Tư duy và tưởng tượng là những năng lực quan trọng mà tuổi trẻ cần trau dồi để có được khả năng sáng tạo. Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600) chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề trên. lớp 12>
Trong thời đại phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, sáng tạo là chìa khóa để con người thích nghi và tạo ra những giá trị mới. Đối với tuổi trẻ – lực lượng quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước – việc trau dồi tư duy và tưởng tượng chính là cách để nâng cao khả năng sáng tạo.
Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Hoá - Sinh - Sử - Địa
Dàn ý
I. Mở bài:
- Giới thiệu về tầm quan trọng của tuổi trẻ và vai trò của tư duy, tưởng tượng trong sáng tạo.
- Nêu luận điểm chính: "Tư duy và tưởng tượng là những năng lực quan trọng mà tuổi trẻ cần trau dồi để có được khả năng sáng tạo".
II. Thân bài:
1. Giải thích:
- Khái niệm:
+ Tư duy: khả năng suy nghĩ, phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề.
+ Tưởng tượng: khả năng hình dung những điều không có thật, sáng tạo ra những ý tưởng mới.
- Mối quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng:
+ Tư duy là nền tảng cho tưởng tượng.
+ Tưởng tượng giúp mở rộng tư duy, khơi nguồn sáng tạo.
2. Chứng minh:
- Vai trò của tư duy và tưởng tượng trong sáng tạo:
+ Giúp con người tìm ra những giải pháp mới, độc đáo cho vấn đề.
+ Thúc đẩy sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật.
+ Góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Biểu hiện của tư duy và tưởng tượng trong sáng tạo:
+ Khả năng đặt câu hỏi, tìm tòi, khám phá.
+ Khả năng liên tưởng, sáng tạo ý tưởng mới.
+ Khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
- Dẫn chứng:
+ Ví dụ về những người thành công nhờ tư duy và tưởng tượng sáng tạo.
+ Thành tựu khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật được sáng tạo từ tư duy và tưởng tượng.
3. Phân tích:
- Tại sao tuổi trẻ cần trau dồi tư duy và tưởng tượng?
+ Tuổi trẻ có nhiều năng lượng, nhiệt huyết và sẵn sàng tiếp thu cái mới.
+ Tuổi trẻ cần trang bị cho mình những năng lực cần thiết để phát triển trong tương lai.
+ Tư duy và tưởng tượng là những năng lực quan trọng giúp tuổi trẻ thành công.
- Cách trau dồi tư duy và tưởng tượng:
+ Đọc sách, học tập, nghiên cứu.
+ Rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện, sáng tạo.
+ Tham gia các hoạt động kích thích tư duy và tưởng tượng.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại luận điểm.
- Nêu lời kêu gọi: Tuổi trẻ cần ý thức được tầm quan trọng của tư duy và tưởng tượng, trau dồi những năng lực này để phát triển bản thân và đóng góp cho xã hội
Bài siêu ngắn Mẫu 1
Trong thời đại phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, sáng tạo là chìa khóa để con người thích nghi và tạo ra những giá trị mới. Đối với tuổi trẻ – lực lượng quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước – việc trau dồi tư duy và tưởng tượng chính là cách để nâng cao khả năng sáng tạo.
Tư duy là khả năng suy nghĩ, phân tích vấn đề một cách logic, còn tưởng tượng là năng lực hình dung những điều chưa từng có. Hai yếu tố này bổ trợ cho nhau và tạo nên nền tảng để con người tạo ra những ý tưởng mới lạ, khác biệt. Tưởng tượng giúp người trẻ bay xa trong suy nghĩ, còn tư duy giúp họ đánh giá và hiện thực hóa ý tưởng đó. Nếu thiếu một trong hai, quá trình sáng tạo sẽ không thể trọn vẹn.
Thực tế cho thấy, nhiều phát minh vĩ đại trên thế giới đều khởi đầu từ sự tưởng tượng phong phú, sau đó được hiện thực hóa nhờ tư duy logic và kiên trì. Người trẻ càng có khả năng tư duy độc lập và tưởng tượng phong phú thì càng dễ tạo ra đột phá trong học tập, công việc và cuộc sống. Đây cũng là phẩm chất cần thiết trong thời đại mới – nơi mà những công việc mang tính lặp lại đang dần bị thay thế bởi máy móc.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều bạn trẻ còn lệ thuộc vào lối học thuộc lòng, thiếu tư duy phản biện và chưa được khuyến khích sáng tạo. Để khắc phục, mỗi người cần chủ động rèn luyện tư duy thông qua việc đọc sách, quan sát, đặt câu hỏi và tham gia các hoạt động thực tế. Đồng thời, hãy nuôi dưỡng trí tưởng tượng qua nghệ thuật, văn học, và sự trải nghiệm đa dạng.
Tư duy và tưởng tượng là nền tảng quan trọng để tuổi trẻ phát huy khả năng sáng tạo. Nếu biết rèn luyện hai năng lực này một cách đúng đắn, người trẻ sẽ tự tin làm chủ tương lai và đóng góp tích cực cho xã hội.
Bài siêu ngắn Mẫu 2
Tuổi trẻ là thời điểm đẹp nhất của cuộc đời – khi con người có sức khỏe, nhiệt huyết và khát khao khám phá. Để phát huy tối đa tiềm năng của tuổi trẻ, mỗi người cần chú trọng rèn luyện tư duy và tưởng tượng – hai yếu tố quan trọng giúp hình thành và phát triển khả năng sáng tạo.
Tư duy là quá trình con người suy ngẫm, phân tích, nhận định về sự vật, hiện tượng. Trong khi đó, tưởng tượng giúp chúng ta hình dung những điều chưa xảy ra, vượt ra khỏi giới hạn của thực tại. Khi kết hợp hai năng lực này, con người có thể nảy sinh ý tưởng mới, giải quyết vấn đề một cách linh hoạt và sáng tạo. Đây là điều rất cần thiết trong bối cảnh xã hội luôn biến đổi như hiện nay.
Một bạn trẻ có tư duy độc lập và trí tưởng tượng phong phú sẽ không ngừng đặt câu hỏi, tìm cách cải tiến những gì đang có và dám thử nghiệm những điều mới. Họ không đi theo lối mòn, không ngại khác biệt – và chính điều đó tạo nên đột phá. Rất nhiều nhà khoa học, nghệ sĩ hay doanh nhân thành công đều là những người biết kết hợp sáng tạo giữa tư duy logic và trí tưởng tượng bay bổng.
Tuy nhiên, nhiều người trẻ hiện nay lại thiếu thói quen suy nghĩ sâu sắc và ít dành thời gian cho việc sáng tạo. Việc quá phụ thuộc vào công nghệ, mạng xã hội hoặc học tập một cách thụ động khiến tư duy bị thui chột, trí tưởng tượng dần mai một. Do đó, tuổi trẻ cần chủ động thay đổi – đọc sách nhiều hơn, trải nghiệm thực tế nhiều hơn và đặc biệt là không ngại tưởng tượng, không sợ sai khi sáng tạo.
Tư duy và tưởng tượng là đôi cánh nâng tuổi trẻ đến với sáng tạo và thành công. Rèn luyện hai năng lực này không chỉ giúp mỗi cá nhân phát triển toàn diện mà còn góp phần xây dựng một xã hội năng động, tiến bộ và giàu trí tuệ.
Bài tham khảo Mẫu 1
Sáng tạo là điều duy nhất tạo ra sự khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại. Bạn có cần mẫn, chăm chỉ, vùi mình vào việc học thì cũng chỉ là một con chuột chỉ biết dùng sức mình mà đào hang thôi. Nhưng nếu bạn biết sáng tạo, tận dụng những công cụ như vượn thì chắc chắn sẽ tạo nên kì tích tiến hóa thành loài người- kẻ đứng đầu. Đó chính là giá trị của sự sáng tạo. tư duy và tưởng tượng là những năng lực quan trọng mà tuổi trẻ cần trau dồi để có được khả năng sáng tạo.
Tư duy là quá trình nhận thức phức tạp của con người, bao gồm khả năng phân tích, suy luận, giải quyết vấn đề, sáng tạo và đưa ra quyết định dựa trên thông tin, kinh nghiệm và logic. Tưởng tượng là sự thăng hoa, mượng tưởng, suy nghĩ vấn đề đi theo những chiều hướng mà bản thân muốn, bản thân nghĩ nó có thể xảy ra. Tư duy cho ta sự nhanh nhạy, phán đoán chính xác và linh hoạt trong suy nghĩ còn tưởng tượng giúp chúng ta có những sáng kiến, ý tưởng độc đáo, thậm chí là "vượt thời đại".
Trong thời đại mà sự phát triển của công nghệ dường như có thể thay thế con người thì sự sáng tạo là một nét khác biệt. AI có thể thay ta làm mọi việc, làm văn, làm toán, đưa ra lời khuyên... chúng dường như đã có thể thay thế vai trò của những ngành nghề khác trong cuộc sống. Nếu không nắm bắt được sự thay đổi và cơ hội của thời cuộc chúng ta nhất định sẽ bị trí tuệ nhân tạo chiếm chỗ và bị bài trừ khỏi cuộc đua. Sáng tạo, năng động trong suy nghĩ sẽ giúp ta biết tận dụng những gì đang có, thậm chí là có thể tận dụng chính kẻ thù (AI) để làm công cụ phát triển cho chính mình. Sự sáng tạo tuyệt vời ấy có được là nhờ quá trình tư duy. Sự tư duy chính là sự vận hành hoạt động của bộ não, giúp phân tích, đánh giá và phản biện những gì bản thân đã nghĩ từ trước. Cuối cùng, chúng cho ra một bản phân tích đánh giá vấn đề và đưa ra những phương pháp, biện pháp đề xuất xử lí. Tưởng tượng đưa ta vào thế giới đặc biệt, độc đáo mà ta muốn hướng tới, nó sẽ đi theo phong cách của riêng ta. Sự tưởng tượng chính là một bản kế hoạch để tư duy xem xét phân tích và đưa ra kết luận xem những tưởng tượng ấy có phù hợp hay không. Tư duy-tưởng tượng- tư duy khiến bộ não như trở thành một văn phòng đánh giá và phát triển sản phẩm của một công ty và kết quả đưa ra chính là sự sáng tạo. Không một phát minh nào trên thế giới này, dù chỉ là chiếc ly,được tạo ra mà không cần tư duy. Sự tư duy là tiên quyết. Không một sự khác biệt, nghệ thuật và sự phát cách nào được tạo ra mà không có sự tưởng tượng. Và kết hợp hai điều này chúng ta có sự khác biệt, sáng tạo. Nói như vậy, tư duy và tưởng tượng là năng lực cực kì quan trọng mà mỗi người trẻ cần phải có.
Không tư duy, ta sẽ trở thành những kẻ ngu ngốc, những cỗ máy cũ kỉ chỉ biết làm theo những gì đã có, đang có mà không biết phán đoán đúng sai, không biết thay đổi, tiếp thu những cái mới, thay thế bằng những cái phù hợp hơn. Sự ra đời của Youtube chính là dấu chấm hết cho đĩa DVD, nếu cứ mãi hoài niệm, mãi sử dụng những thứ lỗi thời, không biết tư duy sẽ trở thành một kẻ lỗi thời. Những người cứ mãi sống với những kỉ niệm, bình thường và nhạt nhẽo sẽ thấy cuộc sống này thật tầm thường mà chán nản dần với cuộc đời. Nhưng nếu biết mơ ước, biết tưởng tượng một cuộc sống mà mình luôn mong muốn, những món đồ đặc biệt với công dụng đặc biệt phục vụ cho mình sẽ tạo nên một thế giới thật sinh động và đầy sự sống. Niềm hạnh phúc khi được sống với những mong muốn trong tưởng tượng sẽ kích hoạt những tế bào tư duy và tạo ra niềm hứng khởi để con người ta bắt tay vào làm, sáng tạo những thứ mình mong muốn. Cuộc sống khi đó sẽ trở nên sinh động, tươi đẹp và dễ dàng hơn biết bao.
Tuy nhiên, hiện thực lại có thấy, những người trẻ-những người đáng ra luôn tràn ngập sự năng động và có vô vàn những thế giớ của riêng mình cùng những tư duy mới lạ, độc đáo thì giờ đây lại là thế hệ ù lì nhất. Chậm chạp trong hành động, lười biếng trong suy nghĩ và chán nản với cuộc sống. Đây là sự thất bại của những chủ nhân tương lai. Ai cũng muốn tương lai được tươi đẹp nhưng lại chẳng biết cách hay thậm chí là chẳng muốn làm cho nó trở nên tươi đẹp. Những người trẻ phải tự nhận thức được hiện thực, vai trò và trách nhiệm của bản thân đối với cuộc đời của chính mình. Tự nhận thức để đánh thức những khả năng, kĩ năng đã ngủ quên. Và người trẻ phải hiểu rằng tư duy và tưởng tượng không phải là thứ "trời cho", mà là kỹ năng có thể rèn luyện. Việc đặt câu hỏi, phân tích vấn đề, phản biện ý kiến đều là những cách rèn tư duy. Việc đọc sách, xem phim, chơi nghệ thuật, viết lách là cách nuôi dưỡng tưởng tượng. Ai cũng có thể bắt đầu từ những việc đơn giản nếu đủ quyết tâm. Thay vì lướt mạng xã hội vô thức, hãy chọn lọc nội dung và chủ động đặt câu hỏi: “Tại sao lại như vậy?”, “Có cách nào khác không?”. Tư duy được hình thành từ thói quen phản ứng có chọn lọc với thông tin. Tham gia các câu lạc bộ, nhóm thảo luận, các khóa học kỹ năng, hoặc đơn giản là kết bạn với những người hay đặt vấn đề, dám nghĩ khác. Môi trường năng động sẽ buộc bạn suy nghĩ và tưởng tượng nhiều hơn.
Tư duy và tưởng tượng là hành trang thiết yếu giúp tuổi trẻ phát huy khả năng sáng tạo và làm chủ tương lai. Trong một thế giới luôn đổi thay, người trẻ không thể chỉ sống dựa vào kiến thức có sẵn, mà cần biết nghĩ khác, làm khác và tạo ra giá trị mới. Rèn luyện tư duy sắc bén và trí tưởng tượng phong phú chính là cách để tuổi trẻ không chỉ theo kịp thời đại, mà còn góp phần định hình nó.
Bài tham khảo Mẫu 2
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, sáng tạo là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội. Để có thể sáng tạo, tư duy và tưởng tượng chính là hai năng lực thiết yếu mà mỗi người, đặc biệt là tuổi trẻ, cần phải trau dồi và phát triển. Bởi vì, chỉ khi có khả năng tư duy sâu sắc và tưởng tượng phong phú, chúng ta mới có thể đưa ra những ý tưởng mới mẻ, độc đáo và đóng góp cho sự đổi mới, sáng tạo của xã hội.
Tư duy là quá trình nhận thức, phân tích, đánh giá và suy luận để giải quyết vấn đề. Một tư duy sắc bén giúp con người nhìn nhận sự vật, hiện tượng dưới nhiều góc độ khác nhau, từ đó tìm ra những giải pháp hiệu quả và sáng tạo. Đối với tuổi trẻ, tư duy logic và phản biện là những kỹ năng quan trọng, giúp họ không chỉ giải quyết các vấn đề trong học tập mà còn trong cuộc sống.
Việc trau dồi tư duy không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu kiến thức mà còn là khả năng đặt câu hỏi, tìm kiếm giải pháp mới cho những vấn đề tưởng chừng như đã được giải quyết. Ví dụ, trong khoa học, những phát minh vĩ đại thường đến từ những câu hỏi tưởng như đơn giản nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc. Einstein, với tư duy vượt trội, đã thay đổi cách chúng ta hiểu về vũ trụ qua lý thuyết tương đối, mở ra những cách tiếp cận hoàn toàn mới cho nền khoa học.
Tưởng tượng là khả năng hình dung những điều chưa từng xảy ra, là sự tạo ra các hình ảnh, ý tưởng, tình huống mới mẻ trong tâm trí. Tưởng tượng giúp con người bay bổng, thoát khỏi giới hạn của thực tại và tìm ra những ý tưởng đột phá. Đặc biệt, đối với tuổi trẻ, tưởng tượng là một phần không thể thiếu trong quá trình sáng tạo.
Tưởng tượng không có giới hạn, nó tựa như một con đường mở rộng cho sự sáng tạo. Một ví dụ điển hình là các nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ hay các nhà sáng chế, tất cả đều cần đến khả năng tưởng tượng phong phú để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật hoặc những phát minh, sáng chế có giá trị. Tưởng tượng cũng là yếu tố quyết định trong việc giải quyết các vấn đề sáng tạo trong cuộc sống hằng ngày. Chính vì vậy, tuổi trẻ cần học cách nuôi dưỡng trí tưởng tượng của mình, không để cho những quy tắc, rào cản bên ngoài bó hẹp khả năng sáng tạo của bản thân.
Mặc dù tư duy và tưởng tượng là hai năng lực riêng biệt, nhưng chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Tư duy giúp tưởng tượng trở nên có mục đích và hiệu quả hơn, trong khi tưởng tượng lại giúp tư duy vượt qua những giới hạn hiện tại để phát triển những ý tưởng mới mẻ.
Khi tuổi trẻ có sự kết hợp hài hòa giữa tư duy và tưởng tượng, họ sẽ có khả năng sáng tạo không chỉ trong học tập mà còn trong công việc và cuộc sống. Việc sáng tạo không chỉ dừng lại ở những phát minh vĩ đại mà còn là khả năng ứng dụng tư duy và tưởng tượng vào các vấn đề thường nhật, giúp giải quyết những tình huống khó khăn, đưa ra những giải pháp tốt hơn.
Tư duy và tưởng tượng chính là nền tảng vững chắc để phát triển khả năng sáng tạo. Đối với tuổi trẻ, việc trau dồi và phát triển hai năng lực này là vô cùng quan trọng, vì chỉ có vậy, họ mới có thể tự tin đóng góp những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo cho xã hội. Chính vì thế, mỗi người trẻ cần nuôi dưỡng khả năng tư duy và tưởng tượng của mình, không ngừng học hỏi và khám phá, để xây dựng một tương lai đầy sáng tạo và tiềm năng.
Bài tham khảo Mẫu 3
Trong kỷ nguyên của đổi mới và phát triển không ngừng, sáng tạo đã trở thành yếu tố cốt lõi giúp con người thích nghi, vượt qua thách thức và kiến tạo tương lai. Để có được khả năng sáng tạo, hai năng lực quan trọng không thể thiếu mà tuổi trẻ cần trau dồi chính là tư duy và tưởng tượng. Đây không chỉ là công cụ để tiếp cận tri thức mới mà còn là nền tảng để bứt phá giới hạn của bản thân và đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội.
Tư duy là khả năng suy nghĩ, phân tích, đánh giá vấn đề một cách logic và sâu sắc. Trong khi đó, tưởng tượng là khả năng hình dung những điều chưa từng có, là “chất liệu thô” để xây dựng nên những ý tưởng sáng tạo. Khi kết hợp cả hai, con người có thể không chỉ giải quyết các vấn đề hiện tại mà còn tạo ra các phương án, sản phẩm hoặc cách tiếp cận hoàn toàn mới mẻ. Đối với tuổi trẻ – lực lượng xung kích, giàu nhiệt huyết và tiềm năng – việc rèn luyện tư duy và tưởng tượng càng trở nên cần thiết để phát triển toàn diện trí tuệ và nhân cách.
Trên thực tế, rất nhiều phát minh và đột phá khoa học trên thế giới đều bắt nguồn từ sự tưởng tượng táo bạo, được củng cố bằng tư duy phân tích chặt chẽ. Thomas Edison từng nói: “Thiên tài là 1% cảm hứng và 99% là mồ hôi công sức”. Cảm hứng ấy chính là sản phẩm của trí tưởng tượng, còn tư duy là công cụ hiện thực hóa nó. Nếu không có khả năng tưởng tượng ra bóng đèn điện, Edison sẽ không thể bắt tay vào chế tạo nó; nếu thiếu tư duy logic và kiên trì, ông cũng khó lòng thành công.
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đã thay đổi cách con người làm việc và học tập. Những kỹ năng lặp đi lặp lại hay kiến thức lý thuyết đơn thuần không còn là lợi thế. Người trẻ cần biết tư duy độc lập, sáng tạo và dám khác biệt. Việc nuôi dưỡng trí tưởng tượng giúp họ không bị đóng khung trong lối mòn, còn rèn luyện tư duy giúp họ đưa những ý tưởng thành hiện thực có giá trị. Đây cũng chính là chìa khóa giúp người trẻ khởi nghiệp thành công, thích ứng nhanh với thị trường lao động biến đổi liên tục.
Tuy nhiên, trong thực tiễn giáo dục và đời sống hiện nay, khả năng tư duy và tưởng tượng của giới trẻ đôi khi chưa được phát huy đúng mức. Chương trình học nặng nề lý thuyết, ít cơ hội thực hành và sáng tạo, cộng với thói quen học thuộc máy móc khiến nhiều bạn trẻ thiếu khả năng phản biện và khám phá. Để khắc phục điều này, người trẻ cần chủ động học hỏi từ thực tế, đọc sách, trải nghiệm nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời không ngại đặt câu hỏi và tranh luận để rèn luyện tư duy. Gia đình, nhà trường và xã hội cũng cần tạo điều kiện để khuyến khích khả năng tưởng tượng và sáng tạo của giới trẻ thay vì bóp nghẹt chúng bằng các khuôn mẫu cứng nhắc.
Tư duy và tưởng tượng là hai yếu tố song hành, không thể tách rời nếu người trẻ muốn vươn tới sự sáng tạo. Việc rèn luyện và phát triển hai năng lực này không chỉ giúp cá nhân trưởng thành hơn mà còn góp phần xây dựng một xã hội đổi mới, tiến bộ và nhân văn. Tuổi trẻ hãy biết trân trọng và nuôi dưỡng trí tưởng tượng bay xa, kết hợp với tư duy sâu sắc để viết nên những câu chuyện thành công cho chính mình và cho cả tương lai đất nước.


- Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta/Mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay. Từ 2 câu thơ trên, em hãy viết bài văn nghị luận khoảng 600 chữ bàn về sự cống hiến của thế hệ trẻ ngày nay. lớp 12
- Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: người trẻ hiện nay nên sống với ước mơ của mình hay sống theo kỳ vọng của cha mẹ? lớp 12
- Viết bài văn nghị luận (600 chữ) bàn về vấn đề: Từ điểm nhìn của thế hệ thanh niên hôm nay, hãy phác hoạ chân dung một người thành đạt trẻ tuổi. lớp 12
- Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của việc định hướng nghề nghiệp cho tương lai của thế hệ trẻ hiện nay. lớp 12
- Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của việc đứng dậy sau những sai lầm, vấp ngã trong cuộc sống lớp 12
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tư duy và tưởng tượng là những năng lực quan trọng mà tuổi trẻ cần trau dồi để có được khả năng sáng tạo. Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600) chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề trên. lớp 12
- Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta/Mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay. Từ 2 câu thơ trên, em hãy viết bài văn nghị luận khoảng 600 chữ bàn về sự cống hiến của thế hệ trẻ ngày nay. lớp 12
- So sánh, đánh giá về hình thức nghệ thuật cách thể hiện nỗi nhớ trong Tây Tiến và Tiếng hát con tàu lớp 12
- Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: người trẻ hiện nay nên sống với ước mơ của mình hay sống theo kỳ vọng của cha mẹ? lớp 12
- Viết bài văn nghị luận (600 chữ) bàn về vấn đề: Từ điểm nhìn của thế hệ thanh niên hôm nay, hãy phác hoạ chân dung một người thành đạt trẻ tuổi. lớp 12
- Tư duy và tưởng tượng là những năng lực quan trọng mà tuổi trẻ cần trau dồi để có được khả năng sáng tạo. Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600) chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề trên. lớp 12
- Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta/Mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay. Từ 2 câu thơ trên, em hãy viết bài văn nghị luận khoảng 600 chữ bàn về sự cống hiến của thế hệ trẻ ngày nay. lớp 12
- So sánh, đánh giá về hình thức nghệ thuật cách thể hiện nỗi nhớ trong Tây Tiến và Tiếng hát con tàu lớp 12
- Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: người trẻ hiện nay nên sống với ước mơ của mình hay sống theo kỳ vọng của cha mẹ? lớp 12
- Viết bài văn nghị luận (600 chữ) bàn về vấn đề: Từ điểm nhìn của thế hệ thanh niên hôm nay, hãy phác hoạ chân dung một người thành đạt trẻ tuổi. lớp 12