Soạn bài Khóc Dương Khuê SGK Ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều>
Chú ý cách sử dụng từ ngữ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến
Nội dung chính
Bài thơ Khóc Dương Khuê là một bài thơ cảm động, đã thể hiện một tình bạn tri âm, tri kỉ của Nguyễn Khuyến đối với Dương Khuê |
Chuẩn bị
Trả lời Câu hỏi Chuẩn bị trang 15 SGK Văn 9 Cánh diều
– Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
– Khi đọc hiểu văn bản thơ song thất lục bát, các em cần chú ý:
+ Bài thơ bắt đầu bằng câu song thất hay lục bát?
+ Xác định chủ đề, bố cục của bài thơ và mối quan hệ giữa các câu thơ trong bài.
+ Tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng. Chú ý nhịp điệu bài thơ và việc sử dụng từ ngữ để diễn tả tình cảm.
- Đọc trước văn bản Khóc Dương Khuê, tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Nguyễn Khuyến và nhà thơ Dương Khuê (1839-1902).
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc trưng thể loại
Tìm hiểu thông tin tác giả qua sách báo, internet
Lời giải chi tiết:
- Khi đọc hiểu văn bản thơ song thất lục bát, các em cần chú ý: cách ngắt câu, ngắt nhịp và gieo vần.
- Tìm hiểu về văn bản Khóc Dương Khuê và nhà thơ Nguyễn Khuyến và nhà thơ Dương Khuê:
* Nhà thơ Nguyễn Khuyến:
- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) lớn lên và sống chủ yếu ở quê nội – làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
- Tuy đỗ đạt cao nhưng ông chỉ làm quan hơn mười năm, còn phần lớn cuộc đời là dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà.
- Nguyễn Khuyến là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.
- Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn, hiện còn 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.
- Đóng góp nổi bật của Nguyễn Khuyến cho nền văn học dân tộc là mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng.
Đọc hiểu 1
Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 16 SGK Văn 9 Cánh diều
Chú ý cách sử dụng từ ngữ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, tìm từ ngữ biểu cảm
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Tác giả sử dụng từ “thôi” và “nước mây man mác” nhằm thể hiện cảm xúc đau đớn, tiếc thương trước sự ra đi của người bạn thân. Từ “thôi” còn giống như một phép nói tránh như chưa muốn chấp nhận sự thật bạn đã mất
Từ “thôi” và “nước mây man mác”: cảm xúc đau đớn, tiếc thương trước sự ra đi của người bạn thân.
Từ “thôi” còn giống như một phép nói tránh như chưa muốn chấp nhận sự thật bạn đã mất
- Tác giả sử dụng nhóm từ “thôi đã thôi rồi” thay cho khái niệm “đã mất”, “đã chết”, “đã qua đời” … một lối nói bình dị, làm giảm bớt sự đau thương.
- Từ “nước mây” liên kết với các từ “man mác”, “ngậm ngùi” diễn tả một trời thương xót, một không gian cách trở bao la, âm dương đôi đường, buồn đau, nặng trĩu.
- Từ “tôi”, “bác” thể hiện một tấm lòng kính trọng và thân mật.
Đọc hiểu 2
Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 16 SGK Văn 9 Cánh diều
Nhà thơ nhắc lại những kỉ niệm gì với bạn? Theo trình tự nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý các từ ngữ thể hiện thời gian
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Nhà thơ nhắc lại những kỉ niệm: từ thuở đăng khoa sớm hôm cạnh nhau, khi chơi nơi dặm khách nghe tiếng suối, khi từng gác cheo leo, nghe con hát cầm xoang, cùng uống rượu, có khi soạn câu văn, cùng nhau chung hoạn nạn…
- Trình tự: hồi tưởng của dòng cảm xúc thời gian
- Những kỉ niệm: từ thuở đăng khoa sớm hôm cạnh nhau, khi chơi nơi dặm khách nghe tiếng suối, khi từng gác cheo leo, nghe con hát cầm xoang, cùng uống rượu, có khi soạn câu văn, cùng nhau chung hoạn nạn…
- Trình tự: thời gian từ quá khứ đến hiện tại
- Nhà thơ nhắc đến những kỉ niệm với bạn theo trình tự thời gian: kéo dài từ tuổi trẻ cho đến lúc về già.
+ Cùng nhau thi đỗ làm quan
+ Cùng nhau rong chơi khắp chốn non nước
+ Cùng ngân nga hát ả đào
+ Cùng nhau uống rượu và bình luận thơ văn
+ Cùng nhau trải qua những buổi hoạn nạn, vật đổi sao rời
+ Cuộc gặp gỡ cuối cùng
Đọc hiểu 3
Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 17 SGK Văn 9 Cánh diều
Nỗi đau mất bạn của tác giả được thể hiện như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản từ câu 25 đến câu 35
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Nỗi đau mất bạn được thể hiện qua sự ngỡ ngàng, bàng hoàng, chân tay rụng rời như không tin vào những điều mình nghe được. Đó là cảm giác bất ngờ, đau đớn khi mất đi một người tri âm, tri kỉ
Nỗi đau mất bạn được thể hiện qua sự ngỡ ngàng, bàng hoàng, chân tay rụng rời như không tin vào những điều mình nghe được.
- Nỗi đau đớn, trống vắng khi bạn mất:
+ Chân tay rụng rời khi nghe tin bạn mất
+ Rượu ngon không có bạn hiền
+ Câu thơ hay không có người bình luận
+ Đàn kia gảy cũng không ai thấu hiểu
=> Mất bạn trở nên cô đơn: rượu không muốn uống, thơ không muốn làm, đàn không gảy...
Đọc hiểu 4
Trả lời Câu hỏi 4 Đọc hiểu trang 17 SGK Văn 9 Cánh diều
Nhà thơ nhắc đến giường treovà đán kia để biểu thị điều gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ chú thích
- Đưa ra nhận xét
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Các điển cố, điển tích “giường treo”, “đàn kia” nói đến những tình bạn khắc cốt ghi tâm, nổi danh kim cổ ở bên Trung Quốc. Qua đó, nói ngắn gọn nhưng lại bày tỏ hết được tâm tư, cảm xúc ẩn sâu của Nguyễn Khuyến khi mất bạn, không còn người tâm giao.
Vai trò: nói ngắn gọn nhưng lại bày tỏ hết được tâm tư, cảm xúc ẩn sâu của Nguyễn Khuyến khi mất bạn
- Điển cố, điển tích được sử dụng:
+ Giường treo
+ Đàn kia
=> Thể hiện sâu sắc tình bạn tri âm, tri kỷ.
Đọc hiểu 5
Trả lời Câu hỏi 5 Đọc hiểu trang 18 SGK Văn 9 Cánh diều
Nhà thơ tự an ủi mình thế nào sau khi bạn mất?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn câu thơ từ 35 đến hết
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Nhà thơ đã tự an ủi mình rằng bạn mình dù có van xin cũng chẳng thể ở lại và sinh lão bệnh tử là việc tất yếu, “tuổi già hạt lệ như sương”, không còn quá nhiều nước mắt để khóc bạn, chỉ biết nỗi đau trong lòng.
Nhà thơ đã tự an ủi mình rằng sinh lão bệnh tử là việc tất yếu, “tuổi già hạt lệ như sương”
Nhà thơ đã từ an ủi mình bằng việc nói về tuổi già vốn ít lệ “hạt lệ như sương” nên chỉ biết khóc trong lòng. Thương bạn gắn liền với bao nỗi nhớ, khóc bạn chuyển thành nỗi niềm như cam chịu số phận bi thương.
CH cuối bài 1
Trả lời Câu hỏi 1 CH cuối bài trang 18 SGK Văn 9 Cánh diều
Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát qua bài Khóc Dương Khuê?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và kiến thức về thơ song thất lục bát
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Trong 2 câu 7 chữ: chỉ chữ thứ 3, 5 và 7 cần phải tuân theo đúng niêm luật.
Trong câu 6 chữ: chỉ chữ thứ 2, 4 và 6 thực hiện theo đúng niêm luật.
Trong câu 8 chữ: chỉ chữ thứ 2, 4, 6 và 8 theo đúng niêm luật.
Những chữ còn lại có thể chọn thanh bằng hay trắc tùy ý, chỉ cần đọc nghe xuôi tai là được.
Thơ song thất lục bát sẽ có 4 câu được đi liền với nhau, trong đó hai câu 7 tiếng (câu thất 1 và câu thất 2), tiếp đến là câu lục và câu bát.
Luật vần ở câu lục và bát hoàn toàn giống thơ lục bát. Còn đối với 2 câu thất thì luật thanh không phải ở các từ 2-4-6 giống như những thể thơ khác, thay vào đó là cần chú ý vào các tiếng 3-5-7.
· Câu thất 1: các tiếng 3-5-7 có thứ tự là T-B-T
· Câu thất 2: các tiếng 3-5-7 có thứ tự là B-T-B
· Các tiếng 1-2-4-6 còn lại sẽ tự do về thanh.
Nếu như ở các thể thơ khác chỉ gieo vần ở thanh bằng, thì thơ song thất lục bát lại gieo vần ở cả thanh bằng và trắc. Tiếng thứ 7 của câu thất 1 thanh trắc sẽ được vần với tiếng thứ 5 của thanh trắc ở câu thất 2.
Tiếng thứ 7 của câu thất 2 thanh bằng sẽ được vần với tiếng thứ 6 của câu lục kế.
- 2 câu 7 chữ: chỉ chữ thứ 3, 5 và 7 cần phải tuân theo đúng niêm luật.
- Câu 6 chữ: chỉ chữ thứ 2, 4 và 6 thực hiện theo đúng niêm luật.
- Câu 8 chữ: chỉ chữ thứ 2, 4, 6 và 8 theo đúng niêm luật.
- Những chữ còn lại có thể chọn thanh bằng hay trắc phù hợp
- Thơ song thất lục bát sẽ có 4 câu được đi liền với nhau, trong đó hai câu 7 tiếng (câu thất 1 và câu thất 2), tiếp đến là câu lục và câu bát.
- Luật vần ở câu lục và bát hoàn toàn giống thơ lục bát. Còn đối với 2 câu thất thì luật thanh không phải ở các từ 2-4-6 giống như những thể thơ khác, thay vào đó là cần chú ý vào các tiếng 3-5-7.
+ Câu thất 1: các tiếng 3-5-7 có thứ tự là T-B-T
+ Câu thất 2: các tiếng 3-5-7 có thứ tự là B-T-B
+ Các tiếng 1-2-4-6 còn lại sẽ tự do về thanh.
- Gieo vần ở cả thanh bằng và trắc. Tiếng thứ 7 của câu thất 1 thanh trắc sẽ được vần với tiếng thứ 5 của thanh trắc ở câu thất 2.
- Tiếng thứ 7 của câu thất 2 thanh bằng sẽ được vần với tiếng thứ 6 của câu lục kế.
- Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát qua bài Khóc Dương Khuê là:
+ Bài thơ bất đầu bằng câu lục bát
+ Mỗi khổ thơ đều có một vần trắc và ba vần bằng
+ Các câu có thể ngắt nhịp 3/4 hoặc 3/2/2; hai câu sáu – tám ngắt theo thể lục bát.
CH cuối bài 2
Trả lời Câu hỏi 2 CH cuối bài trang 18 SGK Văn 9 Cánh diều
Sự kiện tạo ra nguồn cảm xúc để Nguyễn Khuyến viết bài thơ là gì? Sự kiện ấy chi phối bố cục của bài thơ như thế nào? Cho biết ý chính của mỗi phần theo bố cục đó.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và tìm hiểu thêm về hoàn cảnh sáng tác
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Sự kiện: sự ra đi của người bạn thân nhất của ông là Dương Khuê
- Bố cục và ý chính:
Phần 1 (hai câu thơ đầu): Nỗi đau khi nghe tin bạn mất.
Phần 2 (từ câu 3 đến câu 22): Những kỉ niệm về tình bạn qua dòng hồi tưởng của tác giả.
Phần 3 (đoạn còn lại): Sự đau đớn, hụt hẫng khi quay trở lại đối diện với hiện thực.
- Sự kiện: sự ra đi của người bạn thân nhất của ông là Dương Khuê
- Bố cục:
+ Hai câu thơ đầu: Nỗi đau khi nghe tin bạn mất.
+ Câu 3 đến câu 22: Những kỉ niệm về tình bạn qua dòng hồi tưởng của tác giả.
+ Còn lại: Sự đau đớn, hụt hẫng khi quay trở lại đối diện với hiện thực.
- Sự kiện tạo ra nguồn cảm xúc để Nguyễn Khuyến viết bài thơ là người bạn tri kỉ của ông là Dương Khuê đã ra đi.
- Bố cục của bài thơ: gồm 3 phần:
+ Phần 1. Hai câu thơ đầu: Nỗi đau mất bạn của nhà thơ.
+ Phần 2. Tiếp theo đến “Mừng rằng bác hãy tinh thần chưa can”: Hồi tưởng kỉ niệm đẹp đẽ về tình bạn.
+ Phần 3. Còn lại: Nỗi cô đơn của hiện tại.
CH cuối bài 3
Trả lời Câu hỏi 3 CH cuối bài trang 18 SGK Văn 9 Cánh diều
Hãy phân tích để thấy được việc thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến trong hai dòng thơ đầu khi nghe tin bạn mất
Phương pháp giải:
Đọc kĩ 2 dòng thơ đầu, tìm các từ chỉ trạng thái, cảm xúc
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Nỗi đau đớn lúc nghe tin bạn qua đời: sử dụng điệp ngữ “thôi” với mức độ biểu cảm cao, sử dụng các từ láy “man mác”, “ngậm ngùi” diễn tả tâm trạng đau đớn, buồn bã trước sự ra đi của người bạn đồng niên
Nguyễn Khuyến đau đớn, buồn bã trước sự ra đi của người bạn đồng niên
- Tình cảm của Nguyễn Khuyến được thể hiện trong hai dòng thơ đầu khi nghe tin bạn mất là một tiếng than, tiếng nấc đau đớn.
"Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta".
Một sự thảng thốt xót thương cất lên, tưởng như bất ngờ bị đánh rơi mất một cái gì vô cùng quý báu. Nhóm từ "thôi đã thôi rồi" thay cho khái niệm "đã mất", "đã chết", "đã qua đời"... một lối nói bình dị, làm giảm bớt đi nỗi đau đớn ghê gớm đối với tuổi già
CH cuối bài 4
Trả lời Câu hỏi 4 CH cuối bài trang 18 SGK Văn 9 Cánh diều
Những kỉ niệm nào về tình bạn đã được tác giả hồi tưởng như thế nào và theo trình tự nào trong đoạn thơ từ dòng 3 đến dòng 22?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản từ dòng 3 đến 22
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Những kỉ niệm tình bạn đẹp đẽ:
+ Thuở đăng khoa, sớm hôm cùng nhau.
+ Kính yêu, khác đâu duyên trời.
+ Cùng nhau trải qua nhiều khoảng thời gian quý báu: lúc chơi nơi dặm khách, khi từng gác cheo leo, lúc rượu ngon cùng nhắp, khi bàn soạn câu văn.
+ Cùng nhau trải qua nhiều gian khó, biến cố cuộc đời: buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn, phận đẩu thăng chẳng dám tham trời.
- Trình tự thời gian và theo dòng cảm xúc hồi tưởng
- Những kỉ niệm tình bạn đẹp đẽ được hồi tưởng theo trình tự thời gian và theo dòng cảm xúc hồi tưởng:
+ Thuở đăng khoa, sớm hôm cùng nhau.
+ Kính yêu, khác đâu duyên trời.
+ Cùng nhau trải qua nhiều khoảng thời gian quý báu
+ Cùng nhau trải qua nhiều gian khó, biến cố cuộc đời
- Những kỉ niệm về tình bạn đã được tác giả hồi tưởng theo trình tự thời gian: kéo dài từ thời trẻ đến khi về già.
+ Cùng nhau thi đỗ làm quan
+ Cùng nhau rong chơi khắp chốn non nước
+ Cùng ngân nga hát ả đào
+ Cùng nhau uống rượu và bình luận thơ văn
+ Cùng nhau trải qua những buổi hoạn nạn, vật đổi sao rời
+ Cuộc gặp gỡ cuối cùng
=> Những kỉ niệm sâu sắc với người bạn quá cố, một tình bạn đẹp nhất, tự hào nhất.
CH cuối bài 5
Trả lời Câu hỏi 5 CH cuối bài trang 18 SGK Văn 9 Cánh diều
Hãy phân tích tâm trạng của nhà thơ được diễn tả trong đoạn thơ từ dòng 23 đến hết?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đưa ra phân tích, nhận xét
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Nỗi trống vắng khi bạn mất được biểu hiện qua những hình ảnh:
+ Chân tay rụng rời: nỗi đau tinh thần chuyển hóa thành nỗi đau thể xác.
+ Rượu ngon không có bạn hiền, câu thơ nghĩ đắn đo không viết, viết đưa ai, ai biết mà đưa: không có người tri âm, tri kỉ, không có người thấu hiểu.
+ Giường kia treo cũng hững hờ, đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn: vật còn mà người đi vật, đồ vật trở nên vô tri.
Biện pháp tu từ:
+ Phép điệp liên hoàn, điệp vòng tròn: Không mua không phải không tiền không mua; Viết đưa ai, ai biết mà đưa.
+ Thủ pháp đối lập giữa cái còn và cái mất, vật còn mà người đã đi xa
+ Sử dụng thể thơ song thất lục bát, thể thơ quen thuộc của ngâm khúc để bày tỏ cảm xúc da diết, quặn thắt.
- Những hình ảnh:
+ Chân tay rụng rời
+ Rượu ngon không có bạn hiền, câu thơ nghĩ đắn đo không viết, viết đưa ai, ai biết mà đưa
+ Giường kia treo cũng hững hờ, đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn
- Biện pháp tu từ:
+ Điệp liên hoàn, điệp vòng tròn: Không mua không phải không tiền không mua; Viết đưa ai, ai biết mà đưa.
+ Thủ pháp đối lập: cái còn - cái mất, vật còn mà người đã đi xa
+ Thể thơ song thất lục bát
- Nỗi câu đớn cực tả, bàng hoàng không kể xiết của tác giả được thể hiện qua hình ảnh “chân tay rụng rời”. Đoạn thơ thể hiện sâu sắc tâm lí và tình cảm người già khi được tin bạn mất:
"Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,
Tôi lại đau trước bác mấy ngày.
Làm sao bác vội về ngay?
Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời!".
Các tiếng "tôi" và "bác" xuất hiện nhiều lần trong đoạn thơ như hai linh hồn đang nương tựa vào nhau; nỗi đau buồn như được nhân lên gấp bội.
- Bạn hiền đã mất, còn lại mình Nguyễn Khuyến với nỗi cô đơn, trống vắng thì thiết tha gì những thú vui từng một thời say đắm, rượu ngon cũng trở nên vô vị, thú vui làm thơ cũng dần chán nản, bởi còn đâu người hợp ý để vui vầy, sẻ chia nữa. Tình cảm thắm thiết tri âm, tri kỷ ấy sánh ngang với điển cố của người xưa như tình bạn giữa Trần Phồn - Từ Trĩ, như Tử Kỳ - Bá Nha, sâu nặng, ân nghĩa vô cùng.
"Ai chẳng biết chán đời là phải,
Vội vàng sao đã mải lên tiên;
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa;
Giường kia treo những hững hờ,
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn."
- Quay về với thực tại, trước vong linh người bạn hiền quá cố, Nguyễn Khuyến cuối cùng cũng đã thoát khỏi cái hồi tưởng xa xăm, trở về với hiện thực đau đớn, xót xa. Nhưng dẫu Dương Khuê có chết đi, thì tình cảm giữa hai người vẫn trường tồn mãi mãi, là thứ trân quý nhất trong cuộc đời mà Nguyễn Khuyến hằng trân trọng.
"Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,
Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương;
Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!"
Nỗi đau đớn ấy đã không thể chảy thành hàng lệ dài, mà Nguyễn Khuyến giấu nó vào trong góc sâu nhất của trái tim, để tưởng nhớ mãi về một người bạn hiền tri âm tri kỷ. Những câu thơ cuối là lời buông thật nhẹ nhàng, buồn tủi, là sự chấp nhận của tâm hồn thi sĩ trước sự ra đi của bạn mình. Thôi đành hẹn kiếp sau lại được làm tri kỷ, kiếp này duyên trời coi như đã hết.
CH cuối bài 6
Trả lời Câu hỏi 6 CH cuối bài trang 18 SGK Văn 9 Cánh diều
Phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ nổi bật trong bài Khóc Dương Khuê
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ và xác định biện pháp tu từ
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Cách nói giảm: Bác Dương thôi đã thôi rồi! , nhằm làm giảm đi những mất mát đau thương.
Biện pháp nhân hóa: Nước mây man mác. Nhằm diễn tả sự ra đi của bạn cũng khiến đất trời thương xót.
Cách nói so sánh: Tuổi già giọt lệ như sương.
Các câu hỏi tu từ trong đoạn cuối bài thơ. Hàng loạt các câu thơ như: Làm sao bác vội về ngay; Vội vàng sao đã mải lên tiên, ... Để rồi lắng đọng trong những câu thơ hụt hẫng, chơi vơi:
Cách sử dụng lối liệt kê: Có lúc, có khi, cũng có khi… nhằm tái hiện những kỉ niệm về tình bạn thân thiết và tấm lòng của nhà thơ đối với bạn.
Ngoài ra, tác giả đã dùng một loạt điển tích, điển cố về tình bạn tri âm để diễn tả nỗi đau mất bạn một cách sâu sắc ở đoạn thơ cuối cùng.
Cách nói giảm: Bác Dương thôi đã thôi rồi!
Biện pháp nhân hóa: nước mây man mác...
Cách nói so sánh: Tuổi già giọt lệ như sương
Cách sử dụng lối liệt kê: Có lúc, có khi, cũng có khí... nhằm tái hiện những kỉ niệm về tình bạn thân thiết và tấm lòng của nhà thơ với bạn.
Hư từ: Thôi à Tiếng than nhẹ nhàng, gợi cảm, đau đột ngột khi vừa nghe tin bạn mất. Nghệ thuật nói giảm, cách dùng hư từ và những hình ảnh mang tính tượng trưng, làm nhẹ nỗi đau đớn khi nghe tin bạn mất.
Ngôn ngữ thơ đạt đến mức trong sáng tuyệt vời: Lặp 5 từ không trong tổng số 14 từ để diễn tả một cái không trống rỗng đến ghê gớm khi mất bạn.
Cách sử dụng từ và hình ảnh, sử dụng điển tích, âm điệu của câu thơ song thất lục bát, nhân vật trữ tình tự bộc lộ tâm trạng.
Cách kết cấu trùng điệp ở những câu thơ nói trên tạo được cảm giác nghe tiếng khóc nức nở không dứt.
Hạt lệ như sương tượng trưng cho tình bạn cao đẹp của Nguyễn Khuyến trong bài Khóc Dương Khuê.
CH cuối bài 7
Trả lời Câu hỏi 7 CH cuối bài trang 18 SGK Văn 9 Cánh diều
Bài thơ Khóc Dương Khuê giúp em nhận thức gì về tình bạn, tình người trong cuộc sống?
Phương pháp giải:
Rút ra nhận xét, bài học từ câu chuyện của tác giả
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Bài thơ giúp em hiểu rằng tình bạn là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý trên cuộc đời này. Chính vì vậy, chúng ta cần quý trọng tình bạn chân thành
Tình bạn là thứ tình cảm vô cùng đẹp đẽ, đáng trân trọng trong cuộc đời này
Khóc Dương Khuê là bài thơ cảm động và sâu sắc của Nguyễn Khuyến viết để tưởng nhớ về người bạn quá cố. Qua đó giúp em nhận thức được những tình cảm đáng quý, thiết tha sâu nặng giữa những người tri kỷ, đồng thời ca ngợi, trân trọng và giữ gìn tình bạn mà mình đang có.
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 1 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều
- Soạn bài Phò giá về kinh SGK Ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều
- Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ SGK Ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều
- Soạn bài Phân tích một tác phẩm thơ SGK Ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều
- Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến SGK Ngữ văn 9 tập 1 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Văn bản Phân tích bài "Khóc Dương Khuê"
- Văn bản Về truyện "Làng" của Kim Lân (Nguyễn Văn Long)
- Văn bản Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Đình Chú)
- Văn bản Đình công và nổi dậy (trích vở kịch Kim tiền - Vi Huyền Đắc)
- Văn bản Người thứ bảy (Mu-ra-ka-mi)
- Văn bản Phân tích bài "Khóc Dương Khuê"
- Văn bản Về truyện "Làng" của Kim Lân (Nguyễn Văn Long)
- Văn bản Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Đình Chú)
- Văn bản Đình công và nổi dậy (trích vở kịch Kim tiền - Vi Huyền Đắc)
- Văn bản Người thứ bảy (Mu-ra-ka-mi)