Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 5 - Đề số 1


ĐỒNG TIỀN VÀNG Một hôm, vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng: – Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

ĐỒNG TIỀN VÀNG

Một hôm, vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:

– Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.

– Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.

Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự:

– Thật chứ ?

– Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa bé xấu.

Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu đồng tiền vàng.

Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn:

– Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ?

Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé nói tiếp:

– Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.

Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.

(Theo Truyện khuyết danh nước Anh)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Câu chuyện trên có những nhân vật nào?

A. Người kể chuyện (tác giả) và cậu bé bán diêm.               

B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu.

C. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và Rô-be.     

D. Người kể chuyện, tác giả và cậu bé bán diêm.

Câu 2. Cậu bé gặp người đàn ông trong hoàn cảnh nào

A. Cậu bé ăn mặc tồi tàn, rách rưới, và khẩn khoản nhờ mua bao diêm.

B. Cậu bé gầy gò, xanh xao đứng chờ trước nhà.

C. Cậu bé mặc bộ đồ cũ kĩ, mời mọi người mua diêm.

D. Cậu bé ăn mặc tồi tàn, rách rưới ngồi bên vệ đường.

Câu 3. Điều gì ở cậu bé bán diêm khiến nhân vật “tôi” tin và giao cho cậu bé đồng tiền vàng?

A. Cậu khoảng mười ba, mười bốn tuổi

B. Cậu gầy gò, rách rưới, xanh xao

C. Nét mặt cương trực và đầy tự hào

D. Người khách muốn cho tiền cậu bé nghèo

Câu 4. Vì sao khi trở về nhà, người khách lại ngạc nhiên?

A. Thấy Rô-be đang đợi mình để trả lại tiền thừa.

B. Thấy cậu bé đợi mình rất giống cậu bé nợ tiền.

C. Được biết Rô-be sai em đem trả lại tiền thừa.

D. Cả hai lý do B và C.

Câu 5. Vì sao Rô-be không tự mang trả tiền thừa cho khách?

A. Rô-be bị bệnh đang nằm ở nhà.

B. Rô-be bị tai nạn, đang nằm ở bệnh viện.

C. Rô-be bị xe tông gãy chân, đang nằm ở nhà.

D. Rô-be không thể mang trả ông khách được.

Câu 6. Việc Rô-be trả lại tiền thừa cho khách đáng quý ở điểm nào?

Câu 7. Từ “đồng” trong hai câu: “Cái chậu này làm bằng đồng.” và “Đồng tiền vàng rất quý.” quan hệ với nhau như thế nào?

A. Từ đồng nghĩa.

B. Từ trái nghĩa.

C. Từ nhiều nghĩa.

D. Từ đồng âm.

Câu 8. Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.”

A. đơn giản

B. đơn điệu

C. đơn sơ

D. đơn thân

Câu 9. Trong câu ghép “Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm” có mấy vế câu? Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?

A. Một vế câu. Nối với nhau bằng cách ...........................................................................................................................................

B. Hai vế câu. Nối với nhau bằng cách...................................................................................................................................

C. Ba vế câu. Nối với nhau bằng cách...................................................................................................................................

D. Bốn vế câu. Nối với nhau bằng cách...................................................................................................................................

Câu 10. Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “chẳng những … mà…” để nhận xét về việc học tập của một bạn trong lớp em.

B. Kiểm tra viết

Đề bài: Em hãy viết bài văn tả một người lớn tuổi mà em yêu quý.

-------- Hết --------

Lời giải

  HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM

1. B

2. A

3. C

4. D

5. C

7. D

8. A

9. C

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc thầm văn bản sau:

Câu 1. Câu chuyện trên có những nhân vật nào?

A. Người kể chuyện (tác giả) và cậu bé bán diêm.               

B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu.

C. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và Rô-be.     

D. Người kể chuyện, tác giả và cậu bé bán diêm.

Phương pháp giải:

Em đọc câu chuyện xác định những người tham gia câu chuyện trên.

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện trên có 3 nhân vật: người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu.

Đáp án B.

Câu 2. Cậu bé gặp người đàn ông trong hoàn cảnh nào

A. Cậu bé ăn mặc tồi tàn, rách rưới, và khẩn khoản nhờ mua bao diêm.

B. Cậu bé gầy gò, xanh xao đứng chờ trước nhà.

C. Cậu bé mặc bộ đồ cũ kĩ, mời mọi người mua diêm.

D. Cậu bé ăn mặc tồi tàn, rách rưới ngồi bên vệ đường.

Phương pháp giải:

Em đọc câu văn đầu tiên để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Cậu bé gặp người đàn ông khi đang ăn mặc tồi tàn, rách rưới và khẩn khoản nhờ mua bao diêm.

Đáp án A.

Câu 3. Điều gì ở cậu bé bán diêm khiến nhân vật “tôi” tin và giao cho cậu bé đồng tiền vàng?

A. Cậu khoảng mười ba, mười bốn tuổi

B. Cậu gầy gò, rách rưới, xanh xao

C. Nét mặt cương trực và đầy tự hào

D. Người khách muốn cho tiền cậu bé nghèo

Phương pháp giải:

Em tìm chi tiết nhân vật “tôi” tin và giao cho cậu bé đồng tiền vàng để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Nét mặt cương trực và đầy tự hào của cậu bé khiến người đàn ông tin tưởng và giao cho cậu đồng tiền vàng.

 

Đáp án C.

Câu 4. Vì sao khi trở về nhà, người khách lại ngạc nhiên?

A. Thấy Rô-be đang đợi mình để trả lại tiền thừa.

B. Thấy cậu bé đợi mình rất giống cậu bé nợ tiền.

C. Được biết Rô-be sai em đem trả lại tiền thừa.

D. Cả hai lý do B và C.

Phương pháp giải:

Em tìm câu văn khi trở về nhà của nhân vật “tôi” để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Người khách ngạc nhiên vì thấy cậu bé giống cậu bé nợ tiền và biết rằng Rô-be đã sai em mình mang trả lại tiền thừa.

Đáp án D.

Câu 5. Vì sao Rô-be không tự mang trả tiền thừa cho khách?

A. Rô-be bị bệnh đang nằm ở nhà.

B. Rô-be bị tai nạn, đang nằm ở bệnh viện.

C. Rô-be bị xe tông gãy chân, đang nằm ở nhà.

D. Rô-be không thể mang trả ông khách được.

Phương pháp giải:

Em đọc lời nói của người em để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Rô-be không thể mang trả tiền thừa vì bị xe tông gãy chân và đang nằm ở nhà.

Đáp án C.

Câu 6. Việc Rô-be trả lại tiền thừa cho khách đáng quý ở điểm nào?

Phương pháp giải:

Em nêu những phẩm chất, tính cách của Rô – be qua hành động trả lại tiền thừa cho khách.

Lời giải chi tiết:

Việc Rô-be trả lại tiền thừa cho khách cho thấy sự trung thực, lòng tự trọng và lòng tốt của cậu bé, mặc dù hoàn cảnh của cậu rất khó khăn.

Câu 7. Từ “đồng” trong hai câu: “Cái chậu này làm bằng đồng.” và “Đồng tiền vàng rất quý.” quan hệ với nhau như thế nào?

A. Từ đồng nghĩa.

B. Từ trái nghĩa.

C. Từ nhiều nghĩa.

D. Từ đồng âm.

Phương pháp giải:

Em giải nghĩa từ “đồng” trong từng câu rồi so sánh nét nghĩa của hai từ có mối liên quan không.

Lời giải chi tiết:

Trong câu “Cái chậu này làm bằng đồng.” từ “đồng” chỉ vật liệu làm chậu. Còn trong câu sau, “Đồng tiền vàng rất quý.” từ “đồng” chỉ tiền vàng. Vậy đây là từ nhiều nghĩa.

Đáp án D.

Câu 8. Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.”

A. đơn giản

B. đơn điệu

C. đơn sơ

D. đơn thân

Phương pháp giải:

Em giải nghĩa từ in đậm trong câu và tìm từ có nghĩa trái ngược với nghĩa của từ in đậm.

Lời giải chi tiết:

Từ trái nghĩa với "phức tạp" là "đơn giản".

Đáp án A.

Câu 9. Trong câu ghép “Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm” có mấy vế câu? Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?

A. Một vế câu. Nối với nhau bằng cách ...........................................................................................................................................

B. Hai vế câu. Nối với nhau bằng cách...................................................................................................................................

C. Ba vế câu. Nối với nhau bằng cách...................................................................................................................................

D. Bốn vế câu. Nối với nhau bằng cách...................................................................................................................................

Phương pháp giải:

Em xác định các cụm chủ - vị và phương tiện nối giữa các vế câu.

Lời giải chi tiết:

Trong câu ghép  có ba vế câu. Nối với nhau bằng cách dùng quan hệ từ “nhưng” và dấu phẩy.

Đáp án C.

Câu 10. Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “chẳng những … mà…” để nhận xét về việc học tập của một bạn trong lớp em.

Phương pháp giải:

Em xác định nội dung và hình thức của câu ghép cần đặt.

Lời giải chi tiết:

Chẳng những Lan học giỏi mà bạn ấy còn giúp đỡ các bạn trong lớp.

B. Kiểm tra viết

Phương pháp giải:

- Em xác định đối tượng miêu tả và lập dàn ý về đối tượng đó với bố cục 3 phần.

- Dựa trên dàn ý đã lập để viết bài văn hoàn chỉnh.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý :

1. Mở bài: Giới thiệu chung về người lớn tuổi mà em yêu quý là ai? Có quan hệ gì với em?

2. Thân bài:

- Miêu tả ngoại hình của người đó(khuôn mặt, mái tóc, hàm răng, nụ cười, hình dáng...)

- Miêu tả tính cách người đó có gì khiến em yêu quý và học hỏi được từ họ.

- Có thể nêu một vài kỉ niệm nhỏ với người em yêu quý nhất, cảm xúc của em về kỉ niệm ấy, nó có ý nghĩa như thế nào đối với riêng bản thân em.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về người mà mình yêu quý đó, có thể rút ra lời hứa hoặc khẳng định vai trò quan trọng của người đó với mình.

Bài tham khảo 1:

Nhà em và nhà cụ Lan cách nhau một hàng rào hoa râm bụt, cụ chỉ sống một mình nên em thường sang hỏi thăm sức khỏe và trò chuyện cùng với cụ cho cụ vơi đi nỗi cô đơn khi sống một mình.

Cụ Lan tuổi đã cao, sức đã yếu, năm nay cụ đã ngoài 70 tuổi nên khó tránh được những bệnh tuổi già, tuy thường xuyên đau ốm nhưng cụ vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan, vui sống, không u buồn sầu não. Dáng người cụ Lan nhỏ, gầy trông rất mảnh khảnh và ốm yếu, làn da xanh xao nhăn nheo nhìn rõ từng đường mạch máu và gân. Chân tay cụ cũng đã rất yếu, từng bước chân chậm dần đi từng bước từ tốn cho chắc chắn, nhiều những ngày cụ ốm muốn đi đâu phải chống gậy, vịn vào bờ tường, cánh cửa hoặc gọi em sang dìu đi. Cụ hay kể chuyện cho em nghe, cụ vừa kể vừa ngồi chải tóc, mái tóc của cụ dài, mỏng và bạc gần hết. Cụ có thói quen ăn trầu, hình ảnh cụ ngồi trước hiên nhà tỉ mẩn xé từng lá trầu rồi gói và giã trầu trong cối sau đó đưa lên miệng nhai đã rất quen thuộc với em. Chính vì hay ăn trầu nên răng của cụ đen nhánh thế nhưng chưa rụng cái nào, mỗi khi cụ cười em lại mừng vì khi đó cụ đang khỏe và những cơn đau bệnh tật tạm thời vắng mặt.

Em rất thương và kính trọng cụ như một người bà của mình, luôn mong cho cụ được khỏe mạnh và vui sống những năm tháng cuối đời.

Bài tham khảo 2 :

            Gia đình là mái ấm hạnh phúc nhất của mỗi con người. Từ nhỏ, bố mẹ em thường xuyên đi công tác xa nhà nên ông là người gần gũi với em nhất. Ông là người mà em kính yêu nhất. Ông đã luôn yêu thương và chăm sóc cho em trong suốt quãng thời ấu thơ.

            Ông em năm nay đã tròn tám mươi tuổi nhưng ông vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Ông có dáng người gầy gầy. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả mà ông đã đi qua trong cuộc đời mình. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim, vậy mà ông em trông vẫn đẹp lão lắm. Mái tóc ông đã bạc phơ theo màu của thời gian. Tuy tóc đã bạc nhưng mái đầu ấy luôn được ông cắt tỉa gọn gàng và chải ngược ra sau để lộ vầng trán cao cao, hằn in những dấu vết của tuổi già. Mỗi khi ông mặc chiếc áo bà ba màu xám, cùng với khuôn mặt hiền từ trông ông như ông bụt nhân đức bước ra từ những trang truyện cổ tích. Đôi mắt ông vẫn sáng trong như vì sao trên bầu trời, nhìn rõ được mọi vật xung quanh. Mỗi khi ông mỉm cười, đôi mắt ông dịu hiền khó tả, hàm răng bị mai một vì tuổi già cũng lộ ra. Hàm răng mất đi mấy chiếc nên cái miệng ông hơi móm mém khi nói, khi cười. Tôi rất thích đôi bàn tay của ông. Đôi bàn tay của ông tuy đã yếu, những đường gân tay nổi hẳn lên nhưng hằng ngày ông vẫn làm những việc nhỏ trong gia đình như chăm sóc cây cối, cho chim ăn.

            Ông thường mặc trang phục rất giản dị. Ở nhà ông chỉ mặc áo sơ mi, áo phông cùng chiếc quần dài ống rộng, khi đi ra ngoài hay đến những dịp lễ quan trọng, ông lại khoác lên mình khi thì bộ quần áo ka-ki đậm màu, khi thì bộ com-lê trung tuổi khiến cho ông trở nên đầy uy thế. Ông em rất thích đọc sách, ngày ngày, ông đều đeo chiếc kính lão nhỏ, ngồi trước ban công đọc những cuốn sách về mọi lĩnh vực, vậy nên ông có một kho kiến thức sâu rộng. Bố mẹ em thường xuyên đi công tác xa nhà, chính ông là người hàng ngày đưa đón em đi học, dạy em học bài. Ông thường kể cho em nghe những câu chuyện về ngày xưa, về chiến tranh, về cuộc sống con người, những tập tục truyền thống. Giọng nói của ông rất ấm áp và hiền từ, mỗi lần nghe ông kể, em đều bị cuốn hút như chính mình đang là một nhân vật trong mỗi câu chuyện của ông vậy. Nhờ có những câu chuyện của ông mà em khôn lớn nên người. Ông em là một người tuyệt vời nhưng sương gió cuộc đời đã khiến ông dần dần yếu đi. Những cơn ho hàng đêm không ngừng làm dang dở giấc ngủ của ông. Nhìn ông như thế, em cảm thấy lòng mình thật xót xa.

            Ông là người ông đáng kính nhất của em, em mong ông luôn khỏe mạnh sống thật lâu. Giờ đây, khi em có thể tự chăm sóc cho bản thân, nhưng em vẫn luôn khao khát được ông nâng niu, âu yếm trong lòng. Cả cuộc đời ông đã hi sinh hết mình vì con vì cháu. Thương ông, em hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để đền đáp tình yêu thương vô bờ bến mà ông dành cho em.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí