Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. suy nghĩ về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống


Học để có kiến thức là điều mà ai cũng mơ ước. Sống cho nên người là lời dạy của các bậc cha mẹ khi con thơ còn nằm nôi. Học cho thật học; sống cho đáng sống, quả không dễ với mỗi chúng ta.

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Bài làm
Học để có kiến thức là điều mà ai cũng mơ ước. Sống cho nên người là lời dạy của các bậc cha mẹ khi con thơ còn nằm nôi. Học cho thật học; sống cho đáng sống, quả không dễ với mỗi chúng ta. Vì thế, có nhiều lời răn bảo mà suốt đời người ta cần ghi yào hành trang sống của mình Có một phẩm chất không thể thiếu được trong gói hành trang ấy là sự trung thực. Cũng từ ý nghĩ cao đẹp ấy, trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng
Mĩ A. Lin - côn (1809 - 1865 viết; "xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”.
Học là một quá trình rèn luyện vất vả nhất của đời người. Học không chỉ để thành tài, mà trên hết là để làm người có nhân cách đẹp. Trong thi cử, người ta rất đề cao tính trung thực. Vậy trung thực là gì? Đó là sự trung chính tức là hết mực ngay thẳng, thành thực, không giả dối. Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “đức tính trung thực”. Trung là hết lòng với đất nước, Thực là thật, sự thật. Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật. Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi'mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối lấy của người khác làm của mình. Trong học tập, thi cử, những biểu hiện của tính trung thực của mỗi học sinh huy cần được phát huy như không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu và dùng tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả,...
“Chấp nhận thi rớt, còn vinh dự hơn là gian lận khi thi”. Vâng, “chấp nhận thi rớt” chứ nhất định không “gian lận khi thi”, trước tiên đã biểu hiện một tính cách trung thực và có lòng dũng cảm nhận mình chưa đủ tài. Thói gian lận là biểu hiện của nhân cách thấp kém. Ta chưa đủ tài, ta rèn luyện và có khát vọng rồi tất yếu là thành quả tốt sẽ đến. Cha ông chúng ta thường dạy “Có chí thì nên”; “có công mài sắt, có ngày nên kim”. Đối với học sinh, lòng trung thực là bệ phóng cho những thành công mai sau. Trung thực nhận ra mình chưa giỏi để phấn đấu. Trung thực khi làm bài thi là thể hiện một nhân cách đàng hoàng, ngay thẳng. Để chắc chắn là người ghét sự giả dối. Một học sinh như thế, chắc chắn ở gia đình là một đứa con ngoan; ở trường là học trò tốt; ở xã hội mai sau sẽ là một công dân lương thiện. Từ ngàn xưa đến nay, người ta vẫn yêu quý, kính trọng những ai sống trung thực. Một học sinh thi rớt, rõ ràng là buồn vì mục đích mình chưa thành, nhưng bằng mọi cách gian lận để đạt điều mình mong muốn thì vô tình đã tự biến mình thành kẻ thấp kém và tất nhiên cũng chẳng vinh dự gì. Ngạn ngữ có câu “Có thực mới vực được đạo”: có thực tài mới có thể “an bang tế thế” giúp mình, đạt thành quả tốt và giúp xã hội phồn vinh, yên bình. Người ta có thể lợi dụng một số sơ hở trong quản lí để mua một vài tấm bằng. Vậy, anh có tấm bằng cử nhân ngoại ngữ giả ấy nhưng chưa từng học hành gì về ngoại ngữ, thử hỏi anh sẽ làm được gì? Có đấy, anh sẽ làm băng hoại cá nhân anh và chỉ là kẻ làm loạn xã hội. Kẻ không thực tài lại thêm giả dối thì có vinh dự gì sống giữa đời, trong khi mọi người ngày đêm miệt mài lao động, học tập để mang lại những giá trị đích thực cho đời sống.

Trong cuộc sống: một người công nhân trên công trường; một bác nông phu trên cánh đồng; chị công nhân làm vệ sinh đường phô',... ngày ngày họ làm những công việc nhọc nhằn, địa vị xã hội không cao nhưng chén cơm tuy cơ hàn của họ lại vinh dự biết bao! Bởi vì họ đánh đổi chén cơm ấy bằng sự trung thực, bằng những giọt mồ hôi và những trăn trở thật lòng của những công dân có phẩm hạnh. Trong kinh doanh, đạo đức kinh doanh chính là mang đến cho khách hàng những sản phẩm đúng chất lượng, trung thực khi giới thiệu thành phần tạo nên sản phẩm; giá thành; thời hạn sử dụng và những hướng dẫn khác nhằm bảo vệ doanh thu của mình và sức khoẻ cộng đồng. Vedan và một số’ công ti khác đã vi phạm đạo đức kinh doanh khi lén lút xả chất thải độc hại ra làm cho môi trường sống bị đe doạ và người dân bị đe doạ về chất lượng sống. Có người hỏi rằng, công ti Vedan có vinh dự gì khi chà đạp lên đời sống người dân lương thiện? Để lấy lại danh dự và đạo đức kinh doanh tạo niềm tin và sự yêu mến trong lòng công dân Việt Nam, công ti Vedan còn lâu mới có được?! Ngày nay, vẫn tồn tại một số hiện tượng đi ngược lại với đức trung thực mà cả xã hội cần Lên tiếng phê phán và loại trừ: đó là những nhà thầu xây dựng công trinh rcém phãm chất vì “rứt ruột” do tham ô; những cuộc tuyển chọn công chức gây nhiều tranh cãi vì cách tuyển chọn gây nghi vấn. Người ta sẽ nghĩ ngay là có vấn đề thiếu trung thực. Chắc chắn những người yêu nước, sẽ trăn trở cho vận nước có nguy cơ yếu đi. Và điều chúng ta cần làm ngay là hãy trau dồi nhân cách và khai chiến với những biểu hiện xấu xa từ sự thiếu trung thực trong lối sống! Cùng với việc biểu dương những tấm gương tốt về tính trung thực chúng ta cũng cần lên án sự thiếu trung thực và từng bước đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên tuỳ theo khả năng của mỗi người.
Tính trung thực giúp cho chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người. Học sinh có tính trung thực thì thầy cô giáo mới đánh giá đúng năng lực của mỗi học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng, và nâng cao kiến thức. Nếu học sinh có những việc làm không thể hiện tính trung thực của mình, đừng vội nản lòng, các bạn vẫn có thể sửa những lỗi sai của mình để trở thành người tốt, góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển. Không chỉ trong học tập, mà trong kinh doanh, nếu có tính trung thực, doanh nghiệp sẽ có được uy túi và lòng tin ớ khách hàng, kinh doanh đạt hiệu quả cao làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển. Mỗi công dân cùng góp cho xã hội lòng trung thực của mình, có thể coi biểu hiện đó là tình yêu nước vậy!

                                                                              loigiaihay.com


Bình chọn:
4.4 trên 28 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.