Đề kiểm tra 15 phút - Chương 4 - Đề số 3 - Hóa học 10


Đề kiểm tra 15 phút - Chương 4 - Đề số 3 - Hóa học 10 có đáp án và lời giải chi tiết

Đề bài

Câu 1: Cho phương trình hóa học của phản ứng:

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu.

Nhận xét nào sau đây về phản ứng trên là đúng?

A. Al2(SO4)3 là chất khử, CuSO4 là chất oxi hóa.     

B. CuSO4 là chất khử, Al2(SO4)3 là chất oxi hóa.

C. Al là chất oxi hóa, CuSO4 là chất khử.           

D. CuSO4 là chất oxi hóa, Al là chất khử.

Câu 2: Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là

A. tạo ra chất khí.    

B. tạo ra chất kết tủa.

C. có sự thay đổi màu sắc của các chất. 

D. có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

Câu 3: Ở phản ứng nào sau đây NH3 đóng vai trò là chất khử :

A. NH3 + HNO3 → NH4NO3       

B. NH3 + CO2 + H2O → NH4HCO3

C. NH3 + HCl → NH4Cl  

D. 2NH3 +3CuO → N2 +3Cu + 3H2O

Câu 4: Tỉ lệ số phân tử HNO3 đóng vai trò là chất oxi hoá và môi trường trong phản ứng : FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O là bao nhiêu?

A. 1: 3.          

B. 1: 10.   

C. 1: 9.  

D. 1: 2.

Câu 5: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HCl đóng vai trò là chất oxi hoá?

A. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O

B. 4HCl + 2Cu + O2 → 2CuCl2 + 2H2O

C. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2

D. 16HCl + 2KMnO4 → 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O + 2KCl

Câu 6: Cho 6,4 gam bột Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn có khối lượng là

A. 10,8 gam.     

B. 21,6 gam. 

C. 32,4 gam.

D. 27,0 gam.

Câu 7: Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối đối với H2 là 19. Giá trị của m là

A. 25,6 gam.

B. 16 gam.

C. 2,56 gam.

D. 8 gam.

Câu 8: Cho 1,86 gam hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch  HNO3 loãng dư sau phản ứng thu được 560 ml N2O ( đktc) là sản phẩm khử duy nhất . Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp ban đầu là

A. 87,1%.    

B. 12,9%.    

C. 45,5%.       

D. 55,5%

Câu 9: Cho các chất và ion sau: Zn, S, FeO, ZnO, SO2, Fe2+, Cu2+, HCl. Tổng số phân tử và ion trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Câu 10: Phản ứng oxi hoá - khử nào sau đây chỉ có sự thay đổi số oxi hoá của một nguyên tố?

A. 2KClO3 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2KCl + 3O2

B. 2KMnO4 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\)K2MnO4 + MnO2 + O2

C. 2KNO3 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2KNO2 + O2

D. NH4NO3 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) N2O + 2H2O

Lời giải chi tiết

Đáp án:

1.D

2.D

3. D

4. C

5. C

6. B

7. A

8. B

9. A

10. D

Hướng dẫn giải chi tiết:

Câu 1:

Al nhường e nên là chất khử

Cu2+ nhận e nên là chất oxi hóa

Đáp án D

Câu 2:

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một hay nhiều nguyên tố.

Đáp án D

Câu 3:

\(2\mathop N\limits^{ - 3} {H_3} + 3CuO{\text{ }} \to {\text{ }}\mathop {{N_2}}\limits^0  + 3Cu{\text{ }} + {\text{ }}3{H_2}O\)

Đáp án D

Câu 4:

\(\overset{+2}{\mathop{Fe}}\,O\text{ }+\text{ }H\overset{+5}{\mathop{N}}\,{{O}_{3}}\to \overset{+3}{\mathop{\text{ }Fe}}\,{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{3}}+\text{ }\overset{+2}{\mathop{N}}\,O\text{ }+\text{ }{{H}_{2}}O\)

\(\begin{matrix}   \text{3x}  \\   {}  \\   \text{1x}  \\\end{matrix}\left| \begin{align}  & \overset{+2}{\mathop{F\text{e}}}\,\,\,\to \,\,\overset{+3}{\mathop{F\text{e}}}\,\,\,+\,\,1\text{e} \\  & \overset{+5}{\mathop{N}}\,\,\,+\,\,3\text{e}\,\,\to \,\,\overset{+2}{\mathop{N}}\, \\ \end{align} \right.\)

=> cân bằng: 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

=> Tỉ lệ số phân tử HNO3 đóng vai trò là chất oxi hoá và môi trường là 1 : 9

Đáp án C

Câu 5:

Đóng vai trò là chất oxi hóa ⇒ giảm số oxi hóa 

- Phản ứng A và D: \(2\overset{-1}{\mathop{Cl}}\,\,\,\,\,\to \,\,\,C{{l}_{2}}+\,\,\,2\text{e}\,\)

Số oxi hóa của Clo tăng => HCl là chất khử và là chất tạo môi trường

- Phản ứng B không làm thay đổi số oxi hóa của HCl

- Phản ứng C: \(2\overset{+1}{\mathop{H}}\,\,\,\,\,+2\text{e}\,\,\,\to \,\,\,{{H}_{2}}\,\)

⇒ H từ +1 → 0 số oxi hóa giảm => HCl là chất oxi hóa

Đáp án C

Câu 6:

nCu = 0,1 mol

Xét quá trình phản ứng có Cu cho e và Ag+ nhận e

\(Cu\,\,\,\to \overset{+2}{\mathop{Cu}}\,\,\,\,+\,\,\,\,2\text{e}\)

0,1           →              0,2

\(\overset{+1}{\mathop{Ag}}\,\,\,\,\,\,\,+\,\,\,\,1\text{e}\,\,\,\,\,\,\to \,\,\,\,Ag\)

                    0,2   →        0,2

Vì bột Cu phản ứng hoàn toàn trong AgNO3 dư => chất rắn sau phản ứng chỉ có Ag

=> mAg = 0,2.108 = 21,6 gam

Đáp án B

Câu 7:

- Hỗn hợp khí có:

nkhí = 8,96 : 22,4 = 0,4 mol

Mkhí = 19.2 = 38

Đặt nNO = x mol và nNO2 = y mol

Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}{n_{khi}} = x + y = 0,4\\{m_{khi}} = 30{\rm{x}} + 46y = 0,4.38\end{array} \right. \to x = y = 0,2\)

- Quá trình trao đổi e:

Cu0 → Cu+2 + 2e                       N+5 + 3e → N+2 (NO)

0,4 ←         (0,6+0,2)                      0,6 ←        0,2

 N+5 + 1e → N+4 (NO2)

         0,2 ←         0,2

⟹ mCu = 0,4.64 = 25,6 gam

Đáp án A

Câu 8:

Gọi số mol Mg và Al lần lượt là x và y mol => mhỗn hợp = 24x + 27y = 1,86  (1)

Theo đề bài ta thấy khi tham gia phản ứng Mg nhường 2e, Al nhường 3e và NO3- (+5e) thu 8e tạo N2O

Áp dụng định luật bảo toàn e :2.nMg + 3.nAl = 8.nN2O => 2x + 3y = 8.0,025 = 0,2  (2)

Giải hệ phương trình ta có x  = 0,01 và y = 0,06 mol

=>  mMg = 0,24 gam => % mMg = \(\frac{0,01.24}{1,86}.100%\( = 12,90 %

Đáp án B

Câu 9:

Có 5 chất và ion vừa có tính oxi hóa và tính khử là: S, FeO, SO2, Fe2+, HCl

Đáp án A

Câu 10:

A.\(2K\overset{+5}{\mathop{Cl}}\,{{\overset{-2}{\mathop{O}}\,}_{3}}\xrightarrow{{{t}^{o}}}2K\overset{-1}{\mathop{Cl}}\,+3{{\overset{-2}{\mathop{O}}\,}_{2}}\)

Có sự thay đổi số oxi hóa của Clo và oxi

B. \(2K\overset{+7}{\mathop{Mn}}\,{{\overset{-2}{\mathop{O}}\,}_{4}}\xrightarrow{{{t}^{o}}}{{K}_{2}}Mn{{O}_{4}}+\overset{+4}{\mathop{Mn}}\,{{O}_{2}}+{{\overset{0}{\mathop{O}}\,}_{2}}\)

Có sự thay đổi số oxi hóa của Mn và O

C.\(\text{ }\!\!~\!\!\text{ }2K\overset{+5}{\mathop{N}}\,{{\overset{-2}{\mathop{O}}\,}_{3}}\xrightarrow{{{t}^{o}}}2K\overset{+3}{\mathop{N}}\,{{O}_{2}}+{{\overset{0}{\mathop{O}}\,}_{2}}\)

Có sự thay đổi số oxi hóa của N và O

D. \(\overset{-3}{\mathop{N}}\,{{H}_{4}}\overset{+5}{\mathop{N}}\,{{O}_{3}}\xrightarrow{{{t}^{o}}}{{\overset{+1}{\mathop{N}}\,}_{2}}O\text{ }+\text{ }2{{H}_{2}}O\)

Chỉ có sự thay đổi số oxi hóa của N

Đáp án D

 Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 10 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí