Soạn bài Bản đồ dẫn đường SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết>
Vì sao khách du lịch thường chuẩn bị một tấm bản đồ trước khi đến một miền đất lạ?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Nội dung chính
Bức thư giúp ta biết cách nhận ra sự tri ân và ý nghĩa của cuộc đời trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khuyến khích chúng ta tìm tòi, yêu thích và làm sống cái tôi tự trong sâu thẳm lòng mình. |
Trước khi đọc 1
Câu 1 (trang 56, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Vì sao khách du lịch thường chuẩn bị một tấm bản đồ trước khi đến một miền đất lạ?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Khách du lịch khi đi du lịch, khám phá đến một vùng đất mới đều cầm theo một tấm bản đồ. Điều đó là hoàn toàn dễ hiểu, bởi khi đến một vùng đất mới thì con người chưa biết đường đi, đường đến địa điểm mình mong muốn. Khi ấy tấm bản đồ như một người chỉ lối cho con người.
Khách du lịch thường chuẩn bị một tấm bản đồ trước khi đến một miền đất lạ để tránh bị lạc đường.
Khách du lịch thường chuẩn bị một tấm bản đồ trước khi đến một miền đất lạ để tránh bị lạc đường.
Trước khi đọc 2
Câu 2 (trang 56, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đến với tương lai, mỗi người phải tự tìm cho mình một “con đường” hay đã có “con đường” do ai đó vạch sẵn?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Tương lai là điều mà dường như ai cũng phải hướng tới, để đi đến tương lai thì mỗi người phải tự vạch ra cho mình được một “con đường”. Trên đời này không có bất cứ một điều gì là được vạch sẵn, để đi đúng hướng thì mỗi người phải tự tìm cho riêng mình một bản đồ riêng.
Đến với tương lai, mỗi người phải tự tìm cho mình một “con đường”.
Đến với tương lai, mỗi người phải tự tìm cho mình một “con đường”.
Đọc văn bản 1
Câu 1 (trang 56, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Cách giải thích về hình ảnh “tấm bản đồ dẫn đường”
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Tấm bản đồ dẫn đường chính là cách nhìn về cuộc đời này , bao gồm cả cách nhìn về con người. Thường thì cái nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rồi qua năm tháng ta tự điều chỉnh theo hoàn cảnh sống để phù hợp.
“tấm bản đồ dẫn đường”: là cách nhìn về cuộc đời này bao gồm cả cách nhìn về con người.
Là cách nhìn về cuộc đời này và cả cách nhìn về con người.
Đọc văn bản 2
Câu 2 (trang 57, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Vai trò của tấm bản đồ với đường đời của mỗi con người
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Tấm bản đồ quyết định cách nhìn của chúng ta với cuộc sống, với mọi người và với chính bản thân mình. Nó cũng mang ý nghĩa quyết định những thành bại của chúng ta trong cuộc sống. Ngoài ra thì tấm bản đồ còn là cách nhìn nhận về bản thân chúng ta.
Nó quyết định cách nhìn với cuộc sống, với mọi người và với chính bản thân mình, quyết định đối với những thành bại của chúng ta trong cuộc sống.
Nó quyết định cách nhìn với cuộc sống, với mọi người và với chính bản thân mình
Đọc văn bản 3
Câu 3 (trang 57, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Những khó khăn của "ông" khi tìm kiếm “tấm bản đồ” cho mình.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Những khó khăn của “ông” trên chặng đường tìm kiếm “tấm bản đồ” cho riêng mình:
+ Mọi người đều nói với ông cuộc sống này đầy rẫy những nguy hiểm, nhưng ông lại cho rằng cuộc sống này thật an toàn. Ông cảm thấy bản thân mình quá khác biệt với mọi người nên đã tự ti
+ Ông cảm thấy mặt đất dưới chân mình sao mà bấp bênh và không bền vững
+ Phải qua một vụ tai nạn, khi đứng trong bóng tối để thấu hiểu thì ông mới có thể tìm thấy được điều mình muốn.
Những gì ông thấy không giống như lời bố mẹ ông nói. Ông cảm thấy yêu mến và tin tưởng tất cả mọi người xung quanh.
Những gì ông thấy không giống như lời bố mẹ ông nói
Đọc văn bản 4
Câu 4 (trang 58, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Cách kết thúc văn bản
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Văn bản kết thúc bằng những lời dặn dò, những bài học mà người ông muốn truyền lại cho cháu để cháu có thể có những kiến thức vững bước trên chặng đường đời của mình.
Đưa ra lời khuyên “ông” dành cho “cháu”.
Kết thúc văn bản, ông đưa ra lời khuyên cho cháu
Sau khi đọc 1
Câu 1 (trang 58, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Nêu tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi, liên hệ tác dụng của việc mở đầu bằng cách kể lại một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn
Lời giải chi tiết:
Mở đầu văn bản tác giả có kể lại một câu chuyện mang tính chất ngụ ngôn nhằm đưa ra một tiền đề về một triết lý nhân sinh mà tác giả muốn đề cập, từ câu chuyện đó, tác giả tiến hành viết để đưa ra nhận xét, bổ sung cho quan điểm. Câu chuyện ngụ ngôn như một lời chào đầu, một dẫn chứng quan trọng làm tăng thêm sinh động cho văn bản.
Ngoài ra truyện ngụ ngôn này có tính châm biếm cách tìm chìa khóa của anh chàng, từ đó tác giả mới liên hệ đến suy nghĩ của bản thân về sự không đúng đắn trong hành động của anh chàng thanh niên.
Từ câu chuyện có tính chất ngụ ngôn, bao giờ người ta cũng rút ra được một bài học, một kinh nghiệm nào đó. Ở đây, bài học được rút ra đã được kết nối khéo léo với vấn đề nghị luận. Cách giới thiệu vấn đề như vậy khiến người đọc chú ý hơn.
Tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn giúp lôi cuốn người đọc vào văn bản và suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện ngụ ngôn. Từ đó khơi gợi hứng thú đọc văn bản ở người đọc
Sau khi đọc 2
Câu 2 (trang 58, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Từ cách tìm chìa khóa rất kì khôi của người đàn ông trong câu chuyện, tác giả liên hệ đến vấn đề gì?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi theo gợi ý:
- Hành động tìm chía khóa của người đàn ông kì khôi như thế nào?
- Sự kì khôi thể hiện như thế nào trong lập luận của ông ta?
Lời giải chi tiết:
Cách tìm chìa khóa của người đàn ông trong câu chuyện rất kì lạ, khác thường, thay vì tìm chìa khóa ở nơi nhìn thấy cuối cùng thì anh ta lại chọn tìm nó ở nơi sáng sủa. Từ cách tìm chìa khóa kì lạ này tác giả đã đưa ra quan điểm không đồng tình trong suy nghĩ của anh chàng. Để từ đó tác giả khẳng định quan điểm của mình về triết lý nhân sinh đối với mỗi người trong cuộc sống này khi muốn đứng trên thành công và tìm ra được chìa khóa trong cuộc đời thì không nên chỉ đứng ngoài ánh sáng mà hãy lui về bóng tối để cảm nhận.
Chìa khoá vốn để cạnh cửa ra vào mà lại tìm ở ngoài đường. Sự kì khôi thể hiện: Ra chỗ sáng sẽ nhìn rõ hơn, mặc dù chỗ sáng chẳng liên quan gì đến chiếc chìa khoá.
- Chi tiết này của câu chuyện có ý nghĩa rất sâu sắc. Nếu cái “bản đồ” (tức là quan niệm, cách thức hành động mà người ta vạch ra trong đầu) không phù hợp với thực tế đời sống thì sẽ thất bại. Tình huống đời sống vốn vô cùng phong phú, nên mỗi người cần có cách suy nghĩ, phán đoán, đánh giá và đưa ra “bản đồ” sao cho phù hợp nhất. Mối liên hệ giữa câu chuyện và vấn để đưa ra để bàn bạc chính là câu trong VB: Sam, ông chợt nhớ lại câu chuyện ngụ ngôn này khi nghĩ tới những tấm bản đồ dẫn đường cho chúng ta. Rất nhiều khi chúng ta tìm kiếm câu trả lời nơi sáng sủa, trong khi cái chúng ta cần là phải bước vào bóng tối.
Từ cách tìm chìa khóa rất kì khôi của người đàn ông trong câu chuyện, tác giả liên hệ đến vấn đề câu trả lời cho những điều ta gặp phải đôi khi phải tự mình tìm kiếm từ trong bản thân mà không phải từ ngoại cảnh.
Sau khi đọc 3
Câu 3 (trang 59, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Trong văn bản, tác giả lí giải về hai khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ “tấm bản đồ”. Khi bàn về hai khía cạnh đó, tác giả dùng những lí lẽ và bằng chứng nào để thuyết phục người đọc?
Phương pháp giải:
Em đọc văn bản để tìm ra dẫn chứng và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Trong văn bản, tác giả lý giải về hai khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ “tấm bản đồ”
+ Tấm bản đồ quyết định cách nhìn của chúng ta với cuộc sống, với mọi người và với chính bản thân mình.
+ Ngoài ra thì tấm bản đồ còn là cách nhìn nhận về bản thân chúng ta.
- Khi bàn về hai khía cạnh đó thì tác giả đã sử dụng những lí lẽ vô cùng sắc bén và sâu sắc, hơn hết ông đã lấy dẫn chứng từ chính ông trong quá trình đi tìm ra bản đồ cuộc đời cho riêng mình.
+ Tấm bản đồ là cách nhìn về cuộc đời, con người:
Lí lẽ: Cách nhìn nhận về cuộc đời và con người tất yếu sẽ hình thành ở mỗi chúng ta, được truyền từ bố mẹ, được điều chỉnh theo hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay kinh nghiệm bản thân. Nếu có hai cách nhìn cuộc đời và con người không giống nhau (một cách nhìn tin tưởng, lạc quan; một cách nhìn thiếu tin tưởng, bi quan) tất yếu sẽ dẫn đến hai sự lựa chọn khác nhau về đường đời
Bằng chứng: Câu chuyện về sự khác nhau trong cách nhìn đời của mẹ “ông” và của bản thân “ông” dẫn đến hai quan điểm sống khác nhau
+ Tấm bản đồ là cách nhìn nhận về bản thân:
Lí lẽ: Đoạn văn đặt ra hàng loạt câu hỏi để triển khai ý “nhìn nhận về bản thân”: Tôi có phải là người đáng yêu? Tôi có giàu có, có thông minh? Tôi có quá yếu đuối và dễ dàng bị người khác làm cho tổn thương? Khi gặp khó khăn, tôi sẽ gục ngã, hay chiến đấu một cách ngoan cường? Người viết lí giải: Từng câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ là từng nét vẽ tạo nên hình dáng tấm bản đồ mà chúng ta mang theo trong tâm trí mình
Bằng chứng: Câu chuyện về chính cuộc đời ông. Sau vụ tai nạn, ông đã có thay đổi đáng kể để từ đó hiểu mình là ai, ý nghĩa cuộc sống là gì
- Tấm bản đồ là cách nhìn về cuộc đời, con người
+ Lí lẽ: Cách nhìn nhận về cuộc đời và con người tất yếu sẽ hình thành ở mỗi chúng ta, được truyền từ bố mẹ, được điều chỉnh theo hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay kinh nghiệm bản thân. Nếu có hai cách nhìn cuộc đời và con người không giống nhau một cách nhìn tin tưởng, lạc quan; một cách nhìn thiếu tin tưởng, bi quan tất yếu sẽ dẫn đến hai sự lựa chọn khác nhau về đường đời.
+ Bằng chứng: Câu chuyện về sự khác nhau trong cách nhìn đời của mẹ “ông” và của bản thân “ông” dẫn đến hai quan điểm sống khác nhau.
- Tấm bản đồ là cách nhìn nhận về bản thân
+ Lí lẽ: Đoạn văn đặt ra hàng loạt câu hỏi để triển khai ý “nhìn nhận về bản thân”: Tôi có phải là người đáng yêu? Tôi có giàu có, có thông minh? Tôi có quá yếu đuối và dễ dàng bị người khác làm cho tổn thương? Khi gặp khó khăn, tôi sẽ gục ngã, hay chiến đấu một cách ngoan cường? Người viết lí giải: Từng câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ là từng nét vẽ tạo nên hình dáng tấm bản đồ mà chúng ta mang theo trong tâm trí minh.
+ Bằng chứng: Câu chuyện về chính cuộc đời ông: Sau vụ tai nạn, ông đã có thay đổi đáng kể để từ đó hiểu mình là ai, ý nghĩa cuộc sống là gì.
Trong văn bản, tác giả lí giải về hai khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ". Khi bàn về hai khía cạnh đó, tác giả dùng những lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc:
- Khía cạnh 1: Tấm bản đồ là cách nhìn về những người xung quanh.
+ Lí lẽ: Cách nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rồi qua năm tháng, được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay từ những kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta.
+ Bằng chứng: Khi tác giả còn nhỏ, bố mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy nhưng ông không cho là như vậy.
- Khía cạnh 2: Tấm bản đồ còn là cách nhìn nhận về bản thân chúng ta.
+ Lí lẽ: Những câu trả lời cho những câu hỏi để nhìn nhận bản thân sẽ quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống, mang ý nghĩa quyết định đối với những thành bại trong cuộc sống của chúng ta.
+ Bằng chứng: Tác giả từng bế tắc, không biết mình có phải là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. Sau một tai nạn, ông đã tĩnh tâm để đi vào bóng tôi tìm hiểu xem bản thân ông là ai và ý nghĩa của cuộc sống là gì.
Sau khi đọc 4
Câu 4 (trang 59, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc – “ông” đã tâm sự với “cháu” như vậy. Theo em, vì sao “ông” bế tắc trong việc tìm kiếm tấm bản đồ của riêng mình? Kinh nghiệm ấy của “ông” có thể giúp “cháu” rút ra được bài học gì?
Phương pháp giải:
Em đọc văn bản để tìm ra dẫn chứng và trả lời câu hỏi, chú ý phân tích và suy luận để rút ra bài học từ
Lời giải chi tiết:
- Khi tìm kiếm tấm bản đồ cho riêng mình thì ông đã rất bế tắc. Lý do ông bế tắc đó là vì từ nhỏ, cái nhìn về cuộc đời và con người của “ông” hoàn toàn trái ngược với cách nhìn của mẹ “ông” (và cả bố “ông” nữa). “Ông” thì yêu mến và tin tưởng mọi người xung quanh, thấy cuộc đời là chốn an toàn; ngược lại, mẹ “ông” thấy cuộc đời là nơi đầy hiểm nguy, cần luôn đề phòng, cảnh giác. Chính điều đó đã làm cho “ông” mất tự tin với quan điểm của mình, và trở nên vô cùng khó khăn trong việc xác định tấm bản đổ riêng cho mình, và trở nên vô cùng khó khăn trong việc xác định tấm bản đồ riêng cho bản thân.
- Từ kinh nghiệm tìm ra bản đồ của ông đã giúp người cháu hiểu rằng: Mình có thể nhận được từ người thân những tình cảm cao quý, sự quan tâm, nhưng tấm bản đồ của riêng mình thì không nên lệ thuộc. Sự tự nhận thức về cuộc đời, quan điểm, tành cảm của mình đối với người khác và đối với bản thân - đó mới là yếu tố quyết định
- Qua lời kể, “ông” tiết lộ rằng, từ nhỏ, cái nhìn về cuộc đời và con người của “ông” hoàn toàn trái ngược với cách nhìn của mẹ “ông” (và cả bố “ông” nữa). “Ông” thì yêu mến và tin tưởng mọi người xung quanh, thấy cuộc đời là chốn an toàn; ngược lại, mẹ “ông” thấy cuộc đời là nơi đầy hiểm nguy, cần luôn đề phòng, cảnh giác. Chính điều đó đã làm cho “ông” mất tự tin với quan điểm của mình, và trở nên vô cùng khó khăn trong việc xác định tấm bản đồ riêng cho bản thân.
- Kể lại kinh nghiệm không vui của cuộc đời mình, dường như “ông” muốn “cháu” hiểu rằng: Mình có thể nhận được từ người thân những tình cảm cao quý, sự quan tâm, nhưng tấm bản đồ của riêng mình thì không nên lệ thuộc. Sự tự nhận thức về cuộc đời, quan điểm, tình cảm của mình đối với người khác và đối với bản thân – đó mới là yếu tố quyết định.
Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc - "ông" đã tâm sự với "cháu" như vậy. Theo em, "ông" bế tắc trong việc tìm kiếm tấm bản đồ của riêng mình vì bố mẹ ông luôn vạch sẵn cho "ông" tấm bản đồ của họ khiến "ông" không biết được bản thân mình là ai và cuộc sống có ý nghĩa gì.
Sau khi đọc 5
Câu 5 (trang 59, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Trong hai ý kiến khác nhau sau đây, em tán đồng với ý kiến nào? Vì sao?
a. Cuộc sống chỉ toàn những chuỗi lo âu, đau khổ, còn niềm vui thì hiếm hoi và dễ dàng vụt mất như cánh chim trời!
b. Cuộc sống là một món quà quý mà chúng ta phải trân trọng
Phương pháp giải:
Em đọc văn bản và dựa vào suy nghĩ của bản thân để trả lời câu hỏi theo các gợi ý:
- Có phải cuộc sống chỉ toàn lo âu, đau khổ?
- Có phải cuộc sống thực sự là một món quà quý?
- Hai cách nhìn đó khác nhau như thế nào?
- Có loại trừ nhau không?
- Điều gì dẫn đến sự khác biệt ở hai cách nhìn cuộc sống như vậy?
- Liệu có thể có một cách nhìn trung gian giữa hai cách nhìn kia?
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản, tác giả đã đưa ra hai ý kiến khi bàn luận về cuộc sống của con người. Trong hai ý kiến đó thì em đồng ý với ý kiến: “Cuộc sống là một món quà quý mà chúng ta cần trân trọng”. Cuộc sống mỗi con người đều có giá trị kỳ diệu, nếu không có sự sống ta sẽ không được ngắm nhìn vạn vật, không được gửi thấy những mùi thơm, không được tận hưởng tình yêu thương đến từ mọi người xung quanh. Tuy rằng cuộc sống vốn không màu hồng mà sẽ có rất nhiều khó khăn, thử thách, thế nhưng những thử thách đó sẽ chỉ là phép thử để con người vượt qua, khi vượt qua được chúng thì ta sẽ thấy cuộc đời thật ý nghĩa.
Phải có một quan niệm khách quan, toàn diện về cuộc sống, không thổi phồng bất cứ biểu hiện nào cũng như không bất chấp những sự thật hiển nhiên. Với thái độ đó, có thể khẳng định: Cuộc sống dù không hiếm những buồn khổ, lo âu, nhưng cũng vô cùng đáng quý. Hai mặt này không loại trừ nhau.
Trong hai ý kiến khác nhau trên, em đồng ý với ý kiến (b) vì với em, cuộc sống rất tươi đẹp. Những mảng tối, chưa tốt đẹp đều xuất phát từ cách suy nghĩ và thái độ của con người. Nếu coi cuộc sống là một món quà, ta sẽ trân trọng, nâng niu cuộc sống và làm cho nó ngày càng tốt đẹp hơn.
Sau khi đọc 6
Câu 6 (trang 59, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đọc lời khuyên của “ông” dành cho “cháu” ở phần cuối văn bản, em rút ra điều gì cho bản thân?
Phương pháp giải:
Em đọc văn bản và dựa vào suy nghĩ của bản thân để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cuối câu chuyện người “ông” đã đưa ra những lời khuyên vô cùng bổ ích cho người “cháu”. Trong lời khuyên, “ông” muốn “cháu” thực hiện hai điều: phải tìm kiếm bản đồ cho riêng mình và tấm bản đồ đó “cháu” phải tự vẽ bằng chính kinh nghiệm của mình. Từ đó em rút ra bài học phải biết tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chính cuộc đời mình. Không chỉ Sam, mà các bạn trẻ đều cần tìm kiếm cho mình tấm bản đồ, bởi vì, trên đời, mỗi người có một hành trình riêng. Trong quá trình trưởng thành, bài học chỉ được rút ra từ trải nghiệm của bản thân, kể cả thành công và thất bại, không thể bắt chước, vay mượn kinh nghiệm sống của bất cứ ai.
- Trong lời khuyên, “ông” muốn “cháu” thực hiện hai điều: thứ nhất, phải tìm kiếm bản đồ cho chính mình; thứ hai, tấm bản đồ đó “cháu” phải tự vẽ bằng chính kinh nghiệm của mình.
- Việc làm của “cháu” sẽ giúp “cháu” biết tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chính cuộc đời mình.
- Không chỉ Sam, mà các bạn trẻ đều cần tìm kiếm cho mình tấm bản đồ, bởi vì, trên đời, mỗi người có một hành trình riêng. Trong quá trình trưởng thành, bài học chỉ được rút ra từ trải nghiệm của bản thân, kể cả thành công và thất bại, không thể bắt chước, vay mượn kinh nghiệm sống của bất kì ai khác.
Đọc lời khuyên của "ông" dành cho "cháu" ở phần cuối văn bản, em rút ra cho bản thân cần phải hiên ngang, mạnh mẽ, tự tin vào chính bản thân mình.
Viết kết nối với đọc
(trang 59, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Trên “con đường” đi tới tương lai của bản thân, “tấm bản đồ” có vai trò như thế nào? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn (khoảng 5-7 câu)
Phương pháp giải:
Làm rõ được trên hành trình đến với tương lai, mỗi người cần có riêng cho mình một “tấm bản đồ”; “tấm bản đồ” giúp con người chủ động, tự tin vào hướng đi mình lựa chọn; nó có thể giúp con người vượt qua những khó khăn thử thách trên từng bước đường đời…
Lời giải chi tiết:
Cuộc đời mỗi con người gồm nhiều gia vị khác nhau, có thể là đắng cay cũng có thể là ngọt bùi. Để cuộc sống này giàu ý nghĩa hơn thì mỗi con người cần có cho mình một “tấm bản đồ” dẫn đường. Tấm bản đồ đó sẽ là cái nhìn toàn diện của bản thân bạn về cuộc đời này, về con người. Nó sẽ giúp bạn có nhiều những kinh nghiệm sống, nhiều cách đối mặt với khó khăn và đặc biệt là hiểu được bản thân mình. Có tấm bản đồ trong tay bạn sẽ biết mình là ai, mình cần gì, mình cần làm gì để vượt qua khó khăn, thử thách. Chỉ khi có tấm bản đồ trong tay thì bạn sẽ mạnh mẽ, hiên ngang trước cuộc đời, thành công chắc chắn sẽ gõ cửa.
Trên hành trình đến với tương lai, mỗi người cần có riêng cho mình một “tấm bản đồ”. “Tấm bản đồ” giúp con người chủ động, tự tin vào hướng đi mình lựa chọn. Nó có thể giúp con người vượt qua những khó khăn thử thách trên từng bước đường đời. Mỗi người có một hành trình riêng. Trong quá trình trưởng thành, bài học chỉ được rút ra từ trải nghiệm của bản thân, kể cả thành công và thất bại, không thể bắt chước, vay mượn kinh nghiệm sống của bất kì ai khác.
Trên "con đường" đi tới tương lai của bản thân, "tấm bản đồ" có vai trò xác định phương hướng, mục tiêu, tránh lầm đường lạc lối. "Tấm bản đồ" ở đây chính là cách chúng ta nhìn nhận cuộc sống, mà cuộc sống thì bao gồm người khác và bản thân mình. Nếu ta có một "tấm bản đồ" cho rằng cuộc sống là những lo ấu, bấp bênh, nguy hiểm. Thái độ của chúng ta sẽ là sợ hãi, đề phòng. Nếu ta có một "tấm bản đồ" cho rằng cuộc sống này tuyệt đẹp, là một món quà đáng trân trọng, chúng ta sẽ có thái độ sống tích cực. Thường, con người sẽ cảm thấy hạnh phúc khi có những suy nghĩ, thái độ tích cực. Tuy nhiên, "tâm bản đồ" ở đây phải là tấm bản đồ do mỗi người tự tạo ra cho mình, nó là riêng, là duy nhất. Bởi, ta không sống cuộc đời của ai khác mà là của chính mình.
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 59 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Hãy cầm lấy và đọc SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Nói với con SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Thách thức thứ hai: Từ ý tưởng đến sản phẩm SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Thách thức đầu tiên: Chinh phục những cuốn sách mới SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Phiếu học tập số 2 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Phiếu học tập số 1 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Thách thức thứ hai: Từ ý tưởng đến sản phẩm SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Thách thức đầu tiên: Chinh phục những cuốn sách mới SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Phiếu học tập số 2 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Phiếu học tập số 1 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết