Văn bản Ông lão bên chiếc cầu (Hê-minh-uê)


1. Ông lão mặc bộ đồ rất bẩn, đeo đôi kính gọng thép đang ngồi bên lề đường. Có một chiếc cầu phà bắc qua sông.

ÔNG LÃO BÊN CHIẾC CẦU

Hê-minh-uê

1. Ông lão mặc bộ đồ rất bẩn, đeo đôi kính gọng thép đang ngồi bên lề đường. Có một chiếc cầu phà bắc qua sông. Xe chở hàng, xe tải, đàn ông, đàn bà và trẻ con đang vượt qua. Mấy chiếc xe hàng, do lừa kéo, chậm rãi bò lên bờ dốc khi qua khỏi cầu. Binh lính giúp đẩy hộ. Mấy chiếc xe tải chuyển bánh chạy trước. Những người nông dân lê chân trong bụi đất ngập đến mắt cá. Nhưng ông lão vẫn ngồi đấy, không nhúc nhích. Lão quá mệt để đi tiếp. Nhiệm vụ của tôi là băng qua cầu, thăm dò đầu cầu bên kia và tìm xem bước tiến của quân địch. Tôi thu xếp xong mọi thứ rồi quay lại. Bấy giờ chỉ còn vài chiếc xe ngựa và ít người rớt lại, nhưng ông lão vẫn ngồi đó.

2. "Bác từ đâu đến?”, tôi hỏi.

"Từ Xan Các-lốt (San Carlos).", lão đáp và mỉm cười.

Đấy là quê hương của lão. Lão hãnh diện và mỉm cười khi có người nhắc đến.

"Tôi nuôi gia súc.”, lão giải thích.

"Tuyệt!", tôi tiếp lời song thật chưa hiểu hết.

“Ù", lão nói, “tôi ở lại, anh biết đấy, để chăm nom gia súc. Tôi là người cuối cùng rời khỏi thị trấn Xan Các-lốt.".

Trông lão chẳng giống người chăn cừu hay nuôi gia súc tí nào. Tôi nhìn bộ đồ bẩn màu đen, khuôn mặt xám bẩn, đôi kính gọng thép của lão và hỏi: “Chúng thuộc loại nào?".

“Nhiều loài.", lão trả lời và lắc đầu, "Tôi phải để chúng lại.".

Tôi đang quan sát chiếc cầu và miền đồng bằng trông hệt như ở châu Phi của vùng châu thổ E-brô (Ebro)(1) và tự nhủ chẳng biết bao lâu nữa, chúng tôi mới có thể thấy quân thù. Tôi lắng nghe để xem có tiếng động nào là dấu hiệu chứng tỏ chúng đang đến. Ông lão vẫn ngồi đấy.

“Chúng là loại gì?”, tôi hỏi.

"Có ba loại cả thảy”, lão giải thích, “hai con dê, một con mèo, và bốn cặp chim bồ câu.".

“Và bác đã thả chúng?”, tôi hỏi.

“Ừ. Bởi vì pháo. Đại uý bảo tôi phải rời đi bởi vì pháo.".

“Bác sống một mình à?”, tôi tiếp tục hỏi trong lúc đang nhìn về phía bên kia cầu, nơi những chiếc xe ngựa cuối cùng đang vội vã lăn bánh xuống bờ dốc.

“Ừ.", lão đáp, “Chỉ sống với mấy con vật mà tôi mới kể. Con mèo, dĩ nhiên, sẽ tự xoay xở được. Giống mèo có thể tự kiếm ăn lấy. Nhưng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra với các con khác.".

"Bác theo phái nào?”, tôi hỏi.

"Tôi không quan tâm đến chính trị.”, lão đáp, “Tôi đã 76 tuổi. Tôi đã đi được 12 ki-lô-mét. Và tôi nghĩ chẳng nên đi nữa.".

“Bác không thể ở lại nơi này.", tôi nói, "Nếu bác muốn đi nhờ xe, thì hãy còn vài chiếc đang dỗ trên lối rẽ về hướng Tô-rơ-tô-sa (Tortosa)”.

“Tôi ngồi thêm lát nữa”, lão nói, “rồi sẽ đi. Những chiếc xe ấy về đâu?".

“Đến Bác-xê-lô-na (Barcelona)(3).", tôi đáp.

"Tôi không quen ai ở đó”, lão nói, “dẫu sao thì cũng cảm ơn anh. Cảm ơn anh rất nhiều.".

Lão lơ đãng và mệt mỏi nhìn tôi, rồi nói như muốn chia sẻ nỗi lo với người khác:

"Con mèo sẽ tự xoay xở được, tôi chắc thế. Chẳng cần phải lo cho nó. Nhưng còn những con khác. Anh nghĩ gì về chúng?”.

“Chẳng sao, chúng có thể tự lo được.”.

"Anh tin vậy sao?".

"Tại sao không?”, tôi nói, rồi nhìn sang bờ bên kia, nơi ấy bây giờ chẳng còn một

chiếc xe nào nữa.

“Nhưng chúng làm sao tránh được đạn pháo một khi tôi bị buộc phải rời đi vì

pháo kích?".

“Bác có mở chuồng chim ra không?". Tôi hỏi.

"Có.".

“Vậy thì chúng sẽ bay.".

“Ừ, chắc chắn chúng sẽ bay. Nhưng còn những con khác. Tốt hơn hết là không nên nghĩ gì về chúng.”, lão nói.

“Nếu cháu là bác, cháu sẽ đi”, tôi giục, “cố đứng dậy và đi ngay.".

“Cảm ơn.", lão đáp và co chân gượng đứng dậy, lảo đảo rồi ngồi bệt trở lại trên con đường đầy bụi.

"Tôi phải trông nom chúng.”, lão buồn bã nói, nhưng không phải với tôi, “Tôi chỉ quan tâm đến mấy con vật.".

Tôi không biết phải nói gì với lão. Hôm ấy là Chủ nhật Phục sinh. Quân đội phát xít đang tiến về E-brô. Bầu trời u ám dường như sà thấp xuống, vì thế, máy bay của chúng không hoạt động được. Điều ấy cùng với thực tế là giống mèo có thể tự xoay xở, đã mang lại cho ông lão niềm may mắn.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí