Soạn bài Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết>
Ở phần Đọc, em đã được học các văn bản nói về những nét đẹp riêng của các vùng miền. Những nét đẹp đó gắn với đời sống sinh hoạt của người dân, thể hiện những giá trị văn hóa lâu đời của mỗi địa phương nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Đề bài
(trang 123, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Ở phần Đọc, em đã được học các văn bản nói về những nét đẹp riêng của các vùng miền. Những nét đẹp đó gắn với đời sống sinh hoạt của người dân, thể hiện những giá trị văn hóa lâu đời của mỗi địa phương nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, những nét đẹp đó liệu có còn hiện diện và có ý nghĩa đối với cuộc sống của chúng ta ngày nay hay không? Trong những bài học trước, em đã được làm quen với cách trình bày ý kiến về các vấn đề trong đời sống. Tiếp nối nội dung nói và nghe đó, ở bài học này, em sẽ tập trình bày ý kiến riêng của mình về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Chuẩn bị nội dung nói
- Hình dung những ý kiến xây dựng bài nói
- Lập đề cương cho bài nói
Lời giải chi tiết
1. TRƯỚC KHI NÓI
a. Chuẩn bị nội dung nói
- Văn hóa truyền thống là vấn đề được nhiều người quan tâm.
- Một số vấn đề có thể chuẩn bị để trình bày ý kiến của mình:
+ Thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại
+ Việc sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống tròn đời sống sinh hoạt hằng ngày
+ Giới trẻ và việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống
…
- Hình dung trước những ý kiến phản bác có thể có để xây dựng bài nói có chiều sâu, bao quát được nhiều tình huống thực tế
- Chú ý tính cụ thể, thiết thực, khả thi của những kế hoạch, hoạt động mà mình đề xuất
- Lập đề cương cho bài nói:
+ Vấn đề em trình bày là gì?
+ Lí do em trình bày vấn đề này là gì?
+ Nêu những thông tin đáng quan tâm về vấn đề đó
+ Chia sẻ những hình ảnh minh họa
+ Nêu ý kiến của em về vấn đề được bàn tới
+ Nêu mong muốn của em và những giải pháp em đề xuất
+ Trao đổi của em về các ý kiến thể hiện cách tiếp cận khác về vấn đề
b. Tập luyện
- Khi tập luyện một mình, em có thể nhìn vào bản đề cương để nói. Chú ý kiểm soát thời gian trình bày
- Khi tập luyện theo nhóm, cần luân phiên vào vai người nói hoặc người nghe, góp ý cho nhau về nội dung bài nói
2. TRÌNH BÀY BÀI NÓI
a. Mở đầu
- Nêu vấn đề mà em muốn trình bày; nói khái quát lí do vì sao em chọn vấn đề đó
- Có thể bắt đầu bằng một câu hỏi hoặc một hình ảnh, câu chuyện, tình huống… để tạo không khí sinh động, hào hứng
b. Triển khai
- Lần lượt trình bày các ý được chuẩn bị sẵn trong đề cương bài nói
- Tránh quá tập trung vào một ý nào đó làm bố cục của bài nói bị mất cân đối, gây khó khăn cho việc đảm bảo thời gian nói theo quy định
- Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên
- Quan sát những phản ứng của người nghe
- Sử dụng cử chỉ, điệu bộ và biểu lộ cảm xúc phù hợp với nội dung trình bày
- Các thao tác sử dụng bản trình chiếu (nếu có) phải được thực hiện gọn gàng, dứt khoát
c. Kết luận
- Tóm lược nội dung đã trình bày
- Hướng người nghe vào các hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống
3. SAU KHI NÓI
Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:
Người nghe |
Người nói |
- Huy động trải nghiệm của bản thân để hiểu thấu đáo vấn đề được người nói đề cập - Tập trung nhận xét, trao đổi về những ý chính của bài nói - Nêu những ưu điểm nổi bật về nội dung và cách trình bày bài nói - Nêu những điều em thấy chưa hợp lí trong nội dung và cách trình bày bài nói (chú ý nêu bằng chứng) - Bổ sung những nội dung cần thiết mà em cho là bài nói còn thiếu |
- Lắng nghe, tiếp thu mọi trao đổi với thái độ bình tĩnh và tinh thần cầu thị - Giải thích ngắn gọn về một số vấn đề mà người nghe có thể hiểu nhầm - Trao đổi về những đánh giá mà em cho là chưa thỏa đáng, qua đó, củng cố thêm nội dung trình bày của mình (chú ý thể hiện thái độ nhã nhặn trong trao đổi) - Tự rút ra những kinh nghiệm bổ ích trong việc chuẩn bị nội dung và trình bày bài nói |
- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 5 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Viết văn bản tường trình SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Hội lồng tồng SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 116 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Chuyện cơm hến SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Thách thức thứ hai: Từ ý tưởng đến sản phẩm SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Thách thức đầu tiên: Chinh phục những cuốn sách mới SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Phiếu học tập số 2 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Phiếu học tập số 1 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Thách thức thứ hai: Từ ý tưởng đến sản phẩm SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Thách thức đầu tiên: Chinh phục những cuốn sách mới SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Phiếu học tập số 2 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Phiếu học tập số 1 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết