Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 10 có đáp án và lời giải chi tiết>
Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa kì I - Hóa học 10 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
B. Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, e.
C. Hầu hết hạt nhân các nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt nơtron.
D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron.
Câu 2: Cho ba nguyên tử có kí hiệu là , , . Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Nguyên tố Mg có 3 đồng vị.
B. Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14
C. Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg.
D. Hạt nhân của mỗi nguyên tử đều có 12 proton.
Câu 3: Trong tự nhiên nitơ có hai đồng vị là (99,63%) và (0,37%). Nguyên tử khối trung bình của nitơ là
A. 14,7
B. 14,4
C. 14,0
D. 13,7
Câu 4: Một nguyên tử có cấu hình 1s2 2s2 2p3. Chọn phát biểu sai:
A. Nguyên tử đó có 7 electron.
B. Nguyên tử đó có 7 nơtron.
C. Không xác định được số nơtron.
D. Nguyên tử đó có 7 proton.
Câu 5: Lớp electron L có số phân lớp là:
A. 1
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 6: Tổng số hạt trong nguyên tử của nguyên tố X là 40. Nguyên tử X có 3 electron ở lớp ngoài cùng. Số hiệu
nguyên tử của X là:
A. 13
B. 12
C. 11
D. 31
Câu 7: Kí hiệu phân lớp nào sau đây là sai?
A. 2p
B. 3d
C. 4f
D. 2d
Câu 8: Cấu hình của phân lớp electron có mức năng lượng cao nhất của nguyên tử 20X là:
A. 3d2
B. 3p6
C. 3p4
D. 4s2 .
Câu 9: Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử nguyên tố A là 21. Vậy cấu hình electron của A là:
A. 1s2 2s2 2p4 .
B. 1s2 2s2 2p2 .
C. 1s2 2s2 2p3.
D. 1s2 2s2 2p5.
Câu 10: Một nguyên tử có kí hiệu là , cấu hình electron của nguyên tử X là:
A.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d1.
B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 3d2.
C.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3.
D.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2.
Câu 11: Cấu hình e nào sau đây của nguyên tử thuộc nguyên tố kim loại ?
A. 1s22s22p1
B. 1s2s2s2p63s23p5
C. 1s22s22p63s23p3
D. 1s22s22p63s2
Câu 12: Một ion có 3p, 4n và 2e. Ion này có điện tích là
A. 3+
B. 2-
C. 1+
D. 1-
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Bài 1: (2 điểm)
Đồng có 2 đồng vị ; , biết tỉ lệ số nguyên tử của chúng lần lượt là 105: 245. Tính nguyên tử khối trung bình của Cu ?
Bài 2: (3 điểm)
Cho 2 nguyên tử 15A; 29B.
a/ Viết cấu hình electron của nguyên tử của nguyên tố A và B.
b/ Cho biết nguyên tử A, B thuộc loại nguyên tố họ s, p, d hay f ?vì sao?
c/ Cho biết nguyên tử A, B thuộc nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm? vì sao?
Bài 3: (2 điểm). Tổng số hạt proton, notron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố X là 48. Số hạt mang điện bằng 5/3 lần số hạt không mang điện.
a/ Hãy xác định số lượng từng loại hạt trong nguyên tử của nguyên tố.
b/ Viết kí hiệu nguyên tử nguyên tố X.
c/ Cho biết nguyên tử có mấy lớp electron; số electron trên từng lớp.
Lời giải chi tiết
Đáp án:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
A |
B |
C |
B |
B |
A |
D |
D |
C |
D |
Hướng dẫn giải chi tiết:
I. Trắc nghiệm
Câu 1:
Nguyên tử có cấu trúc rỗng không phải đặc khít
Đáp án A
Câu 2:
Số hạt notron trong các nguyên tử là 12,13,14
Đáp án B
Câu 3:
Nguyên tử khối trung bình của Nito là:
14 . 99,93% + 15 . 0,37% = 14 đvC
Đáp án C
Câu 4:
Từ cấu hình trên nguyên tử có 7 electron và 7 proton
Đáp án B
Câu 5:
Lớp L là lớp có n = 2 => Lớp L có 2 phân lớp
Đáp án B
Câu 6:
X có tổng số hat là 40
=> 2p + n = 40 => p < 40 : 3
X có 3 e lớp ngoài cùng
=> Cấu hình e của X là: 1s22s22p63s23p1
Số hiệu nguyên tử của X là 13
Đáp án A
Câu 7:
Lớp số 2 không có phân lớp d
Đáp án D
Câu 8:
Cấu hình e của X là: 1s22s22p63s23p64s2
=> Cấu hình phân lớp e của mức năng lượng xao nhất là 4s2
Đáp án D
Câu 9:
Ta có 2p + n = 21 => p ≤ 7
Đáp án C
Câu 10:
Đáp án D
Câu 11:
Nguyên tố kim loại là các nguyên tố có chứa 1,2,3 e lớp ngoài cùng
Đáp án D
Câu 12:
Số p > số e 1 hạt
=>ion này có điện tích là 1+
Đáp án C
II. Tự luận
Bài 1:
Nguyên tử khối trung bình của kim loại Cu là:
\(\frac{{63.105 + 65.245}}{{105 + 245}} = 64,4\)đvC
Bài 2:
Cấu hình e của A là: 1s22s22p63s23p1
Cấu hình e của B là: 1s22s22p63s23p63d104s1
A thuộc nguyên tố họ p do phân lớp ngoài cùng thuộc phân lớp p
B thuộc nguyên tố họ d so phân lớp ngoài cùng thuộc phân lớp d
A có 3 e lớp ngoài cùng => A là nguyên tố kim loại
B có 1 e lớp ngoài cùng => B là nguyên tố kim loại
Bài 3:
Tổng số hạt p, n, e của nguyên tố X là 48
=> 2p + n = 48 (1)
Số hạt mang điện bằng 5/3 lần số hạt không mang điện
=> 2p : n = 5 : 3
=> 6p = 5n => 6p – 5n = 0 (2)
Từ (1) và (2) => Ta có hệ phương trình:
p = 15; n =18
=> X là photpho
Số khối của photpho là: 15 + 18 = 33
Kí hiệu hóa học là:
Cấu hình e của P là: 1s22s22p63s23p3
P có 3 lớp electron,
Lớp K (n =1 ) có 2 e; Lớp L (n =2) có 8 e; Lớp M (n = 3) có 5 e
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục