Suy nghĩ về hiện tượng sau đây trong xã hội ta ngày xưa: Tháng giêng là tháng ăn chơi>
Tết nhất vui vẻ nhân ngấm một chút men rượu, một bạn hiền trong bàn cao hứng "sửa một tí" mấy câu ca dao quen thuộc mà đọc thầm: "Tháng giêng là tháng ăn chơi. Tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè. Tháng tư lẳng lặng mà nghe. Cái nghèo nó đến bên hè chói chang"
Gợi ý
- Đây là một hiện tượng đời sống phổ biến trong xã hội Việt Nam từ xưa và phần nào còn ảnh hưởng đến ngày nay.
- Hiện tượng này nảy sinh từ đâu?
+ sau tết nguyên đán có nhiều lễ hội (viếng chùa, nguyên tiêu,...)
+ tâm lí sau một năm vất vả, muốn tận hưởng chút an nhàn.
- Đây cũng là nét đẹp tồn tại lâu đời trong nếp sống nông nghiệp của cha ông ta.
- Hậu quả:
+ “Tháng giêng ăn nghiêng bồ thóc”.
+ Đời sống trở nên trì trệ.
- Xã hội ngày nay:
+ Dư âm tuy vẫn còn, nhưng không đáng lo ngại.
+ Sắp xếp cá nhân để tham gia lễ hội hợp lí hơn.
+ Các đô thị, tháng giêng có khi là tháng làm lụng sôi nổi.
- Nên lưu giữ câu ca dao thành kỉ niệm đẹp về cha ông ta ngày xưa.
BÀI THAM KHẢO
Tết nhất vui vẻ nhân ngấm một chút men rượu, một bạn hiền trong bàn cao hứng "sửa một tí" mấy câu ca dao quen thuộc mà đọc thầm: "Tháng giêng là tháng ăn chơi. Tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè. Tháng tư lẳng lặng mà nghe. Cái nghèo nó đến bên hè chói chang". Đọc xong lại cùng nhàn đàm tại chỗ về câu thứ nhất, tạm viết ra đây.
Đối với không ít người, tháng giêng không phải là tháng "ăn chơi" mà là “tháng..." "ăn làm". Họ vừa ăn Tết, vừa làm việc, nhiều trường hợp căng thẳng hơn cả ngày thường. Đấy là những người tham gia hoạt động trong "nền công nghiệp phục vụ Tết". Hãy lấy ví dụ mấy ngày qua, những người đứng chân trong khu vực thương mại, bán hàng ở các siêu thị, các chợ đầu mối, chợ bán sỉ bán lẻ, cửa hàng thực phẩm rau quả có "rút chân" ra khỏi vị trí của mình để đi "ăn chơi" không? Chắc là chẳng thể. Vì nhu cầu xã hội và cung cách làm ăn đua tranh thời mới không cho phép những nhà quản lí ngưng "làm" để "chơi". Họ phải điều hành nhân viên có mặt thường trực trên thị trường. Mồng 3 Tết năm nay các siêu thị của hệ thống Coop Mart bán cả chục tấn gà tươi nguyên con mỗi ngày cho khách tiêu dùng ở Sài Gòn. Thế đó, khi bộ máy của "nền công nghiệp Tết" vận hành theo nhịp thở gấp gáp của đời sống đô thị hiện đại thì nó không thể điềm nhiên dừng lại ở "múi giờ" giao thừa để "ăn chơi" suốt tháng giêng. Mà như ta thấy, ngay hai ngày đầu năm mới, Vissan mở hàng sát sinh "hóa kiếp" cho hơn 500 chú lợn và bò để đưa thịt chúng ra thị trường "tươi sống". Những cửa tiệm tạp hóa quanh năm bày bán cả trăm cả nghìn mặt hàng, đến mùng một, mùng hai nhiều cửa tiệm không muốn chờ ngày tốt để mở cửa bán tân niên, mà cứ thế theo đà "năm cũ rủ năm mới" nối liền một mạch đón khách ngay sáng sớm đầu năm. Mồng 3 mồng 4 tết, nhiều công ti như Bibica (Bánh kẹo Biên Hòa) hoặc Fahasa (Phát hành sách TP.HCM) đã sớm hoạt động. Bây giờ thử nhìn sang khu vực giải trí. Tuần đầu năm cả triệu lượt khách tìm đến các tụ điểm vui xuân, các công viên văn hóa như Đầm Sen, Suối Tiên, các nơi mở hội hoa xuân, bày cây cảnh như Tao Đàn, đường Nguyễn Huệ - TP.HCM, các điểm biểu diễn văn nghệ, rạp hát, rạp chiếu bóng, đại khái những chỗ nào đáp ứng nhu cầu vui chơi ba ngày Tết của dân. Ở những nơi đó, cả một guồng máy những người thường trực đảm đương nhiều phần việc khác nhau nhằm phục vụ cho kịp. Có chỗ khởi động công việc từ "trong tết'', ra ''ngoài tết", sang cho tới "mồng 11, mồng 12", mãi đến rằm tháng giêng chưa chắc đã dứt. Vì rằm tháng giêng lại sẽ bùng lên một loạt dịch vạ liên quan đến Tết Thượng nguyên của người Việt ta cũng là Tết Nguyên tiêu của người Hoa. Nào hương đèn, áo giầy, bánh trái, xe cộ, xăng dầu, đồ ăn uống... Có người tiêu thụ ắt phải có kẻ buôn bán. Nghĩa là có người vẫn "đi làm" chứ chẳng "ngồi chơi''. Ai chơi thì chơi, chứ không có người "làm" lấy gì để "chơi". Như ai nấy đều biết qua hệ thống thông tin đầu năm, thì Tết này có ngót 3 vạn bà con Việt kiều về quê ăn Tết, và 140.000 khách nhập cảnh qua sân bay Tân Sơn Nhất, một sô' trong đó sẽ đi lịch đó đây, lên Đà Lạt, ra Nha Trang, về Long Xuyên, Hà Tiên, viếng Hội An, Đà Nẵng, cư ngụ tại các khách sạn, đi lại qua các bến, ga, phô' chợ... Cộng với sô' lượng người du lịch và khách vãng lai trong nước, nhu cầu sinh hoạt của tất cả họ đòi hỏi số người làm việc đầu tháng giêng không thể vắng mặt. Sau Tết Bính Tuất, cùng với đồng nghiệp, vừa dắt xe ra đường trong đầu tôi chợt lóe lên câu ca dao đã nhàn đàm với bạn: Tháng giêng là tháng ăn chơi", ừ, muốn ăn thì ăn, muốn chơi thì chơi, nhưng đâu chỉ "ăn chơi" suông, mà quanh ta đã bắt đầu khởi động nhịp quay nhanh của sinh hoạt đời mới. Trốt lại câu ca "tháng giêng ăn chơi” vẫn còn nguyên giá trị tinh thần gọi ta liên tưởng tới các phong thái làm việc điềm dạm từ tốn ngày xuân, cũng phản ảnh phần nào sinh hoạt của một xã hội nông nghiệp xưa.
Ngày nay nhịp sống công nghiệp ở đô thị cho thấy tháng giêng là tháng ẳn làm" và "làm ăn" của nhiều giới. Và trước hết đối với giới công chức, cán bộ công nhân viên Nhà nước thì không thể ăn chơi" theo cái nghĩa đen sì sì như câu ấy. Song theo nghĩa "thăng hoa" ta vẫn thấy lòng mát dịu khi đọc lại mấy câu ca cũ. Bởi nghe như có một ngọn gió đồng xa xôi, từ quê nhà thổi đến, vĩnh viễn làm rung những cánh chuồn chuồn hoặc những vòm hoa ớt rực đỏ trong kỉ niệm ngày kia...
loigiaihay.com