Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về cách thức để trở thành 1 người biết lắng nghe lớp 12>
Khi giao tiếp, đôi khi bạn chỉ muốn nói mà không quan tâm đến người khác đang nói gì. Điều này thật không tốt nếu bạn muốn được người khác lắng nghe.
Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Hoá - Sinh - Sử - Địa
Dàn ý
I. Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lắng nghe là điều không thể thiếu của con người
II. Thân đoạn
a. Giải thích “lắng nghe không thể thiếu của con người”: khi chúng ta chịu lắng nghe người khác, chúng ta sẽ nhận ra và hiểu ra được nhiều điều hơn, từ đó có thể rút kinh nghiệm cho bản thân mình và có nhiều bài học quý giá. → Chúng ta nên lắng nghe người khác và cuộc sống xung quanh nhiều hơn.
b. Phân tích
- Mỗi người ai cũng có nhu cầu chia sẻ niềm vui nỗi buồn, nếu chúng ta lắng nghe những tâm sự của người khác tức là chúng ta có thể san sẻ với họ và khi chúng ta có nhu cầu chia sẻ, người khác sẽ lắng nghe ta.
- Con người không ai chỉ nói mà không lắng nghe, lắng nghe để thấu hiểu nhau hơn, khi mọi người thấu hiểu sẽ bao dung cho nhau, như vậy những đức tính tốt đẹp sẽ được nhân lên, xã hội sẽ phát triển theo hướng tích cực hơn.
- Có những điều bổ ích, thú vị mà chỉ khi ta lắng nghe ta mới có thể biết được, hiểu được nó.
c. Chứng minh
- Tại cuộc họp của khách hàng, nhân viên bán hàng hỏi một câu hỏi mở như “Tôi có thể làm gì để phục vụ bạn tốt hơn?” và khuyến khích đối tác của mình thể hiện đầy đủ mọi mối quan tâm.
- Học sinh trong giờ học tập trung lắng nghe giáo viên giảng bài để hiểu bài và nắm vững kiến thức của bài giảng.
- Một người quản lý tóm tắt những gì nhóm của cô ấy đã nói trong một cuộc họp nhân viên và hỏi họ liệu cô ấy có nghe chính xác hay không.
- Một y tá thông báo cho một bệnh nhân rằng cô ấy biết họ lo sợ về cuộc phẫu thuật sắp tới của họ và nói rằng cô ấy ở đó vì cô ấy.
d. Phản biện
- Trong cuộc sống có nhiều người chưa biết lắng nghe người khác, chỉ cho rằng lí lẽ của mình là đúng. Những người này thường chỉ giữ quan điểm của mình mà không chịu tiếp thu những bài học từ bên ngoài, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng độc đoán, bảo thủ.
III. Kết đoạn
Khái quát lại tầm quan trọng của sự lắng nghe đồng thời rút ra bài học cho bản thân.
Bài siêu ngắn Mẫu 1
Khi giao tiếp, đôi khi bạn chỉ muốn nói mà không quan tâm đến người khác đang nói gì. Điều này thật không tốt nếu bạn muốn được người khác lắng nghe. Lắng nghe có nghĩa là tận tình tiếp nhận, cảm thông và chia sẻ với cảm xúc, thái độ của người khác. Người hạnh phúc là người biết lắng nghe và thấu hiểu, còn kẻ bất hạnh chỉ biết than vãn và không biết lắng nghe. Sự thông minh không phải là việc nói nhiều, mà là khả năng lắng nghe và thấu hiểu. Được người khác lắng nghe là bạn đã được chia sẻ, thấu hiểu và cảm thông. Điều này là chìa khóa để xây dựng mối quan hệ tốt với mọi người, mở cửa cho hạnh phúc trong gia đình và thành công trong cuộc sống. Để có thể lắng nghe người khác, bạn cần lắng nghe và thấu hiểu chính mình trước. Hãy tìm kiếm những giá trị thực sự trong cuộc sống và đừng lắng nghe một cách lãng phí. Sau khi người khác chia sẻ, hãy hành động để giúp họ giải tỏa và kết nối tình cảm tốt hơn. Nếu bạn không biết lắng nghe, tâm hồn của bạn sẽ trở nên khô héo, ích kỷ và cô đơn. Bởi vì nếu bạn không thể lắng nghe người khác, bạn cũng không thể lắng nghe được chính mình.
Bài siêu ngắn Mẫu 2
Bạn có biết chìa khóa để mở cánh cửa tâm hồn, hạnh phúc gia đình và thành công trong xã hội là gì không? Đó chính là lắng nghe. Mục đích cuối cùng của lắng nghe là để thấu hiểu và cảm thông với người khác. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này thì không phải ai cũng có thể. Để lắng nghe một cách chân thành, ta cần có kinh nghiệm và sự sẵn sàng. Thậm chí, để hiểu được người khác còn khó hơn nếu ta không có đủ kinh nghiệm để chia sẻ với họ. Vì vậy, đừng tự làm khó mình và chê trách mình không đủ khả năng để hiểu họ. Thay vào đó, hãy lắng nghe người khác một cách bình tĩnh và chân thành. Dù ta có thể không thấu hiểu hết được những điều mà họ chia sẻ, nhưng ta vẫn có thể cảm thông và chia sẻ với họ. Điều quan trọng là ta cần tránh kiểu lắng nghe hình thức, chỉ lắng nghe để có lắng nghe mà không thực sự hiểu được người khác. Vậy làm thế nào để đạt được sự thông thái? Bước đầu tiên là im lặng và bước thứ hai là biết lắng nghe người khác nói. Chỉ cần lắng nghe và chia sẻ với thái độ chân thành, ta có thể mở cánh cửa tâm hồn của người khác, đem lại hạnh phúc cho gia đình và thành công trong cuộc sống.
Bài siêu ngắn Mẫu 3
Trong cuộc sống chúng ta cần phải học hỏi những kĩ năng cơ bản để phát triển bản thân nhiều hơn nữa, muốn hoàn thiện bản thân chúng ta cần phải siêng năng học hỏi từ mọi người xung quanh, chính lý do đó mà chúng ta cũng cần phải biết lắng nghe nhiều hơn. Khi chúng ta biết lắng nghe, mọi điều sẽ trở nên dễ dàng hơn, biết lắng nghe ý kiến của người khác, biết tôn trọng và trân trọng những giá trị của bản thân. Đó là điều mà chúng ta cần phải khắc phục trong cách giao tiếp hàng ngày, cần lắng nghe và tiếp thu những điều hữu ích, học hỏi những tinh hoa văn hóa, cũng như những giá trị hữu ích cho cuộc đời của chúng ta, luôn biết tạo nên những tinh hoa nhờ việc tinh tế lựa chọn những điều hữu ích để học hỏi trong cuộc sống của mình. Không ngừng học hỏi, nâng cao vốn tri thức cho bản thân, đó là những điều có ý nghĩa, giá trị to lớn cho cuộc sống của chúng ta. Phải luôn biết lắng nghe và học hỏi từ mọi người xung quanh. Cần học hỏi và phát triển bản thân mình mỗi ngày, đó là những điều tạo nên giá trị trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Niềm tin và sự hạnh phúc đó sẽ luôn được đề cao khi chúng ta biết lắng nghe, đồng cảm và thấu hiểu mọi người xung quanh, luôn cố gắng tạo dựng nên những giá trị hữu ích nhất cho cuộc đời của mình. Biết lắng nghe, thấu hiểu, chúng ta sẽ học hỏi được nhiều những giá trị to lớn trong cuộc sống, thấu hiểu, biết cảm thông cho người khác là điều sẽ đem lại sự bình an và sự hạnh phúc cho mỗi con người.
Bài tham khảo Mẫu 1
Sự thấu hiểu, đồng cảm và lắng nghe trong các mối quan hệ của cuộc sống thường nhật là rất quan trọng. Lắng nghe là một nghệ thuật quan trọng trong giao tiếp, giúp xây dựng sự thấu hiểu và gắn kết con người. Nó chỉ được biểu hiện khi con người sẵn sàng chia sẻ, thấu hiểu những tâm tư, tình cảm trong cuộc trò chuyện với thái độ tập trung và tôn trọng đối phương. Sự lắng nghe giúp con người kết nối với nhau, tạo dựng nên những mối quan hệ bền chặt, gắn kết. Đồng thời, người biết lắng nghe sẽ thể hiện được sự chu đáo, tinh tế và lịch sự của bản thân mình. Tuy nhiên trong cuộc sống, vẫn còn tồn tại những người thiếu tinh tế, không sẵn sàng thấu hiếu những cảm xúc của người khác song lại mưu cầu sự lắng nghe của người khác. Chính vì thế, trở thành một người biết lắng nghe là điều vô cùng quan trọng. Để trở thành một người biết lắng nghe, trước tiên, cần rèn luyện sự tập trung cao độ vào người nói. Trong quá trình giao tiếp, bạn nên tránh những yếu tố gây xao lãng như điện thoại hay các công việc khác. Sự chú tâm thể hiện qua ánh mắt, cử chỉ gật đầu, hay những câu phản hồi ngắn gọn như “Vâng”, “Tôi hiểu” giúp người nói cảm nhận được sự quan tâm thực sự. Bên cạnh đó, lắng nghe không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận thông tin, mà còn đòi hỏi khả năng thấu cảm, đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu rõ hơn suy nghĩ, cảm xúc của họ. Ngoài ra, để trở thành một người lắng nghe tốt, cần tránh phán xét hay đưa ra lời khuyên khi người khác chưa thực sự cần. Hãy để họ hoàn thành câu chuyện, thể hiện sự kiên nhẫn và tôn trọng. Khi cần phản hồi, hãy đưa ra ý kiến một cách chân thành, dựa trên sự thấu hiểu thay vì áp đặt quan điểm cá nhân. Cuối cùng, lắng nghe không chỉ là kỹ năng trong giao tiếp, mà còn là biểu hiện của tình yêu thương và sự quan tâm. Một người biết lắng nghe sẽ trở thành chỗ dựa tinh thần đáng tin cậy, tạo dựng những mối quan hệ bền chặt và lâu dài. Vì vậy, mỗi chúng ta cần rèn luyện thói quen lắng nghe mỗi ngày để trở thành một người bạn, một thành viên trong gia đình hay một đồng nghiệp tốt hơn.
Bài tham khảo Mẫu 2
Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng đều gặp phải những khó khăn, gian khổ và cần có người để chia sẻ. Tuy nhiên, cũng có những lúc chúng ta cần lắng nghe tâm sự từ những người xung quanh để đồng cảm và thấu hiểu. Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng và là chìa khóa của thành công trong cuộc sống. Đó là việc chúng ta nhẫn nại và chân thành lắng nghe tâm sự và chia sẻ của người khác để đồng cảm và rút ra bài học cho chính mình. Lắng nghe và đồng cảm với người khác sẽ giúp chúng ta nhận ra và hiểu được nhiều điều hơn và có nhiều bài học quý giá. Nếu biết lắng nghe, chúng ta có thể nhận được những nhận xét và đánh giá của người khác về bản thân, từ đó có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về bản thân để phát huy mặt mạnh và khắc phục mặt yếu. Mỗi người đều có nhu cầu chia sẻ và lắng nghe, và khi chúng ta lắng nghe người khác, chúng ta cũng có thể chia sẻ với họ. Kỹ năng lắng nghe mang lại ý nghĩa và vai trò to lớn đối với cuộc sống con người. Những người biết lắng nghe là những người có lòng kiên trì, nhẫn nại và biết gạt bỏ cái tôi để tiếp thu và lĩnh hội. Bên cạnh đó, lắng nghe còn giúp con người thấu hiểu và bao dung cho nhau, xây dựng một xã hội tích cực và đẹp hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều người chưa biết lắng nghe người khác, chỉ cho rằng lí lẽ của mình là đúng. Cũng có những người chỉ muốn chia sẻ những khó khăn và đau khổ của mình mà không chịu lắng nghe tiếng lòng của người khác. Vì vậy, nếu mỗi người chúng ta bớt đi một chút cái tôi, biết lắng nghe và thấu hiểu một chút thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp.
Bài tham khảo Mẫu 3
Tạo hoá ban cho con người đôi tai để có thể nghe được mọi âm vang của cuộc sống, thế nhưng không phải ai cũng thấu hiểu tầm quan trọng của việc biết lắng nghe để luyện rèn được phẩm chất này. Vậy lắng nghe là gì? Bản thân từ “lắng nghe” có hai tiếng mang lại cho chúng ta những ý nghĩa rất hay. Phải “lắng” thì mới nghe được. Cho nên “lắng” là cửa ngõ của sự “nghe”. Không “lắng” thì không thể “nghe” trọn vẹn. “Lắng” chính là sự im lặng sâu sắc của con tim, là sự thấu hiểu, đồng cảm, tôn trọng đối với người đối diện. Vì thế, lắng nghe ở đây sẽ không chỉ đơn thuần là nghe được những vang động của cuộc sống, mà còn là sự lắng nghe bằng chính chính con tim của mình. Shakespeare từng nói: “Cái đáng sợ nhất là căn bệnh không chịu lắng nghe, đó là một tệ nạn hết sức phổ biến”. Dường như Shakespeare đã thấu hiểu và lan tỏa đến chúng ta tầm quan trọng của việc biết lắng nghe. Nó có thể chỉ đơn giản là hành động chúng ta nhường lời, chú ý, quan tâm đến câu chuyện của người khác trong cuộc giao tiếp; hay một một sớm mai thức dậy, ta lắng nghe được những âm thanh vốn có của sự sống như Chí Phèo đã từng phát hiện thấy khi tỉnh cơn say. Đơn giản là thế, nhưng, sự lắng nghe sẽ không chỉ là việc ta chú ý những âm thanh xung quanh, mà sẽ còn là sự lắng nghe chính bản thân mình nữa. Lắng bằng sự chân thành, nghe bằng cả trái tim để hiểu mình, hiểu người, hiểu cuộc sống và tạo nên những thành công cho riêng bản thân, bạn nhé!


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: người trẻ hiện nay nên sống với ước mơ của mình hay sống theo kỳ vọng của cha mẹ? lớp 12
- Viết bài văn nghị luận (600 chữ) bàn về vấn đề: Từ điểm nhìn của thế hệ thanh niên hôm nay, hãy phác hoạ chân dung một người thành đạt trẻ tuổi. lớp 12
- Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của việc định hướng nghề nghiệp cho tương lai của thế hệ trẻ hiện nay. lớp 12
- Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của việc đứng dậy sau những sai lầm, vấp ngã trong cuộc sống lớp 12
- Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận (600 chữ) so sánh cách thể hiện nỗi nhớ trong hai bài thơ Nhớ (Hàm Anh) và bài thơ Nhớ em (Xuân Diệu) lớp 12
- Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: người trẻ hiện nay nên sống với ước mơ của mình hay sống theo kỳ vọng của cha mẹ? lớp 12
- Viết bài văn nghị luận (600 chữ) bàn về vấn đề: Từ điểm nhìn của thế hệ thanh niên hôm nay, hãy phác hoạ chân dung một người thành đạt trẻ tuổi. lớp 12
- Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của việc định hướng nghề nghiệp cho tương lai của thế hệ trẻ hiện nay. lớp 12
- Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của việc đứng dậy sau những sai lầm, vấp ngã trong cuộc sống lớp 12
- Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận (600 chữ) so sánh cách thể hiện nỗi nhớ trong hai bài thơ Nhớ (Hàm Anh) và bài thơ Nhớ em (Xuân Diệu) lớp 12