30 bài tập Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ mức độ dễ
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
- A Hà Tĩnh.
- B Thanh Hóa.
- C Quảng Ngãi.
- D Quảng Trị
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Dựa vào Atlat trang 4-5 và trang 27, tỉnh Quảng Ngãi không thuộc Bắc Trung Bộ mà thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 2 :
Vai trò quan trọng nhất của lâm trường ở Bắc Trung Bộ là
- A trồng rừng phòng hộ ven biển.
- B khai thác đi đôi với tu bổ rừng.
- C trồng rừng làm nguyên liệu giấy.
- D chế biến gỗ và lâm sản khác.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Vai trò quan trọng nhất của các lâm trường ở Bắc Trung Bộ là hoạt động chăm lo cho việc khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng (sgk trang 157)
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 3 :
Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ là:
- A Dãy núi Hoành Sơn.
- B Dãy núi Bạch Mã.
- C Dãy núi Trường Sơn Bắc.
- D Dãy núi Trường Sơn Nam.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 27,28 dễ nhận thấy Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ là Dãy núi Bạch Mã.
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 4 :
Tỉnh nào sau đây ở Bắc Trung Bộ có thế mạnh về quặng sắt để phát triển công nghiệp luyện kim đen?
- A Quảng Trị.
- B Nghệ An.
- C Quảng Bình.
- D Hà Tĩnh.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Tỉnh có thế mạnh về quặng sắt để phát triển luyện kim đen ở Bắc Trung Bộ là Hà Tĩnh (mỏ sắt Thạch Khê) ( Atlat trang 8)
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 5 :
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ
- A Chu Lai
- B Vũng Áng
- C Hòn La
- D Nghi Sơn
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Khu kinh tế ven biển Chu Lai thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ
=> Chọn đáp án A
Câu hỏi 6 :
Vùng đồi núi Bắc Trung Bộ có thế mạnh về
- A chăn nuôi trang trại với quy mô lớn
- B phát triển chuyên canh quy mô lớn
- C chăn nuôi đại gia súc
- D phát triển sản xuất lương thực
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Vùng đối trước núi ở Bức Trung Bộ có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc (sgk trang 157) do có điều kiện chăn thả và nguồn thức ăn từ các đồng cỏ
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 7 :
Di sản văn hóa thế giới ở Bắc Trung Bộ là
- A Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An
- B Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế
- C Di tích cố đô Huế, Phong Nha - Kẻ Bàng
- D Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 25 – Du lịch và sgk tran 155, Di sản văn hóa thế giới ở Bắc Trung Bộ là Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 8 :
Đâu không phải là ý nghĩa của vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng Bắc Trung Bộ?
- A Góp phần tạo ra cơ cấu ngành.
- B Phát huy các thế mạnh sẵn có cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- C Tác động đến sự phân bố sản xuất theo hướng Đông – Tây.
- D Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng Bắc Trung Bộ không bao gồm Tác động đến sự phân bố sản xuất theo hướng Đông – Tây (sgk Địa lí 12 trang 156 có nhắc đến 3 ý nghĩa còn lại trong việc hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư)
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 9 :
Tỉnh/ thành phố nào sau đây nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
- A Nghệ An.
- B Thừa Thiên Huế.
- C Thanh Hóa.
- D Hà Tĩnh
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Dựa vào Atlat trang 30 – Các vùng kinh tế trọng điểm sẽ dễ dàng thấy ngay Thừa Thiên Huế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 10 :
Điều kiện nào sau đây không đúng với vùng Bắc Trung Bộ trong phát triển công nghiệp?
- A Cửa ngõ thông ra biển để mở rộng giao lưu với các nước.
- B Giáp với đồng bằng sông Hồng, có nguồn lao động và thị trường.
- C Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
- D Có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt phục vụ cho công nghiệp.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Điều kiện không đúng với vùng Bắc Trung Bộ trong phát triển công nghiệp là “Có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt phục vụ cho công nghiệp”. Vì Bắc Trung Bộ có những hạn chế về điều kiện kĩ thuật, vốn nên cơ cấu công nghiệp của vùng chưa thật định hình (sgk Địa lí 12 trang 159)
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 11 :
Đất ở các đồng bằng Bắc Trung Bộ thuận lợi cho phát triển:
- A Cây lúa nước.
- B Cây công nghiệp lâu năm
- C Cây công nghiệp hàng năm.
- D Các cây rau đậu
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Theo sgk trang 157, Ở Bắc Trung Bộ, phần lớn diện tích đồng bằng là đất cát pha, thích hợp cho phát triển các cây công nghiệp hằng năm
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 12 :
Phát biểu nào sau đây đúng với thế mạnh vùng đồi trước núi ở Bắc Trung Bộ?
- A Trồng lúa thâm canh.
- B Trồng cây lương thực
- C Chăn nuôi đại gia súc
- D Trồng cây hằng năm.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Thế mạnh vùng đồi trước núi ở Bắc Trung Bộ là Chăn nuôi đại gia súc (sgk Địa lí 12 trang 157)
=> Chọn đáp án C
Câu hỏi 13 :
Tuyến đường Hồ Chí Minh tại vùng Bắc Trung Bộ không có ý nghĩa nào sau đây?
- A Phân bố lại dân cư.
- B Phát triển kinh tế phía Tây.
- C Hình thành mạng lưới đô thị mới.
- D Hình thành khu kinh tế cảng biển.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Tuyến đường Hồ Chí Minh tại vùng Bắc Trung Bộ không có ý nghĩa Hình thành khu kinh tế cảng biển. Vì đường Hồ Chí Minh nằm ở phía Tây, không chạy qua vùng sát ven biển nên không có ý nghĩa Hình thành khu kinh tế cảng biển
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 14 :
Vùng Bắc Trung Bộ gồm bao nhiêu tỉnh?
- A 8 tỉnh.
- B 5 tỉnh.
- C 7 tỉnh.
- D 6 tỉnh.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
=> Chọn D
Câu hỏi 15 :
Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ trong phát triển nghề cá là do
- A tất cả các tỉnh đều giáp biển.
- B có các ngư trường rộng lớn.
- C bờ biển có nhiều vũng, vịnh.
- D có các dòng biển chảy ven bờ.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ trong phát triển nghề cá là do Duyên hải Nam Trung Bộ có các ngư trường rộng lớn (ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa - Vũng Tàu)
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 16 :
Vùng đồi trước núi của Bắc Trung Bộ có thế mạnh về
- A trồng cây công nghiệp lâu năm và hằng năm.
- B chăn nuôi trâu bò, trồng cây lương thực
- C trồng rừng bảo vệ môi trường sinh thái.
- D chăn nuôi trâu bò, trồng cây công nghiệp lâu năm.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Vùng đồi trước núi của Bắc Trung Bộ có thế mạnh về chăn nuôi trâu bò và trồng cây công nghiệp lâu năm.
=> Chọn D
Câu hỏi 17 :
Sự hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ góp phần tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian là do:
- A nhằm phát huy thế mạnh về lâm nghiệp của mỗi tỉnh.
- B nhằm khai thác có hiệu qủa thế mạnh về lâm nghiệp của mỗi tỉnh.
- C tỉnh nào cũng có nhiều thế mạnh để phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- D Mỗi tỉnh đi từ đông sang tây đều có biển, đồng bằng, gò đồi và núi.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Sự hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ góp phần tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian là do Mỗi tỉnh đi từ đông sang tây đều có biển, đồng bằng, gò đồi và núi. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp giúp phát huy các tiềm năng về tự nhiên của tất cả các bộ phận lãnh thổ trong vùng
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 18 :
Tình trọng điểm nghề cá ở vùng Bắc Trung Bộ hiện nay là
- A Quảng Bình.
- B Nghệ An.
- C Thanh Hóa.
- D Hà Tĩnh.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Nghệ An là tỉnh trọng điểm nghề cá của vùng Bắc Trung Bộ. (SGK Địa lí 12, Cơ bản, trang 157).
Chọn B.
Câu hỏi 19 :
Việc hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Bắc Trung Bộ chủ yếu dựa vào
- A Tài nguyên khí hậu.
- B thị trường tiêu thụ.
- C công nghiệp chế biến.
- D tài nguyên đất.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Việc hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Bắc Trung Bộ chủ yếu dựa vào tài nguyên đất và địa hình, BTB có đất feralit, đất badan tuy diện tích không lớn nhưng khá màu mỡ, thuận lợi hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (sgk Địa lí 12 trang 157)
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 20 :
Loại cây công nghiệp hàng năm không được phát triển mạnh ở Bắc Trung Bộ là
- A mía.
- B thuốc lá.
- C lạc.
- D đậu tương.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Dải đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ phần lớn là đất cát pha, thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp hằng năm như mía, lạc, thuốc lá (SGK/157 Địa lí 12). Đậu tương không phải là thế mạnh trong cơ cấu cây công nghiệp hằng năm của Bắc Trung Bộ.
=> Chọn D
Câu hỏi 21 :
Ở Bắc Trung Bộ, cây cà phê được trồng nhiều nhất ở các tỉnh nào sau đây?
- A Thanh Hóa, Nghệ An.
- B Nghệ An, Hà Tĩnh.
- C Quảng Bình, Quảng Trị.
- D Nghệ An, Quảng Trị.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ở Bắc Trung Bộ, cây cà phê được trồng nhiều nhất ở các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị (sgk Địa lí 12 trang 157)
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 22 :
Mục đích chủ yếu của việc hình thành các lâm trường ở Bắc Trung Bộ là:
- A khai thác, tu bổ và bảo vệ rừng.
- B hạn chế lũ, bảo vệ nguồn gen quý.
- C tạo thêm việc làm, tăng thu nhập.
- D chế biến gỗ, lâm sản xuất khẩu.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Mục đích chủ yếu của việc hình thành các lâm trường ở Bắc Trung Bộ là để chăm lo việc khai thác, tu bổ và bảo vệ rừng. (Tham khảo SGK 12, CB, trang 157).
Chọn: A.
Câu hỏi 23 :
Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của đường Hồ Chí Minh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ?
- A Phân bố lại dân cư.
- B Mở rộng giao lưu với các nước láng giềng.
- C Thúc đẩy phát triển kinh tế của các huyện phía tây.
- D Hình thành mạng lưới đô thị mới.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đường Hồ Chí Minh hoàn thành sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các huyện phía Tây, phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới (sgk Địa lí 12 trang 159)
=> Phát biểu không đúng với ý nghĩa của đường Hồ Chí Minh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ là Mở rộng giao lưu với các nước láng giềng. Vì đường Hồ Chí Minh là đường Bắc – Nam, không đi qua các cửa khẩu.
=> Chọn đáp án B
Câu hỏi 24 :
Các cảng nước sâu đang được đầu tư xây dựng, hoàn thiện ở Bắc Trung Bộ là :
- A Vũng Áng, Dung Quất, Chân Mây
- B Chân Mây, Nghi Sơn, Vũng Áng.
- C Dung Quất, Nghi Sơn, Chân Mây.
- D Nghi Sơn, Vũng Áng, Dung Quất.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Các cảng nước sâu đang được đầu tư xây dựng, hoàn thiện ở Bắc Trung Bộ là Nghi Sơn, Vũng Áng (Hà Tĩnh) và Chân Mây (Huế).
Dung Quất (Quảng Ngãi) là cảng nước sâu thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ => loại A, C, D
Chọn B.
Câu hỏi 25 :
Đàn trâu được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ là do
- A điều kiện sinh thái thích hợp.
- B nhu cầu của thị trường lớn.
- C truyền thống chăn nuôi.
- D nguồn thức ăn được đảm bảo.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đàn trâu được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ là do điều kiện sinh thái phù hợp với trâu và 2 vùng này có cơ sở thức ăn đảm bảo cho trâu là các đồng cỏ tự nhiên. Nhìn chung, hầu hết vật nuôi phải được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái của chúng trong đó đã bao gồm cả nhân tố hữu sinh là nguồn thức ăn tự nhiên
=> Chọn đáp án A
Câu hỏi 26 :
Thiên tai không gây hậu quả nghiêm trọng ở Bắc Trung Bộ là:
- A Bão
- B Gió Tây khô nóng
- C Lũ lụt
- D Hạn hán
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 35, kết hợp kiến thức bài 15 SGK 12
Lời giải chi tiết:
Vị trí Bắc Trung Bộ => thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, gió Tây Khô nóng, Lũ lụt, hạn hán. Trong đó Bão, gió Tây khô nóng, Bão gây hậu quả nghiệm trọng về tự nhiên,cơ sở vật chất, sản xuất, kinh tế. Còn Hạn hạn gây ra hậu quả nhưng chủ yếu về mặt sản xuất
Chọn D
Câu hỏi 27 :
Ý nghĩa nào sau đây không phải của việc phát triển lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ?
- A Điều hòa chế độ nước các sông.
- B Bảo vệ tài nguyên đất.
- C Khai thác thế mạnh của tài nguyên rừng.
- D Tạo môi trường cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa không phải của việc phát triển lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ là Tạo môi trường cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Vì rừng ngập mặn ở Bắc Trung Bộ chủ yếu có chức năng chắn sóng, chắn bão; thủy sản nước lợ được nuôi ở các đầm phá là chính (xem thêm tác dụng của rừng ở Bắc Trung Bộ ở sgk Địa lí 12 trang 157)
=> Chọn đáp án D
Câu hỏi 28 :
Tài nguyên khoáng sản có giá trị của vùng Bắc Trung Bộ là:
- A Chì, kẽm, niken, bôxít, titan, đá vôi, sét, đá quý.
- B Vàng, niken, đồng, dầu khí, titan, mangan, đá vôi.
- C Than, sắt, thiếc, chì, kẽm, đồng, apatit, đá vôi, sét.
- D Crôm, thiếc, sắt, đá vôi, sét, đá quý.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 35 SGK địa 12 và kĩ năng khai thác Atlat trang 8
Lời giải chi tiết:
- Xác định vùng BTB
- Nắm được kí hiệu khoáng sản
=> Vùng Bắc Trung Bộ có những khoáng sản giá trị: thiếc, sắt, đá vôi, sét, đá quý, Croom
Chọn D
Câu hỏi 29 :
Trong nông nghiệp, vùng gò đồi của Bắc Trung Bộ không có khả năng phát triển:
- A Lâm nghiệp
- B Trồng cây hoa màu lương thực
- C Chăn nuôi gia súc lớn.
- D Trồng cây công nghiệp lâu năm.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Kiến thức Bài 35 SGK 12
Lời giải chi tiết:
- Vùng gò đồi Bắc Trung Bộ có đất chủ yếu là feralit + diện tích đồi rộng lớn => phát triển cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc và trồng rừng.
=> Loại đáp án A, C, D
- Vùng gò đồi không thích hợp trồng cây hoa màu lương thực
Chọn B
Câu hỏi 30 :
Nguồn lợi thủy sản ở nhiều nơi trong vùng Bắc Trung Bộ có quy cơ giảm nguy cơ rõ rệt chủ yếu do
- A môi trường ven biển đang bị ô nhiễm.
- B không có các bãi cá, bãi tôm quy mô lớn.
- C vùng biển thường xuyên xảy ra thiên tại.
- D tàu thuyền công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Nguồn lợi thủy sản ở nhiều nơi trong vùng Bắc Trung Bộ có quy cơ giảm nguy cơ rõ rệt chủ yếu do tàu thuyền công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính (sgk Địa lí 12 trang 157)
=> Chọn đáp án D
Các bài khác cùng chuyên mục
- 25 câu trắc nghiệm Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai mức độ dễ (Phần 2)
- 25 câu trắc nghiệm Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mức độ dễ (Phần 2)
- 30 câu trắc nghiệm Thiên nhiên phân hóa đa dạng mức độ dễ (Phần 2)
- 30 câu trắc nghiệm Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa mức độ dễ ( Phần 2)
- 25 câu trắc nghiệm Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển mức độ dễ (Phần 2)
- 25 câu trắc nghiệm Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai mức độ dễ (Phần 2)
- 25 câu trắc nghiệm Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mức độ dễ (Phần 2)
- 30 câu trắc nghiệm Thiên nhiên phân hóa đa dạng mức độ dễ (Phần 2)
- 30 câu trắc nghiệm Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa mức độ dễ ( Phần 2)
- 25 câu trắc nghiệm Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển mức độ dễ (Phần 2)