Soạn bài Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học) SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết>
Ở phần Đọc, hai bài thơ Đồng dao mùa xuân và Gặp lá cơm nếp hẳn đã gợi cho em những suy nghĩ về người lính, về tình yêu đất nước, về sự hoà quyện giữa tình yêu gia đình với tình yêu quê hương,...
Đề bài
(Trang 54, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Ở phần Đọc, hai bài thơ Đồng dao mùa xuân và Gặp lá cơm nếp hẳn đã gợi cho em những suy nghĩ về người lính, về tình yêu đất nước, về sự hoà quyện giữa tình yêu gia đình với tình yêu quê hương,... Trong phần Nói và nghe dưới đây, em sẽ chia sẻ suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc để phát triển kĩ năng nói của bản thân. Sự hấp dẫn và thuyết phục trong cách trình bày, tinh thần cầu thị khi tiếp thu ý kiến nhận xét của người nghe, cách trao đổi với bạn trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau,... là những điều em cần rèn luyện thường xuyên
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Nêu được suy nghĩ của mình về vấn đề đời sống được rút ra từ bài thơ.
- Chuẩn bị nội dung nói kĩ lưỡng, luyện tập để bài nói được trôi chảy hơn.
Lời giải chi tiết
1. Trước khi nói
a. Lựa chọn bài thơ
- Dựa vào các tác phẩm đã đọc để chọn nội dung phù hợp.
- Sưu tầm tranh ảnh, bài hát, bài thơ, đoạn phim ngắn,... để minh hoạ cho bài nói.
- Lập đề cương cho bài nói.
b. Tập luyện
Để bài nói đạt kết quả tốt, em hãy tập luyện trước khi trình bày.
- Em có thể tập nói một mình để tự điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể và ngữ điệu nói sao cho phù hợp. Em cũng có thể tập nói trước bạn bè, người thân và nhờ họ góp ý.
- Điều chỉnh dung lượng bài nói sao cho phù hợp với thời gian quy định.
2. Trình bày bài nói
- Trình bày đầy đủ, mạch lạc những nội dung đã chuẩn bị.
- Kết hợp trình bày bài nói với việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài thơ minh hoạ,...
- Chú ý điều chỉnh âm lượng, tốc độ nói, sắc thái biểu cảm phù hợp với nội dung nói; thể hiện sự tương tác tích cực với người nghe.
- Trình bày bài nói trong thời gian quy định.
3. Sau khi nói
Trao đổi về bài nói:
Người nghe |
Người nói |
- Nhận xét về bài trình bày của bạn với thái độ chân thành. - Có thể trao đổi về một số nội dung như: + Bài nói đã thể hiện rõ suy nghĩ của người nói về vấn đề đời sống chưa? + Nội dung bài nói có thuyết phục không? + Người nói đã sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp chưa? + Hiệu quả của các phương tiện hỗ trợ thế nào? |
Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị: + Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng. + Giải thích những chỗ người nghe còn thắc mắc. + Bảo vệ ý kiến của mình nếu nhận thấy ý kiến đó đúng. |
Xin chào cô và các bạn. Em là …. Trong tiết Nói và nghe hôm nay, em xin trình bày suy nghĩ của bản thân về hình ảnh người lính.
Sau khi học xong tác phẩm “Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo, em cảm thấy vô cùng biết ơn công lao to lớn của những người lính bộ đội cụ Hồ - thế hệ làm nên Việt Nam anh hùng, kiên trung và bất khuất.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hơn một lần khẳng định: “Bộ đội ta là bộ đội nhân dân, bộ đội cách mạng, có truyền thống anh dũng, khắc khổ, kiên nhẫn, cần kiệm, chất phác, việc khó khăn nguy hiểm mấy cũng không sợ, nhất định làm cho kỳ được”. Tiếp thu lời dạy quý giá của Người, dù ở giai đoạn nào, người lính đã và đang thực hiện tốt các công việc và nhiệm vụ được giao.
Trong thời chiến, những người lính tuổi còn đôi mươi, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc mà hăng hái lên đường đi vào tiền tuyến. Đứng trong hàng ngũ, họ hăng say học tập và rèn luyện, mong muốn được cống hiến hết sức mình. Ta không thể nào quên hình ảnh người anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Hay còn là mười cô gái ngã ba Đồng Lộc và vô vàn người chiến sĩ hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Có thể nói, những người lính thế kỉ XX đã chiến đấu dũng cảm, kiên cường, anh hùng vì độc lập dân tộc. Họ đã hy sinh xương máu, tuổi xuân của mình để làm nên mùa xuân tươi đẹp cho đất nước. Công lao to lớn ấy sẽ được nhân dân đời đời khắc ghi.
- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Tập làm bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Trở gió SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Thách thức thứ hai: Từ ý tưởng đến sản phẩm SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Thách thức đầu tiên: Chinh phục những cuốn sách mới SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Phiếu học tập số 2 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Phiếu học tập số 1 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Thách thức thứ hai: Từ ý tưởng đến sản phẩm SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Thách thức đầu tiên: Chinh phục những cuốn sách mới SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Phiếu học tập số 2 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Phiếu học tập số 1 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết