Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về phẩm chất của tác giả Lê Hữu Trác?

  • A.
    Ông là một thầy thuốc giỏi, nhiều kinh nghiệm
  • B.
    Ông khinh thường danh lợi, yêu thích tự do
  • C.
    Ông muốn được giữ lại ở trong phủ chúa, hưởng vinh hoa phú quý.
  • D.
    Đáp án A và B
Câu 2 :

Từ “xuân” trong câu thơ “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại” được hiểu là:

  • A.
    Mùa xuân của thiên nhiên
  • B.
    Tuổi xuân của người con gái
  • C.
    Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D.
    Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 3 :

Thủ pháp nghệ thuật đặc sắc trong hai câu cuối bài thơ Thu điếu?

  • A.
    Tả cảnh ngụ tình
  • B.
    Lấy động tả tĩnh
  • C.
    Tăng tiến
  • D.
    Hình ảnh ước lệ, tượng trưng
Câu 4 :

Trần Tế Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói lên điều gì?

  • A.
    Tình cảm của tác giả gắn với quê hương, ruộng đồng
  • B.
    Sự vất vả, lận đận của mình
  • C.
    Những người nông dân nghèo khổ
  • D.
    Gợi liên tưởng về thân phận vất vả, khổ cực của bà Tú cũng như những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ
Câu 5 :

Giá trị tư tưởng ở hai câu kết bài thơ Vịnh khoa thi Hương là:

  • A.
    Tư tưởng yêu nước
  • B.
    Tư tưởng nhân đạo
  • C.
    Tư tưởng thân dân
  • D.
    Tất cả đều đúng
Câu 6 :

Mục đích của thao tác lập luận so sánh?

  • A.
    Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan đối với đối tượng khác
  • B.
    Làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
  • C.
    Làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng
  • D.
    Đáp án A và B

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về phẩm chất của tác giả Lê Hữu Trác?

  • A.
    Ông là một thầy thuốc giỏi, nhiều kinh nghiệm
  • B.
    Ông khinh thường danh lợi, yêu thích tự do
  • C.
    Ông muốn được giữ lại ở trong phủ chúa, hưởng vinh hoa phú quý.
  • D.
    Đáp án A và B

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :

Những phẩm chất tốt đẹp của Lê Hữu Trác:

- Đó là một thầy thuốc giỏi, nhiều kinh nghiệm và đức độ.

- Một nhân cách cao đẹp, khinh thường danh lợi, yêu thích tự do.

Câu 2 :

Từ “xuân” trong câu thơ “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại” được hiểu là:

  • A.
    Mùa xuân của thiên nhiên
  • B.
    Tuổi xuân của người con gái
  • C.
    Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D.
    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :

Từ “xuân” vừa chỉ mùa xuân, vừa được dùng với nghĩa tuổi xuân. Với thiên nhiên, xuân đi rổi xuân lại nhưng với con người, tuổi xuân đã qua không bao giờ trở lại. Đó chính là cái gốc sâu xa của sự chán ngán.

Câu 3 :

Thủ pháp nghệ thuật đặc sắc trong hai câu cuối bài thơ Thu điếu?

  • A.
    Tả cảnh ngụ tình
  • B.
    Lấy động tả tĩnh
  • C.
    Tăng tiến
  • D.
    Hình ảnh ước lệ, tượng trưng

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Hình ảnh ước lệ, tượng trưng
Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật đặc sắc được Nguyễn Khuyến sử dụng ở hai câu kết của bài thơ là lấy động tả tĩnh. Cá đớp động không phá vỡ không gian tĩnh lặng, mà ngược lại nó càng làm tăng sự tĩnh mịch của cảnh vật.

Câu 4 :

Trần Tế Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói lên điều gì?

  • A.
    Tình cảm của tác giả gắn với quê hương, ruộng đồng
  • B.
    Sự vất vả, lận đận của mình
  • C.
    Những người nông dân nghèo khổ
  • D.
    Gợi liên tưởng về thân phận vất vả, khổ cực của bà Tú cũng như những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, Tú Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú: thân cò lầm lũi gợi liên tưởng về thân phận vất vả, khổ cực của bà Tú cũng như những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa.

Câu 5 :

Giá trị tư tưởng ở hai câu kết bài thơ Vịnh khoa thi Hương là:

  • A.
    Tư tưởng yêu nước
  • B.
    Tư tưởng nhân đạo
  • C.
    Tư tưởng thân dân
  • D.
    Tất cả đều đúng

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :

Hai câu thơ cuối thể hiện tư tưởng yêu nước, thương dân của Tú Xương, đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan. Những câu thơ ấy người đọc thấy được sự tự vấn bản thân và những người cùng cảnh ngộ. Những nhân tài của đất nước, những bậc hào kiệt khi đất nước đang cần họ thì họ ở đâu? Và liệu rằng ai cũng nhìn ra được cảnh đau thương này của nước nhà hay vẫn tin một cách mù quáng vào chế độ cũ để rồi làm bè lũ tay sai bán nước.

Câu 6 :

Mục đích của thao tác lập luận so sánh?

  • A.
    Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan đối với đối tượng khác
  • B.
    Làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
  • C.
    Làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng
  • D.
    Đáp án A và B

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :

Mục đích thao tác lập luận so sánh là:

- Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác

- So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục