Tình trạng giao thông đô thị của nước ta là một vấn đề nhức nhối... Anh (chị) suy nghĩ gì về vấn đề này?


Câu chuyện xảy ra thành phố Ottawa, thủ đô Canada, khiến chúng ta suy ngẫm. Một cậu bé chạy xe đạp ngoài phô\', phạm một lỗi giao thông nào đó. Vừa lúc một xe cảnh sát tuần tra chạy đến.

Bài làm
Câu chuyện xảy ra thành phố Ottawa, thủ đô Canada, khiến chúng ta suy ngẫm. Một cậu bé chạy xe đạp ngoài phô', phạm một lỗi giao thông nào đó. Vừa lúc một xe cảnh sát tuần tra chạy đến. Anh cảnh sát dừng xe, giải thích cho cậu bé biết là cậu đã phạm luật giao thông, nhắc nhở cậu bé rồi cho cậu đi tiếp mà không phạt gì cả. Nếu chú trọng vào thực tiễn trong cuộc sống, có cách làm hợp lí thì VN vẫn có thể đạt kết quả như nhiều nước khác đã làm được.
Nhưng cậu bé về nhà vẫn ấm ức, thuật lại cho mẹ mình sự cố bị cảnh sát “chặn đường giảng dạy”. Bà mẹ hỏi cậu có nói lời nhận lỗi gì không, cậu đáp rằng không. Thế là bà mẹ dắt đứa cậu bé đến sở cảnh sát và bắt phải nhận lỗi với anh cảnh sát kia và hứa sẽ không tái phạm.
Bà mẹ đã thể hiện một nét văn hóa đáng ca ngợi. Chứ theo thói thường thì hoặc là tỏ ra bực tức tại sao cảnh sát dám động đến “quý tử” của mini: hoặc khá lắm là lắc đầu rồi bỏ qua. Bà mẹ trên đã hành động đúng, làm gương tốt cho con cái noi theo.
Trên các đường phô' VN, có rất nhiều phương tiện giao thông do cha mẹ hoặc người thân đưa con trẻ đến trường và đón về nhà. Nếu những người lớn này tôn trọng luật lệ giao thông thì họ sẽ tạo được bước thay đổi không hề nhỏ trong nhận thức của các em. Nếu con trẻ học luật giao thông trong trường mà khi ra ngoài đường thấy cha mẹ chúng cứ bất chấp luật giao thông thì bài học trong trường chẳng có tác dụng gì cả! Kế đến, các thầy cô giáo cũng cần tạo nếp văn hóa giao thông tốt để làm gương cho học trò. Nếu có ai soi mói, chế nhạo khi họ tuân thủ luật giao thông cho dù không có cảnh sát đứng gác, thì họ cũng có thể đáp lại: “Để tôi làm gương cho học trò tôi”. Thiên chức nhà giáo là không những truyền đạt kiến thức cho học trò mà còn phải đào tạo học trò thành con người tốt trong xã hội. Nếu thầy cô chỉ biết truyền đạt kiến thức mà nêu gương xấu khi thiếu văn hóa giao thông thì chỉ mới hoàn tất phân nửa thiên chức của mình. 

Đến phiên viên chức cũng nên làm gương tốt cho người dân. Ở các nước tiên tiến, dù là xe thủ tướng hay bộ trưởng vi phạm luật giao thông vẫn bị phạt. Người bị phạt không vì thế mà cảm thấy khó chịu vì họ đã có tinh thần tôn trọng luật pháp. Gộp lại, ba thành phần cha mẹ, thầy cô giáo và viên chức nếu nêu gương tốt trong văn hóa giao thông thì kết quả sẽ lớn lao vì ba thành phần này chiếm tỉ lệ đa sô' trong số người tham gia giao thông.
Cần mở phong trào tuyên truyền học tập và làm việc để nêu gương. Có thể thử nghiệm kết quả: Nếu ở một ngã tư không có cảnh sát đứng gác mà cả cha mẹ, thầy cô giáo và viên chức đều dừng lại đúng chỗ khi đèn đỏ, thế là đạt. Cũng vậy đối với một tuyến đường không có bóng dáng cảnh sát mà cả cha mẹ, thầy cô giáo và viên chức đều không chạy trái chiều, không lấn tuyến, không chạy quá tốc độ quy định, không làm điều cấm khi có bảng cấm thì việc chấp hành luật giao thông sẽ có một sự chuyển biến lớn trong đời sống lễ hội. Khi cha mẹ và thầy cô giáo của học sinh và sinh viên đều nêu gương tốt thì họ sẽ chuyển biến theo, không dám làm ngược lại. Có thể áp dụng việc chế tài học trò: Ai vi phạm luật giao thông thì có thể bị trừ điểm khen thưởng hoặc phải làm lao động công ích trong trường... Việc khen thưởng và
chế tài cũng có thể được thực hiện trong giới viên chức, bằng cách đưa vào quy chế thi đua hằng năm ở các cơ quan, đơn vị...

Nói văn hóa giao thông nghe có vẻ cao vời nhưng nếu chú trọng vào thực tiễn trong cuộc sống, có cách làm hợp lí thì VN vẫn có thể đạt kết quả như nhiều nước khác đã làm được.

                                                                           loigiaihay.com


Bình chọn:
3.4 trên 5 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí