30 bài tập Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng mức độ khó

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng Bắc Bộ vừa chống rét vừa phải chống hạn vào thời kì

  • A tháng XI đến tháng I năm sau
  • B tháng VI đến tháng X năm sau.
  • C tháng II đến tháng IV.
  • D  tháng V đến thắng VII. 

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng Bắc Bộ vừa chống rét vừa phải chống hạn vào thời kì tháng XI đến tháng I năm sau, vì đây là thời kì đầu mùa đông, thời tiết lạnh và khô

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Ở đồng bằng sông Hồng tập trung nhiều di tích, các làng nghề truyền thống là do

  • A có lịch sử khai thác lâu đời với nền sản xuất phát triển.
  • B  có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống.
  • C chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước
  • D Nền kinh tế phát triển nhanh.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ở đồng bằng sông Hồng tập trung nhiều di tích, các làng nghề truyền thống là do có lịch sử khai thác lâu đời với nền sản xuất phát triển, cơ cấu kinh tế đa dạng, nhiều nghề thủ công phát triển và có thương hiệu riêng từ lâu đời. Ngoài ra ĐBSH cũng là nơi trải qua nhiều cuộc đấu tranh, kháng chiến để bảo vệ độc lập, lãnh thổ dân tộc nên ở đây cũng có nhiều di tích lịch sử - văn hóa...

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Biện pháp quan trọng nhất để giảm sức ép dân số ở đồng bằng sông Hồng hiện nay là:

  • A chuyển cư tới các vùng khác.              
  • B Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí.
  • C tăng cường xuất khẩu lao động.                   
  • D đẩy mạnh quá trình đô thị hóa

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Biện pháp quan trọng nhất để giảm sức ép dân số ở đồng bằng sông Hồng hiện nay là xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho dân cư, tăng khả năng cung cấp các nhu cầu thiết yếu cho dân cư

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Giải pháp nào sau đây là chủ yếu để giải quyết tình trạng thiếu việc làm hiện nay ở Đồng bằng sông Hồng?

  • A Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.     
  • B Tập trung phát triển nông nghiệp hàng hóa.
  • C Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.  
  • D Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Hồng có số dân đông, kết cấu dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào; trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, tỉ trọng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp còn cao, nghề phụ ở nông thôn còn kém phát triển => số lượng việc làm tạo ra hằng năm không kịp đáp ứng lượng lao động tăng lên mỗi năm dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp là vấn đề nan giải

=> Vì thế cần đa dạng hóa các hoạt động sản xuất : ngoài nghề nông cần khôi phục phát triển các nghề truyền thống như thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chú ý thích đáng đến các hoạt động dịch vụ để giải quyết tình trạng thiếu việc làm vào thời gian nông nhàn cho người dân

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Đồng bằng sông Hồng không phải là nơi:

  • A Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh.
  • B Mạng lưới đô thị dày đặc
  • C Mật độ dân số cao nhất cả nước
  • D Dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp lâu năm

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, nơi người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp hằng năm. Vì thế nhận xét ĐBSH là nơi người dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp lâu năm là chưa chính xác

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Sản lượng lương thực bình quân đầu người ở đồng bằng sông Hồng thấp hơn mức trung bình của cả nước do

  • A Diện tích đất canh tác khá lớn
  • B Người dân có nhiều kinh nghiệm và truyền thống canh tác
  • C Dân số thuộc loại đông nhất của cả nước
  • D Đất chuyên dùng và đất thổ cư có xu hướng giảm

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Bình quân lương thực đầu người = sản lượng lương thực / số dân => số dân lớn dẫn đến Bình quân lương thực đầu người thấp

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Nguyên nhân nào làm tỷ lệ thiếu việc làm cao ở Đồng bằng sông Hồng

  • A Vùng thâm canh lúa, hoạt động phi nông nghiệp không đa dạng
  • B  Vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày
  • C Vùng nông nghiệp thuần nông, thâm canh lúa, cây công nghiệp dài ngày
  • D Vùng chuyên canh cây công nghiệp, hoạt động phi nông nghiệp đa dạng

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Hồng là vùng thâm canh lúa nước, vùng sản xuất nông nghiệp truyền thống, nông nghiệp mang tính mùa vụ, nên thời gian nông nhàn dài, các nghề phụ, hoạt động phi nông nghiệp chưa thật đa dạng dẫn đến tỉ lệ thiếu việc làm cao

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Đồng bằng sông Hồng dẫn đầu cả nước về số đầu lợn chủ yếu là do

  • A Lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm.
  • B Mô hình kinh tế trang trại và kinh tế VAC phát triển mạnh.
  • C Được nhà nước đầu tư.
  • D Có nguồn thức ăn dồi dào, thị trường có nhu cầu lớn

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đối với ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn, cơ sở thức ăn và thị trường tiêu thụ là những nhân tố hàng đầu thúc đẩy ngành phát triển. Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của cả nước, lại có số dân đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn => ngành chăn nuôi có nhiều điều kiện phát triển chăn nuôi lợn

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 26, NXB Giáo dục. Cơ cấu GDP khu vực III của đồng bằng sông Hồng chiếm (%) năm 2007?

  • A 25,1.     
  • B 29,9.
  • C 43,8. 
  • D 26,9

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 26, biểu đồ cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của các vùng; tỉ trọng GDP khu vực III của đồng bằng sông Hồng năm 2007 chiếm 43,8%

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Biết tổng diện tích Đồng bằng sông Hồng là 15000km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ 51,2%. Vậy diện tích đất nông nghiệp của vùng là

  • A 10 500 km2.  
  • B 7 680 km2
  • C 5 376 km2.
  • D 14 949 km2.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Áp dụng công thức Tính giá trị thành phần dựa trên tỷ lệ thành phần và tổng giá trị =>

Diện tích đất nông nghiệp củaDDBSSH = 15000*51,2% = 7680 km2

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước được thể hiện?

  • A Là vùng có tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp cao nhất trong các vùng
  • B Là vùng có các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất nước.
  • C Là vùng có những trung tâm công nghiệp nằm rất gần nhau.
  • D Là vùng tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp nhất nước.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước được thể hiện ở chỗ đây là vùng tập trung nhiều trung tâm công nghiệp nhất cả nước (trên 10 trung tâm), các trung tâm này cũng phân bố tập trung tương đối gần nhau

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh đến vấn đề sử dụng đất ở đồng bằng sông Hồng là:

  • A Diện tích đất lâm nghiệp ngày càng giảm
  • B Đất thổ cư và đất chuyên dùng ngày càng tăng
  • C Diện tích đất canh tác bình quân đầu người ngày càng giảm
  • D Diện tích đất nông nghiệp được mở rộng

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Hồng diện tích nhỏ lại đông dân, hiện nay tình trang nhập cư vào vùng này khiến diện tích đất canh tác bình quân đầu người ngày càng giảm, nhường chỗ cho đất chuyên dùng và đất ở, đây là hạn chế trong sử dụng đất vì đây là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm số 2 cả nước.

 => Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây dẫn đến trình độ thâm canh cao ở Đồng bằng sông Hồng?

  • A Đất chật người đông, nhu cầu lương thực lớn.
  • B Để giải quyết tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm.
  • C Do nhu cầu của công nghiệp chế biến lương thực.
  • D Để có đủ thức ăn cho chăn nuôi lợn và gia cầm.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Hồng là vùng tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước, dân cư ngày một tăng lên -> xảy ra tình trạng đất chật người đông, nhu cầu lương thực rất lớn. Do vậy cần áp dụng thâm canh trong sản xuất lương thực nhằm tạo ra một khối lượng lương thực lớn trong điều kiện diện tích đất sản xuất ngày càng thu hẹp.

=> Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng chuyên môn hóa sản xuất lúa chủ yếu do có

  • A nguồn nước phong phú, nhiệt ẩm dồi dào, nhiều giống lúa tốt.
  • B nhiệt ẩm dồi dào, có nhiều giống lúa tốt, đất phù sa màu mỡ
  • C nhiều giống lúa tốt, đất phù sa màu mỡ, có một mùa mưa lớn.
  • D đất phù sa màu mỡ, nhiệt ẩm dồi dào, nguồn nước phong phú.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng chuyên môn hóa sản xuất lúa chủ yếu do có đất phù sa màu mỡ, nhiệt ẩm dồi dào, nguồn nước phong phú.

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Vùng đồng bằng sông Hồng phải đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp là do:

  • A Nguồn lao động dồi dào
  • B Khả năng mở rộng diện tích khó khăn
  • C Khí hậu thuận lợi
  • D Nhu cầu của thị trường lớn

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm số 2 cả nước, được khai phá từ lâu đời, lại có diện tích nhỏ nên khả năng mở rộng diện tích hết sức khó khăn, quá trình công nghiệp hóa làm đất nông nghiệp được chuyển sang đất chuyên dùng. Do vậy để duy trì được sản lượng cần phải đẩy mạnh thâm canh tăng vụ

=> chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Cần chuyến dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng vì:

  • A chuyển dịch cơ cấu theo ngành còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.
  • B để giảm thiểu những hạn chế của vùng đối với phải triển kinh tế.
  • C cơ cấu kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng hiện rất hợp lí.
  • D đồng bằng sông Hồng có diện tích nhỏ, nhưng dân số đông nhất nước.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng vì chuyển dịch cơ cấu theo ngành của vùng còn chậm và chưa phát huy hết thế  mạnh của vùng.

- Vùng có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nhưng sự chuyển dịch này còn chậm.

- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, ĐBSH đóng vai trò quan trọng là vùng động lực kinh tế và có nhiều lợi thế về vị trí địa lí, tự nhiên và đặc biệt là kinh tế - xã hội (dân cư lao động, thị trường, cơ sở hạ tầng kĩ thuật,….) => cần phát huy có hiệu quả các thế mạnh của vùng.

=> Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Vấn đề kinh tế - xã hội đang được quan tâm hàng đầu ở Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay là:

  • A Sức ép của dân số đối với phát triển kinh tế- xã hội.
  • B Đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, ô nhiễm môi trường đô thị.
  • C Sự phát triển ồ ạt của các khu công nghiệp, khu chế xuất.
  • D Tình trạng thu hẹp diện tích đất trồng lúa và vấn đề ô nhiễm môi trường.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Vấn đề kinh tế - xã hội đang được quan tâm hàng đầu ở Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay là dân số tăng lên nhanh chóng, nguồn lao đông di cư đến vùng ngày càng tăng nên tạo ra sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ tài nguyên – môi trường và các vấn đề trật tự xã hội.

Chọn: A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long là do:

  • A có tỷ lệ sinh lớn.
  • B có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
  • C có lịch sử khai thác lâu đời.
  • D có môi trường ít bị ô nhiễm.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Hồng là khu vực có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời (hơn 1000 năm), tập trung nhiều ngành sản xuất truyền thống, thu hút dân cư về đây sinh sống, phát triển kinh tế; trong khi đồng bằng sông Cửu Long mới chỉ khai thác sau này (khoảng 200 năm) nên dân cư thưa thớt hơn.

=> Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ VÙNG Ở NƯỚC TA, NĂM 2017

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh mật độ dân số của các vùng, năm 2017?

  • A Đông Nam Bộ cao hơn Đồng bằng sông Hồng.

     

  • B Đông Nam Bộ cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long.
  • C Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn Đồng bằng sông Hồng.
  • D Tây Nguyên cao hơn Đồng bằng sông Hồng.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Công thức tính mật độ dân số: Mật độ dân số = Dân số/ diện tích (người/km2)

Tính được kết quả ở bảng sau:

Như vậy mật độ dân số của Đông Nam Bộ cao hơn đồng bằng sông Cửu Long (710,6  < 434,6 người/km2)

Chọn: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Quốc lộ 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng là tuyến đường giao thông huyết mạch ở Đồng bằng sông Hồng vì tuyến đường này:

  • A vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội đi Hải Phòng và ngược lại.
  • B vận chuyển các loại hàng hóa xuất nhập khẩu của các tỉnh phía Bắc.
  • C phục vụ cho nhu cầu đi lu lịch của nhân dân hai thành phố.
  • D kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với các vùng khác trong nước.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Quốc lộ 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng là tuyến đuờng giao thông huyết mạch ở Đồng bằng sông Hồng vì tuyến đường này vận chuyển các loại hàng hóa xuất nhập khẩu của các tỉnh phía Bắc tới cảng Hải Phòng (một trong những cảng biển lớn nhất cả nước).

Chọn: B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ở vùng Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

  • A Giải quyết việc làm cho người lao động.
  • B Hạn chế suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
  • C Sử dụng có hiệu quả các thế mạnh của vùng.
  • D Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đồng bằng sông Hồng nhằm mục địch chủ yểu là sử dụng có hiệu quả các thế mạnh của vùng (về nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, cơ sở hạ tầng kĩ thuật và nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp…)

=> Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Việc phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Hồng chủ yếu nhằm

  • A đẩy mạnh sản xuất chuyên môn hóa, tạo ra việc làm.
  • B tăng chất lượng sản phẩm, tạo mô hình sản xuất mới.
  • C  thúc đẩy phân hóa lãnh thổ, khai thác hợp lý tự nhiên.
  • D đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo ra nhiều lợi nhuận.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Mục đích chủ yếu của sản xuất nông nghiệp hàng hoá là đáp ứng nhu cầu thị trường và thu lợi nhuận. (SGK/89, Địa lý cơ bản).

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Đồng bằng sông Hồng cần phải đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

  • A Vai trò và vị trí của vùng trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước
  • B Nguồn vốn đầu tư lớn từ trong và ngoài nước sử dụng chưa hiệu quả.
  • C  Đất chật người đông, tài nguyên thiên nhiên nghèo và dần cạn kiệt.
  • D Lực lượng lao động có kinh nghiệm và trình độ chưa được phát huy.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 33 trang 151 sgk 12

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Hồng phần lớn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc – là đầu tàu kinh tế của nước ta, đặc biệt ở miền Bắc. Vùng có Hà Nội là thủ đô của cả nước, giữ vị trí và vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

=> Do vậy cần phải đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kính tế để phù hợp với tình hình phát triển chung của đất nước, đặc biệt góp phần lớn vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nước ta.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Câu ca dao:

            " Trời nồm tốt mạ,  trời giá tốt rau"

Cho biết câu “trời giá tốt rau” đúng với vùng nông nghiệp nào của nước ta?

  • A Đồng bằng sông Cửu Long.
  • B Đông Nam Bộ.
  • C Đồng bằng sông Hồng.
  • D Bắc Trung Bộ

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Chú ý từ khóa “giá” rét và liên hệ kiến thức để xác định vùng có đặc điểm khí hậu tương ứng.

Lời giải chi tiết:

“Trời giá tốt rau” có nghĩa là thời tiết lạnh giá thích hợp cho sự phát triển của các loại rau quả ưa lạnh vào mùa đông.

Đồng bằng sông Hồng thuộc miền khí hậu phía Bắc, có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh nhất cả nước rất thích hợp để trồng các loại cây thực phẩm ôn đới, cận nhiệt (ưa lạnh) như bắp cải, su hào, cà chua, súp lơ, cà rốt và cả các loại hoa, quả. Đây là thế mạnh tiêu biểu của đồng bằng sông Hồng nước ta, hiện nay vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở vùng.

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Việc phát triển nghề thủ công truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay góp phần quan trọng nhất vào

  • A thay đổi phân bố dân cư trong vùng.
  • B thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa
  • C đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
  • D giải quyết sức ép về vấn đề việc làm.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 33, tràn 151-153 SGK 12

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Hồng có dân số đông => khó khăn trong giải quyết việc làm

=> Phát triển nghề thủ công truyền thống => tạo ra nhiều việc làm => giải quyết sức ép vấn đề việc làm.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Biện pháp chủ yếu để sử dụng hợp lý tài nguyên đất ở vùng Đồng bằng sông Hồng là

  • A phòng chống nhiễm mặn.
  • B thâm canh, tăng vụ.
  • C cải tạo đất bạc màu.
  • D phát triển thủy lợi.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Hạn chế lớn nhất về tài nguyên đất nông nghiệp của vùng là khả năng mở rộng hạn chế do đất sử dụng cho phát triển kinh tế và thổ cư trong khi nhiều vùng đất đang bị thoái hóa, bạc màu. Do vậy, biện pháp chủ yếu để sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở Đồng bằng sông Hồng là tiến hành thâm canh tăng vụ để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

=> Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Nguyên nhân nào sau đây là chủ  yếu dẫn đến tỉ lệ thiếu việc làm ở đồng bằng sông Hồng cao?

  • A Diện tích đất nông nghiệp bình quân theo đầu người thấp
  • B Công nghiệp mới bước đầu phát triển với cơ cấu đơn giản
  • C Dòng người di cư từ nông thôn lên thành phố tìm việc làm lớn
  • D Tập trung nhiều thành phố lớn với mật độ dân số rất cao

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Vấn đề thiếu việc làm ở đồng bằng sông Hồng diễn ra phổ biến ở khu vực nông thôn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỉ lệ thiếu việc làm ở đồng bằng sông Hồng là do phần lớn dân cư của vùng tập trung ở vùng nông thôn và hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, quy mô dân số ngày càng lớn trong điều kiện bình quân diện tích đất nông nghiệp thấp (do diện tích đất sản xuất nông nghiệp hạn chế và ngày càng thu hẹp) => dẫn đến tình trạng thiếu đất sản xuất nông nghiệp, thời gian nông nhàn lớn, lao động dư thừa trong nông nghiệp nông thôn ở ĐBSH ngày càng cao.

Chọn: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Hai trung tâm du lịch tiêu biểu của Đồng bằng sông Hồng là

  • A Hà Nội, Hải Dương.     
  • B Hà Nội, Nam Định.
  • C Hà Nội, Ninh Bình.    
  • D Hà Nội, Hải Phòng.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Hai trung tâm du lịch tiêu biểu của Đồng bằng sông Hồng là Hà Nội và Hải Phòng (Atlat trang 24)

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng là do

  • A sức ép dân số đối với kinh tế -xã hội và môi trường.
  • B tài nguyên thiên nhiên của vùng không thật phong phú.
  • C đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế.
  • D việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành còn chậm chưa phát huy thế mạnh của vùng.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng là do việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành còn chậm chưa phát huy thế mạnh của vùng và chưa khắc phục được hết các hạn chế của vùng (sgk Địa lí 12 trang 150-151)

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Với một mùa đông lạnh và có mưa phùn, Đồng bằng sông Hồng có lợi thế

 

  • A tăng thêm được một vụ lúa      
  • B trồng được các loại rau cận nhiệt và ôn đới.
  • C trồng được cây công nghiệp lâu năm.  
  • D nuôi được nhiều gia súc ưa lạnh.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Với một mùa đông lạnh và có mưa phùn, Đồng bằng sông Hồng có lợi thế trồng được các loại rau cận nhiệt và ôn đới

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.