trong ngõ. Có người nhớ thương cây đa, giếng nước, sân đình…
Câu 6. Tìm dấu gạch ngang bị dùng sai và viết lại cho đúng:
Ninh là – một cậu bé kiêu ngạo. Chúng tôi – mấy đứa bạn trong lớp – không thích chơi với Ninh. Nhưng bây giờ, cậu ấy – không còn kiêu ngạo nữa rồi. Nên cả lớp đều quý mến Ninh.
(Theo Mai Nhung)
Phương pháp giải:
Căn cứ vào bài Dấu gạch ngang.
Lời giải chi tiết:
Ninh là một cậu bé kiêu ngạo. Chúng tôi – mấy đứa bạn trong lớp – không thích chơi với Ninh. Nhưng bây giờ, cậu ấy không còn kiêu ngạo nữa rồi. Nên cả lớp đều quý mến Ninh.
Câu 7. Chỉ ra điểm khác nhau của từ “miệng” trong hai câu dưới đây:
a. Miệng bạn Hoa luôn cười rất tươi.
Miệng em bị nhiệt.
b. Miệng núi lửa trông thật đáng sợ.
Bên trong miệng hang tối đen như mực.
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung bài Từ đa nghĩa.
Lời giải chi tiết:
Từ miệng ở câu a chỉ bộ phận trên mặt người hay ở phần trước của đầu động vật dùng để ăn, nói, kêu… Còn từ miệng ở câu b chỉ phần trên cùng, ngoài cùng, thông với bên ngoài của vật có chiều sâu.
B. Kiểm tra viết
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp.
Lời giải chi tiết:
Dàn ý:
Mở đoạn: Giới thiệu và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ
Thân đoạn: Nêu những điều em thích ở bài thơ
- Ý thơ
- Nội dung
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em về bài thơ
Kết đoạn: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em với bài thơ
Bài tham khảo 1:
Em rất thích bài thơ “Nói với con” của tác giả Y Phương. Bài thơ nổi bật với ý thơ tha thiết, gợi lên tiếng dặn dò với bao trìu mến, thương yêu của người cha dành cho con, qua đó thể hiện tình cảm gia đình ấm áp. Đặc biệt bài thơ giúp người đọc cảm nhận được tình cảm và mong muốn của người cha dành cho con. Bài học lớn nhất người cha dạy con là phải yêu thương quê hương, yêu lấy cội nguồn và yêu lấy “người đồng mình”. Người cha còn muốn nói với con về những đức tính cao đẹp của “người đồng mình”. Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ. mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Đồng thời, cha nhắn nhủ đến con sống phải có tình nghĩa, thủy chung với quê hương. Em rất xúc động trước những lời cha dạy con – những lời dạy về ý nghĩa tình cảm gia đình, cộng đồng ấm áp. Điều đó đã chạm đến trái tim em một cách sâu sắc.
Bài tham khảo 2:
Bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt là một tác phẩm mang đậm tình cảm bà cháu thiêng liêng, sâu sắc. Bài thơ đã khơi gợi trong em nhiều cảm xúc đặc biệt, để lại ấn tượng khó phai trong tâm trí. Hình ảnh "bếp lửa" xuyên suốt bài thơ như một biểu tượng cho tình yêu thương, sự hy sinh thầm lặng của người bà dành cho cháu. Bếp lửa là nơi bà nhóm lửa mỗi sớm mai, là nơi bà nấu nướng, chăm sóc cho cháu. Bếp lửa còn là nơi bà kể cho cháu nghe những câu chuyện cổ tích, những lời dạy dỗ quý giá. Bếp lửa là ngọn lửa ấm áp, sưởi ấm tâm hồn cháu bé trong những ngày đông giá rét và là ánh sáng hy vọng, soi sáng con đường tương lai của cháu. Bài thơ "Bếp lửa" đã thể hiện thành công tình cảm bà cháu thiêng liêng, sâu sắc. Bài thơ còn là lời ca ngợi vẻ đẹp của quê hương Việt Nam và những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã khơi gợi trong em nhiều cảm xúc đặc biệt, khiến em thêm yêu quý và trân trọng người bà kính yêu của mình.
Bài tham khảo 3:
Bài thơ "Con cò" của Chế Lan Viên là một tác phẩm mang đậm tình cảm mẹ con thiêng liêng, sâu sắc. Bài thơ đã khơi gợi trong em nhiều cảm xúc đặc biệt, để lại ấn tượng khó phai trong tâm trí. Hình ảnh "con cò" xuyên suốt bài thơ như một biểu tượng cho người mẹ tảo tần, chịu thương chịu khó. Cò một mình kiếm ăn, nuôi con, dù vất vả, gian khổ nhưng không bao giờ bỏ bê con. Cò là hình ảnh ẩn dụ cho người mẹ, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con trong suốt cuộc đời. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc nhưng vô cùng tinh tế để miêu tả hình ảnh con cò và tình cảm mẹ con. Bài thơ đã khơi gợi trong em nhiều cảm xúc đặc biệt, khiến em thêm yêu quý và trân trọng người mẹ kính yêu của mình.
- Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 3
- Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 4
- Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 5
- Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 1
- Đề cương ôn tập học kì 1 Tiếng Việt 5 - Kết nối tri thức
>> Xem thêm