Soạn văn 11, ngữ văn 11 Cánh Diều Bài 2: Thơ văn Nguyễn Du

Soạn bài Thực hành đọc hiểu Anh hùng tiếng đã gọi rằng SGK Ngữ văn 11 tập 1 Cánh diều - chi tiết


Cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về mình và khi nói Từ Hải có gì đáng lưu ý? Lời Từ Hải nói với Thúy Kiều cho thấy Từ Hải là một người như thế nào?

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh


Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Đoạn thơ ca ngợi Từ Hải là một anh hùng đích thực giàu nghĩa khí qua đó nêu bật và khẳng định cảm hứng nhân văn, nói lên khát vọng tự do của con người thời đại.

Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 49, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý cách xưng hô của Thúy Kiều khi đối thoại với Từ Hải


Phương pháp giải:

Đọc 8 câu thơ đầu để tìm ra được cách xưng hô.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

"bồ liễu": Loài cây rụng lá sớm nhất về mùa đông; dùng để ví người phụ nữ, quan niệm là yếu đuối.

"sấm sét": Ở đây chỉ Từ Hải là người ra tay nhanh chóng, rõ ràng.

→ Khi xưng hô với Từ Hải, Thúy Kiều tự nhận mình là một người con gái yếu đuối và Từ Hải là bậc anh hùng, là người quyết đoán đã giúp nàng trả thù. Qua đó có thể thấy đối với Từ Hải, Thúy Kiều rất biết ơn và kính trọng.


Xem thêm
Cách 2

Cách xưng hô của Thúy Kiều khi đối thoại với Từ Hải: khiêm nhường, nhỏ nhẹ, chân thành, đầy tình nghĩa.

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 49, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Lời Từ Hải nói với Thúy Kiều cho thấy Từ Hải là một người như thế nào?


Phương pháp giải:

Đọc 10 câu thơ tiếp theo để tìm ra được lời nói của Từ Hải với Thúy Kiều.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

Qua lời nói của Từ Hải với Thúy Kiều, chúng ta có thể thấy Từ Hải là một người có tiếng một phương, mang chí lớn và có lòng tốt, sẵn lòng giúp Kiều trả ơn báo oán. Từ Hải giúp Kiều mà không cần nàng cảm tạ, tri ân. 


Xem thêm
Cách 2

Lời của Từ Hải nói với Thúy Kiều cho thấy Từ Hải là một người chí chí nghĩa, thấu hiểu được nỗi đau riêng và ước mong của Kiều.

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý hành động và kì tích của Từ Hải.


Phương pháp giải:

Đọc 12 câu thơ cuối tìm ra hành động và kết quả mà Từ Hải đã làm được.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Từ Hải cùng đội quân hùng hậu đi đến đâu hùng hổ như vũ bão “trúc chẻ mái tan”, binh uy thì “sấm ran trong ngoài”. Chàng gây dựng nên triều đình làm bá chủ một phương, bày binh bố trận rõ ràng. Từ Hải đánh đâu thắng đấy, càn quét cả “năm thành cõi nam”.

→ Nguyễn Du đã tái hiện hình ảnh Từ Hải oai phong lẫm liệt như vị thần linh huyền thoại, như bậc anh hùng sử thi. 


Xem thêm
Cách 2

Hành động và kì tích của Từ Hải: “gió quét mưa sa”, “đạp đổ năm tòa cõi Nam”,” sấm ran trong ngoài,..góp phần hoàn thiện chân dung anh hùng Từ Hải.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần.


Phương pháp giải:

Đọc toàn bộ bài thơ và dựa vào nội dung để chia bố cục.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Có thể chia văn bản thành 2 phần: 

+ Phần 1 (18 cầu đầu): Cuộc trò chuyện giữa Thúy Kiều và Từ Hải.

+ Phần 2 (Còn lại): Từ Hải là một anh hùng đích thực.

Xem thêm
Cách 2

- Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm 2 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến …là tam cam lòng): Cuộc trò chuyện giữa Từ Hải và Thúy Kiều.

+ Phần 2 (phần còn lại): khẳng định vẻ đẹp anh hùng đích thực của Từ Hải trong cuộc chiến công.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Có gì đáng lưu ý trong cách xưng hô của Thuý Kiều khi nói về mình và khi nói về Từ Hải? Cách xưng hô đó giúp em hiểu gì về Thuý Kiều? 


Phương pháp giải:

Đọc 8 câu thơ đầu để tìm ra được cách xưng hô.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

“Chút thân bồ liễu nào mong có rày!

Trộm nhờ sấm sét ra tay”

- Thúy Kiều được miêu tả là một cô gái thông minh, chân thành, khiêm tốn và đầy tình nghĩa thông qua cách nói, cách xưng hô của cô. Thông qua cách gọi Từ Hải, Kiều tỏ ra rất biết ơn và tôn trọng, đánh giá Từ Hải là một người quyết đoán, một anh hùng đã giúp đỡ nàng trong việc báo ơn, trả oán.

- Qua cuộc đối thoại giữa hai nhân vật, em thấy Từ Hải là một người nghĩa khí như các anh hùng hào kiệt xưa. Nhìn thấy những kẻ xấu chàng không thể dung tha. Chí khí anh hùng nổi lên qua con người Từ Hải.

Xem thêm
Cách 2

Khi Thúy Kiều khi nói về Từ Hải, nàng lại mang một sắc thái khác. Tự nhận mình hèn mọn, nhỏ bé, Kiều tôn vinh Từ Hải như một bậc cứu nhân độ thế, rửa sạch oan khiên. Bằng những lời ước lệ, thậm xưng, Từ Hải trong tâm trí Kiều đã hiện lên trong tám vóc vũ trụ, phi phàm: "Trộm nhờ sấm sét ra tay", "Dế đem gan óc đền nghì trời mây".

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích (về lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích). Từ đó, nêu nhận xét về tính cách của nhân vật này



Phương pháp giải:

Đọc toàn bộ bài thơ để chỉ ra lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích để đưa ra được hình tượng.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Câu nói của Từ Hải cho thấy anh xem mình là một “quốc sĩ”, và xem Thúy Kiều là “tri kỉ”. 

- Việc anh giúp đỡ Kiều là hành động đầy ý nghĩa, giống như các anh hùng hào kiệt trong xưa luôn tôn trọng. 

- Từ Hải không dung thứ cho những tội ác trong cuộc đời và luôn khát khao đấu tranh với sự bất công. Với đội quân hùng hậu, Từ Hải đi đến nơi nào cũng gây ấn tượng mạnh mẽ như cơn bão vũ:

“Thừa cơ trúc chẻ mái tan

Binh từ đấy sấm ran trong ngoài”

- Từ Hải đã xây dựng lên một triều đình lớn, đặt binh lính trong trận hình rõ ràng. Từ Hải thắng ở đâu thì chiến thắng ở đó:

"Đòi cơn gió quét mưa sa,

Huyện thành đạp đổ năm toà cõi Nam."

- Từ Hải coi bọn gian thần trong triều đình như là “loài giá áo túi cơm”. 

Xem thêm
Cách 2

- Hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích:

+ Lí tưởng: Từ Hải giúp Kiều báo ân, báo oán là một việc làm đầy nghĩa khí như các anh hùng hảo hán xưa nay vẫn coi trọng. Với Từ hải, không thể dung tha mọi “bất bằng” tội ác ở đời “anh hùng tiếng đã gọi rằng/ giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha”. Câu nói vang lên đĩnh đạc, hào hùng thể hiện một lí tưởng anh hùng tuyệt đẹp, như một lời tuyên chiến với mọi cái ác, cái bất công ở đời.

+ Lời nói: đanh thép, ngang tàng, ngang nhiên thách thưc, tự coi minh là "quốc sĩ", nghĩa là kẻ sĩ tầm cỡ quốc gia, lại gọi mình là "anh hùng".

+ Hành động, kì tích: tiến quân như vũ bão “trúc chẻ mái tan”, binh uy chấn động “sấm ran trong ngoài”. Từ Hải dựng lên một triều đình đối địch làm chủ “một góc trời”, có tổ chức quy củ “gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”, xuất quân đánh đâu thắng đấy “gió quét mưa sa”, “đạp đổ năm tòa cõi Nam”. Dưới con mắt của Từ Hải, bọn vua quan triều đình chỉ là “loài giá áo túi cơm”, ngang nhiên thách thức ‘trước cờ ai dám tranh cương/ năm năm hùng cứ một phương hải tần”. Qua đó, ta thấy Từ Hải oai phong lẫm liệt như một anh hùng thần thoại, một dũng sĩ trong sử thi, hiện lên trong hào quang chiến trận, lừng lẫy trong chiến công.
Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng thể hiện chủ đề gì và có vị trí như thế nào trong tác phẩm Truyện Kiều?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bộ bài thơ để đưa ra chủ đề và gợi nhớ lại toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều để xác định vị trí thuộc phần nào.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Anh hùng tiếng đã gọi rằng nằm từ câu 2419 đến câu 2450 ca ngợi Từ Hải là một anh hùng  đích thực giàu nghĩa khí qua đó nêu bật và khẳng định cảm hứng nhân văn, nói lên khát vọng tự do của con người thời đại. 

- Đoạn trích thể hiện chủ đề của tác phẩm Truyện Kiều là thực trạng xã hội vô nhân đạo và số phận con người sống trong xã hội ấy, giữa xã hội đầy bất công vẫn còn tồn tại những người mang chí anh hùng.

Xem thêm
Cách 2

Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng ca ngợi lí tưởng anh hùng thông qua nhân vật Từ Hải – một con người chí tình chí nghĩa, sống và chiến đấu vì lí tưởng và khát vọng tự do, lẽ công bằng. Thông qua đó, thể hiện khát vọng tự do, ước mơ công lí của Nguyễn Du. Nhân vật Từ Hải là một khám phá đầy sáng tạo của Nguyễn Du: từ một hảo hán trong “Kim Vân Kiều truyện” trở thành một anh hùng đích thực trong “Truyện Kiều”.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

So sánh nghệ thuật miêu tả nhân vật ở các đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằngTrao duyên.


Phương pháp giải:

Gợi nhớ lại nghệ thuật miêu tả của bài Trao duyên và chỉ ra nghệ thuật miêu tả nhân vật trong đoạn trích này để so sánh.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Trong văn bản Trao duyên, Nguyễn Du đã tạo nên nhịp điệu của tâm trạng, của những nỗi đau đớn trong suy nghĩ của Kiều khi trao duyên. Bên cạnh đó, các biện pháp ẩn dụ, điệp từ, vận dụng nhuần nhuyễn các thành ngữ đã xây dựng thành công diễn biến tâm lí phức tạp, giằng xé, đau khổ của Kiều qua những lời độc thoại nội tâm khéo léo.

- Trong khi văn bản Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Nguyễn Du đã dùng bút pháp lãng mạn hoá, lý tưởng hóa, những từ ngữ mang tính ước lệ để tô đậm tầm vác phi thường của hình tượng Từ Hải. Nguyễn Du đã khắc họa hình tượng Từ Hải bằng nhiều cách, từ nhiều phía. 


Xem thêm
Cách 2

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật ở đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng: sử dụng các từ Hán Việt để góp phần miêu tả cốt cách phi thường của nhân vật Từ Hải đã khắc họa thành công một hình tượng con người mang tầm vóc vũ trụ kì vĩ.

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật ở đoạn trích Trao duyên: sử dụng những từ ngữ chọn lọc, tinh tế, ngôn ngữ kể, độc thoại nội tâm nhân vật có sức thuyết phục cao đã xây dựng thành công diễn biến tâm lí phức tạp, giằng xé, đau khổ của Kiều.

Xem thêm
Cách 2

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí