Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Huy-gô là nhà văn thuộc chủ nghĩa văn học nào?

  • A.

    Chủ nghĩa hiện thực

  • B.

    Chủ nghĩa lãng mạn

  • C.

    Văn học ánh sáng

  • D.

    Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo

Câu 2 :

Qua đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, Huy-gô quan niệm như thế nào về người cầm quyền?

  • A.

    Người có sức mạnh

  • B.

    Người có quyền lực

  • C.

    Người của công lí

  • D.

    Người bảo vệ, che chở những người yếu đuối.

Câu 3 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Phan Châu Trinh?

  • A.

    Đầu Pháp chính phủ thư

  • B.

    Thất điều trần

  • C.

    Đạo đức và luân lí Đông Tây

  • D.

    Ngục trung thư

Câu 4 :

Phan Châu Trinh đưa ra nguyên nhân vì sao luân lí ở các nước châu Âu rất thịnh hành và phát triển?

  • A.

    Do họ biết đoàn kết, biết giữ việc làm chung

  • B.

    Do họ có văn hóa

  • C.

    Do họ có tinh thần dân chủ cao, biết nhìn xa trông rộng

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 5 :

Tác phẩm Hai Bà Trưng của Nguyễn An Ninh thuộc thể loại nào?

  • A.

    Chèo

  • B.

    Tuồng

  • C.

    Cải lương

  • D.

    Kịch

Câu 6 :

Để làm nổi bật tầm vóc vĩ đạt cuả Các Mác, Ăng-ghen đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    Phóng đại

  • C.

    So sánh tầng bậc

  • D.

    So sánh liên tiếp

Câu 7 :

Hoài Thanh sinh ra trong một gia đình như thế nào?

  • A.

    Nhà nho nghèo

  • B.

    Buôn bán nhỏ

  • C.

    Quan lại sa sút

  • D.

    Công giáo

Câu 8 :

Trong Một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh dùng từ “quê mùa” để chỉ hồn thơ của tác giả nào?

  • A.

    Huy Cận

  • B.

    Nguyễn Bính

  • C.

    Nguyễn Nhước Pháp

  • D.

    Lưu Trọng Lư

Câu 9 :

Văn nghị luận thời hiện đại không bao gồm loại nào dưới đây?

  • A.

    Lời kêu gọi

  • B.

    Tuyên ngôn

  • C.

    Xã luận

  • D.

    Điều trần

Câu 10 :

Đáp án nào dưới đây không phải biện pháp nghệ thuật của bài thơ Chiều tối – Hồ Chí Minh?

  • A.

    Sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại

  • B.

    Ngôn ngữ giàu nhạc điệu

  • C.

    Bút pháp tả cảnh ngụ tình

  • D.

    Giọng điệu say mê, sôi nổi

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Huy-gô là nhà văn thuộc chủ nghĩa văn học nào?

  • A.

    Chủ nghĩa hiện thực

  • B.

    Chủ nghĩa lãng mạn

  • C.

    Văn học ánh sáng

  • D.

    Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

V.Huy-gô là nhà văn nổi tiếng nước Pháp thế kỉ XIX, là chủ soái của dòng văn học lãng mạn tích cực.

Câu 2 :

Qua đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, Huy-gô quan niệm như thế nào về người cầm quyền?

  • A.

    Người có sức mạnh

  • B.

    Người có quyền lực

  • C.

    Người của công lí

  • D.

    Người bảo vệ, che chở những người yếu đuối.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại phân tích văn bản

Lời giải chi tiết :

Huy-gô quan niệm như thế nào về người cầm quyền là người bảo vệ, che chở những người yếu đuối.

Câu 3 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Phan Châu Trinh?

  • A.

    Đầu Pháp chính phủ thư

  • B.

    Thất điều trần

  • C.

    Đạo đức và luân lí Đông Tây

  • D.

    Ngục trung thư

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ngục trung thư – Phan Bội Châu

Câu 4 :

Phan Châu Trinh đưa ra nguyên nhân vì sao luân lí ở các nước châu Âu rất thịnh hành và phát triển?

  • A.

    Do họ biết đoàn kết, biết giữ việc làm chung

  • B.

    Do họ có văn hóa

  • C.

    Do họ có tinh thần dân chủ cao, biết nhìn xa trông rộng

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân vì sao luân lí ở các nước châu Âu rất thịnh hành và phát triển bởi:

- Do họ biết đoàn kết, biết giữ việc làm chung

- Do họ có văn hóa

- Do họ có tinh thần dân chủ cao, biết nhìn xa trông rộng

Câu 5 :

Tác phẩm Hai Bà Trưng của Nguyễn An Ninh thuộc thể loại nào?

  • A.

    Chèo

  • B.

    Tuồng

  • C.

    Cải lương

  • D.

    Kịch

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Vở tuồng Hai Bà Trưng – Nguyễn An Ninh

Câu 6 :

Để làm nổi bật tầm vóc vĩ đạt cuả Các Mác, Ăng-ghen đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    Phóng đại

  • C.

    So sánh tầng bậc

  • D.

    So sánh liên tiếp

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Để làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Các Mác, Ăng-ghen đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh tầng bậc, cống hiến sau lớn hơn cống hiến trước.

Câu 7 :

Hoài Thanh sinh ra trong một gia đình như thế nào?

  • A.

    Nhà nho nghèo

  • B.

    Buôn bán nhỏ

  • C.

    Quan lại sa sút

  • D.

    Công giáo

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hoài Thanh sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo.

Câu 8 :

Trong Một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh dùng từ “quê mùa” để chỉ hồn thơ của tác giả nào?

  • A.

    Huy Cận

  • B.

    Nguyễn Bính

  • C.

    Nguyễn Nhước Pháp

  • D.

    Lưu Trọng Lư

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại Một thời đại trong thi ca

Lời giải chi tiết :

Quê mùa như Nguyễn Bính.

Câu 9 :

Văn nghị luận thời hiện đại không bao gồm loại nào dưới đây?

  • A.

    Lời kêu gọi

  • B.

    Tuyên ngôn

  • C.

    Xã luận

  • D.

    Điều trần

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Điều trần thuộc văn nghị luận trung đại.

Câu 10 :

Đáp án nào dưới đây không phải biện pháp nghệ thuật của bài thơ Chiều tối – Hồ Chí Minh?

  • A.

    Sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại

  • B.

    Ngôn ngữ giàu nhạc điệu

  • C.

    Bút pháp tả cảnh ngụ tình

  • D.

    Giọng điệu say mê, sôi nổi

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại giá trị nghệ thuật bài thơ Chiều tối

Lời giải chi tiết :

Giá trị nghệ thuật bài thơ Chiều tối:

- Sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại

- Ngôn ngữ giàu nhạc điệu

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình