30 bài tập Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mức độ khó

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Đâu là thế mạnh tương đồng trong sản xuất nông nghiệp giữa đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ?

  • A  Trồng cây công nghiệp hằng năm.     
  • B Phát triển cây hoa màu.
  • C Khai thác thủy sản.         
  • D  Trồng cây ăn quả nhiệt đới.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Thế mạnh tương đồng trong sản xuất nông nghiệp giữa đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ là Khai thác thủy sản vì cả 2 vùng này đều tiếp giáp với vùng biển rộng lớn

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Biện pháp nào không hợp lí khi sử dụng và cải tạo thiên nhiên của đồng bằng sông Cửu Long?

  • A Khai thác tối đa các nguồn lợi trong mùa lũ.
  • B Bón phân hữu cơ để nâng cao độ phì cho đất.
  • C Chia ô nhỏ trong đồng ruộng để thau chua, rửa mặn
  • D Tìm các giống lúa chịu được đất phèn, mặn.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Biện pháp không hợp lí khi sử dụng và cải tạo thiên nhiên của đồng bằng sông Cửu Long là Khai thác tối đa các nguồn lợi trong mùa lũ vì cần khai thác hợp lí hơn là khai thác tối đa các nguồn lợi trong mùa lũ vì khai thác tối đa có thể gây cạn kiệt các nguồn tài nguyên

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là

  • A giảm nhiệt độ trung bình.   
  • B nguồn nước ngầm hạ thấp.
  • C  tăng tình trạng xâm nhập mặn.     
  • D mùa khô không còn rõ rệt.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là gia tăng tình trạng xâm nhập mặn do nước biển dâng trong khi mùa khô kéo dài và sâu sắc hơn

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Rừng tràm của Đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều ở:

  • A Cà Mau, Bạc Liêu.   
  • B Kiên Giang, Đồng Tháp.
  • C Cà Mau, Đồng Tháp.    
  • D  Kiên Giang, Bạc Liêu.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Rừng tràm của Đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều ở Kiên Giang, Đồng Tháp (sgk Địa lí 12 trang 187)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Do đặc điểm nào mà dân cư đồng bằng sông Cửu Long chủ động “Sống chung với lũ”

  • A Chế độ nước lên xuống thất thường.     
  • B Lũ lên chậm và rút chậm.
  • C Cuộc sống ở đây gắn liền với cây lúa nước   
  • D Địa hình thấp so với mực nước biển.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Dân cư đồng bằng sông Cửu Long chủ động “Sống chung với lũ” do Lũ lên chậm và rút chậm, người dân có thể tranh thủ mùa lũ để khai thác các nguồn lợi từ sông ngòi (nguồn hải sản, nước thau chua rửa mặn đất đai, ...)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Biện pháp quan trọng nhất để khai thác tốt hơn tiềm năng tự nhiên cho sản xuất lương thực vùng đồng bằng sông Cửu Long?

  • A giải quyết tốt vấn đề thủy lợi.       
  • B chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.
  • C phát triển công nghiệp chế biến.               
  • D  tăng cường việc bảo vệ rừng tràm và rừng ngập mặn.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Biện pháp quan trọng nhất để khai thác tốt hơn tiềm năng tự nhiên cho sản xuất lương thực vùng đồng bằng sông Cửu Long là giải quyết tốt vấn đề thủy lợi. Vì nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở ĐBSCL; mùa khô kéo dài không chỉ thiếu nước sinh hoạt và sản xuất mà còn làm tăng cường bốc phèn, bốc mặn

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Phát biểu nào sau đây không đúng với tài nguyên đất của Đồng Bằng Sông Cửu Long?

  • A Đất bị xâm thực, xói mòn và bạc màu chiếm diện tích rộng.
  • B Đất phèn và đất mặn có diện tích lớn hơn đất phù sa ngọt.
  • C Đất phù sa ngọt phân bố thành dải dọc sông Tiền và sông Hậu.
  • D Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước.

     

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Phát biểu không đúng với tài nguyên đất ở Đồng bằng sông Cửu Long là “ Đất bị xâm thực, xói mòn và bạc màu chiếm diện tích rộng” vì xâm thực và xói mòn thường xảy ra ở vùng đồi núi hơn

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Thế mạnh tự nhiên hàng đầu đối với phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long là

  • A tài nguyên đất đa dạng, khá màu mỡ.            
  • B khí hậu cận xích đạo, ít thiên tai.
  • C mạng lưới sông ngòi chằng chịt.         
  • D  tài nguyên biển phong phú, giàu có.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Thế mạnh tự nhiên hàng đầu đối với phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long là tài nguyên đất đa dạng, khá màu mỡ. Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu ở ĐBSCL. Mỗi loại đất có hình thức canh tác phù hợp riêng, đất ở ĐBSCL màu mỡ, ưu thế hơn Đồng bằng sông Hồng trong sản xuất nông nghiệp.

=> Chọn đáp án A     

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Vai trò chủ yếu của rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A cung cấp nguồn lâm sản có nhiều giá trị kinh tế.
  • B đảm bảo cân bằng sinh thái, phòng chống thiên tai.
  • C giúp phát triển mô hình kinh tế nông, lâm kết hợp.
  • D tạo thêm diện tích, môi trường nuôi trồng thủy sản.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo cân bằng sinh thái (sgk Địa lí 12 trang 188); ngoài ra rừng ở ĐBSCL (chủ yếu là rừng ngập mặn) có tác dụng ngăn chặn xâm nhập mặn, giảm tác động của sóng, bảo vệ đê điều, giữ đất, tránh sói lở đất đai, giữ nước ngầm, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu

=> Chọ đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Thuận lợi chủ yếu từ vị trí địa lí của Đồng bằng sông Cửu Long có thể khai thác cho phát triển kinh tế là

  • A giáp Campuchia với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng
  • B nằm tận cùng phía nam đất nước, dễ dàng giao lưu với các vùng khác
  • C giáp Đông Nam Bộ, là vùng cung cấp nguyên liệu cho Đồng bằng sông Cửu Long
  • D ba mặt giáp biển, vùng biển giàu tiềm năng khoáng sản, thuỷ sản

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Cửu Long có 3 mặt giáp biển( Đông, Nam và Tây Nam) với vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng về thủy sản, khoáng sản rất thuận lợi cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế.

Chọn đáp án D

Chú ý: A không đúng vì chỉ là yếu tố thuận lợi cho giao lưu, ngoại thương

B không đúng do ĐBSCL nằm tận cùng đất nước thì khó giao lưu với các địa phương vùng khác hơn do khoảng cách địa lí xa

C không đúng do phát biểu ngược, ĐBSCL mới là vùng cung cấp nguyên liệu nhất là lương thực - thực phẩm, tài nguyên... cho công nghiệp chế biến ở ĐNB

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Phát biểu nào sau đây không đúng với tài nguyên đất của Đồng bằng sông Cửu Long

 

 

  • A Đất bị xâm thực, xói mòn và bạc màu chiếm diện tích rộng
  • B Đất phèn và đất mặn có diện tích lớn hơn đất phù sa ngọt
  • C Đất phù sa ngọt phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu     
  • D Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước         

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Xâm thực, xói mòn là quá trình diễn ra chủ yếu ở vùng đồi núi mà Đồng bằng sông Cửu Long địa hình đồng bằng chiếm ưu thế tuyệt đối

=> Đất bị  Xâm thực, xói mòn và bạc màu chiếm diện tích rộng không phải đặc điểm của tài nguyên đất ĐBSCL

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Trong việc sử dụng rừng ngập mặn phía Tây Nam của đông bằng sông Cửu Long không nên

  • A  tiếp tục trồng rừng và mở rộng diện tích rừng.
  • B cải tạo một phần thích hợp thành bãi nuôi tôm.
  • C trồng rừng sú vẹt, kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái.
  • D cải tạo để trồng lúa và nuôi thủy sản nước ngọt.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Trong việc sử dụng rừng ngập mặn phía Tây Nam của đông bằng sông Cửu Long không nên cải tạo để trồng lúa và nuôi thủy sản nước ngọt. Vì như vậy sẽ làm mất diện tích rừng ngập mặn đáng kể, gây suy giảm đa dạng sinh học, tăng cường xâm nhập mặn, thậm chí là sạt lở bờ biển

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Khó khăn lớn nhất mà biển mang đến cho Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên
  • B hiện tượng xâm nhập mặn
  • C nhiều thiên tai, bão, sóng thần
  • D tranh chấp lãnh thổ trên biển

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp, mùa khô lại kéo dài nên hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng hơn, làm tăng độ chua và độ mặn trong đất; làm nhiễm mặn nguồn nước => thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất

=> xâm nhập mặn là khó khăn lớn nhất mà biển mang đến cho Đồng bằng sông Cửu Long

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Tỉnh nào có diện tích lúa nhiều nhất vùng?

  • A Vĩnh Long.  
  • B  Cần Thơ. 
  • C Kiên Giang.   
  • D Đồng Tháp

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, bản đồ Lúa ( năm 2007) , Kiên Giang là tỉnh có cột diện tích lúa cao nhất (cột màu xanh) => Kiên Giang là tỉnh có diện tích lúa nhiều nhất ở vùng cũng như cả nước

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A Cà Mau.     
  • B Đồng Tháp.      
  • C Bến Tre.     
  • D An Giang

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, tình có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long là An Giang, sản lượng nuôi trồng đạt 263914 tấn

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015- 2020 đã xác định các cây trông chủ lực là

  • A úa, hoa kiểng, cây ăn quả.
  • B lúa, hoa kiểng, cây công nghiệp ngắn ngày.
  • C lúa, hoa kiểng, cây quýt hồng. 
  • D lúa, hoa kiểng, xoài.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Liên hệ kiến thức địa lí địa phương (tìm hiểu internet)

Lời giải chi tiết:

Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015- 2020 đã xác định các cây trông chủ lực là lúa, hoa kiểng, xoài (xoài Cao Lãnh).

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Diện tích lúa trung bình của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là bao nhiêu % so với diện tích trồng cây lương thực?

  • A Dưới 60%                      
  • B Từ 70-80%     
  • C Từ 80-90% 
  • D  Trên 90%

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, bản đồ Lúa ( năm 2007), các tỉnh ĐBSCL đều có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực đạt trên 90% (màu đậm nhất)

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt ở Đồng bằng sông Cửu Long gây khó khăn cho:

  • A Giao thông đường thủy           
  • B Giao thông đường bộ
  • C Sản xuất nông nghiệp
  • D Sinh hoạt của người dân

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Sông ngòi kênh rạch chằng chị đã giúp Đồng bằng sông Cửu Long phát triển ngành giao thông vận tải đường sông, hình thành nền văn hóa sông nước cũng như cung cấp nước tưới cho các vùng sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên đây lại là hạn chế cho giao thông đường bộ do chi phí xây dựng cầu đường tăng cao

=> chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Phương hướng chủ yếu hiện nay để giải quyết vấn đề lũ ở đồng bằng sông Cửu Long đó là:

  • A Tránh lũ    
  • B Sống chung với lũ              
  • C Xây hệ thống đê bao     
  • D Trồng rừng chống lũ

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Cửu Long không đắp đê do nước lũ mang lại nhiều lợi ích cho người dân nơi đây nên phương châm của vùng này đó là sống chung với lũ, khai thác những lợi ích do lũ mang lại hàng năm.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Địa hình thấp và bằng phẳng của đồng bằng sông Cửu Long gây trở ngại nào cho sản xuất nông nghiệp vào vụ hè thu?

  • A Nước mặn xâm nhập trên diện rộng
  • B  Tăng độ chua, mặn của đất
  • C Vận chuyển nông sản bằng đường thủy
  • D Lũ ngập sâu và kéo dài

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

- Vụ hè thu bắt đầu gieo mạ vào khoảng đầu tháng 4 và thu hoạch vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8, trong khi mùa lũ chính thức của ĐBSCL từ tháng 8 - 11 (lũ lớn nhất vào tháng 9 - 10)

=> Như vậy vụ hè thu thường thu hoạch trước hoặc đầu mùa lũ -> đáp án lũ gây ngập sâu và kéo dài cho vụ hè thu là không chính xác => loại D 

- Đồng bằng Sông Cửu Long có địa hình thấp, bằng phẳng, không có đê bao nên nước triều lấn mạnh gây xâm nhập mặn. Hơn nữa, vào tháng 4 (thời kì gieo cấy vụ hè thu) đang là cuối mùa khô nên mực nước sông từ thượng nguồn sông Mê Công đổ về ít khiến nước biển dễ lấn sâu vào đất liền, xâm nhập mặn càng nghiêm trọng + kết hợp tình trạng thiếu nước vào cuối mùa khô ảnh hưởng đến việc gieo cấy mạ vào đầu vụ hè thu.

=> Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do

  • A địa hình bằng phẳng với ba một giáp biển.
  • B chưa xây đựng hệ thống đê sông, để biển.
  • C mùa khô ở đây đến sớm và kết thúc muộn.
  • D địa hình thấp với nhiều ô trũng rộng lớn.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đất phèn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn nhất,  phân bố chủ yếu ở vùng Tứ Giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười và trung tâm bán đảo Cà Mau.

Nguyên nhân chủ yếu do địa hình thấp với nhiều ô trũng ngập nước, trong điều kiện yếm khí, kết hợp các chất hữu cơ đã phân hủy và sự tham gia của vi sinh vật sẽ tạo thành pyrit (FeS và FeS2) có chứa lưu huỳnh. Đây là thành phần hóa học tạo nên độ phèn trong đất.

Chọn: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Hạn chế lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A bão, lũ lụt thường xuyên xảy ra.
  • B diện tích rừng bị giảm sút mạnh trong những năm gần đây.
  • C thiếu nước ngọt vào mùa khô, hiện tượng xâm nhập mặn.
  • D đất nghèo nguyên tố vi lượng, đất bạc màu chiếm diện tích lớn.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Hạn chế lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSCL là mùa khô kéo dài (3 – 4 tháng) , gây tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô. Hơn nữa vào mùa khô, hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra càng mạnh mẽ khiến vấn đề giải quyết nước ngọt để thau chua rửa mặn trở nên nghiêm trọng hơn. (SGK/187 Địa lí 12)

=> Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Trước tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng vào mùa khô thì cơ cấu nông nghiệp hợp lý nhất của bán đảo Cà Mau là

  • A tập trung làm thuỷ lợi để đủ nước sản xuất.
  • B cân đối giữa trồng lúa và môi trồng thủy sản.
  • C chia ruộng thành các ô nhỏ để đủ nước tưới.
  • D chuyển hoàn toàn sang nuôi trồng thủy sản.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Trước tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng vào mùa khô thì cơ cấu nông nghiệp hợp lí nhất của bán đảo Cà Mau là cân đối giữa trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Biện pháp này vừa góp phần khắc phục được mặt hạn chế về nguồn nước tưới cho cây trồng, vừa phát huy thế mạnh về diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ ở vùng cửa sông, ven biển và các cánh rừng ngập mặn.

=> Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Để khắc phục tình trạng đất nhiễm mặn, phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long, trong nông nghiệp cần có giải pháp

  • A đắp đê để hạn chế tình trạng ngập nước vào mùa lũ.
  • B mở rộng diện tích trồng trọt, chuyển đổi cơ cấu.
  • C chọn các vùng đất không bị nhiễm phèn, mặn để đưa vào sản xuất.
  • D phát triển thuỷ lợi kết hợp với việc lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Để khắc phục tình trạng đất nhiễm mặn, nhiễm phèn ở đồng bằng sông Cửu Long, trong nông nghiệp cần có giải pháp phát triển thủy lợi để dẫn nước ngọt vào đổng ruộng, tiến hành thau chua rửa mặn; đồng thời kết hợp việc lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp.

Chọn: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Biện pháp quan trọng nhất để khai thác tốt hơn tiềm năng tự nhiên cho sản xuất lương thực Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A giải quyết tốt vấn đề thủy lợi.
  • B tăng cường bảo vệ rừng ngập mặn.
  • C chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.
  • D phát triển công nghiệp chế biến.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Biện pháp quan trọng nhất để khai thác tốt hơn tiềm năng tự nhiên cho sản xuất lương thực Đồng bằng sông Cửu Long là giải quyết tốt vấn đề thủy lợi vì vùng Đồng bằng sông Cửu Long có mùa khô sâu sắc, diện tích đất mặn và đất phèn lớn.

=> Phát triển thủy lợi giúp đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, thau chua rửa mặn, cải tạo và mở rộng diện tích đất sản xuất (SGK/188, địa lí 12 cơ bản).

=> Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Điều kiện nào sau đây là quan trọng nhất để Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vựa lúa lớn nhất cả nước?

  • A Khí hậu cận xích đạo, mạng lưới kênh rạch dày đặc
  • B Diện tích đất phù sa rộng lớn, chất lượng giống tốt.
  • C Diện tích đất phù sa rộng lớn, khí hậu cận xích đạo.
  • D Khí hậu cận xích đạo, nhiều giống lúa chất lượng tốt.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích đất phù sa ngọt rộng lớn, màu mỡ giàu dinh dưỡng (đất phù sa chiếm 30% đất đồng bằng – 1,2 triệu ha). Đồng thời có khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt cao, tương đối ổn định nên đó là điều kiện quan trọng nhất để Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vựa lúa lớn nhất cả nước

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Giải pháp chủ yếu phát huy thế mạnh tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A đẩy mạnh trồng cây hoa màu và trồng rừng ngập mặn.
  • B chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cải tạo đất và bảo vệ rừng.
  • C phát triển công nghiệp chế biến và thúc đẩy xuất khẩu.
  • D khai hoang, trồng cây ăn quả và phát triển kinh tế biển.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Giải pháp chủ yếu phát huy thế mạnh tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long là chuyển đổi cơ cấu kinh tế (do tỉ trọng nông nghiệp còn cao), cải tạo đất (do đất nhiễm phèn, nhiễm mặn cao) và bảo vệ rừng (diện tích rừng ngập mặn lớn và có vai trò quan trọng).

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Đối với vùng biển ở Đồng bằng sông Cửu Long, phương hướng chính trong khai thác kinh tế là

  • A ưu tiên đầu tư, thăm dò khai thác dầu khí.
  • B kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thế kinh tế liên hoàn.
  • C đẩy mạnh phát triển khai thác thủy sản.
  • D tập trung phát triển giao thông vận tải và du lịch biển.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Vùng biển ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm ven biển, mặt biển, đảo và quần đảo nên hướng khai thác chính là kết hợp để phát triển theo hướng liên hoàn => khai thác tối đa tiềm năng của vùng.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn nặng trong mùa khô do

  • A có nhiều vùng trũng rộng lớn, ba mặt giáp biển, địa hình đa dạng.
  • B có nhiều cửa sông, ba mặt giáp biển, có nhiều vùng trũng rộng lớn.
  • C ba mặt giáp biển, địa hình thấp, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
  • D sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, ba mặt giáp  biển, nhiều cửa sông.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn trong mùa khô do có ba mặt giáp biển, địa hình thấp, sông ngòi kênh rạch chằng chịt làm cho nước biển đi sâu vào đất liền.

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu, làm cho đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất mặn nhiều nhất cả nước và đang tiếp tục tăng?

  • A Lượng mưa ít, sông ngòi ít nước và không có đê.
  • B Diện tích đồng bằng lớn, có nhiều ô trũng rộng. 
  • C Nhiều cửa sông tạo thuận lợi cho xâm nhập mặn.
  • D Địa hình thấp, ba mặt giáp biển, nước biển dâng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 7, trang  33 và bài 41 trang 187, sgk Địa lí 12 và liên hệ thực tiễn

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp, giáp biển => xâm nhập mặn nhiều nên diện tích đất mặn lớn.

Hiện nay trái đất nóng lên, băng hai cực tan, nước biển dâng => xâm nhập mặn tăng

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.