Soạn bài Gặp lá cơm nếp SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết


Xác định bài thơ thuộc thể năm chữ trong số những bài thơ sau đây: Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ), Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Mây và sóng (R. Ta-go), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Bài thơ là tình cảm nhớ thương của người con dành cho mẹ và đất nước. Đó là tình cảm thiêng liêng của người con dành cho cội nguồn, cho dân tộc, cho người mẹ kính yêu đã sinh ra và yêu thương mình


Trước khi đọc 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Xác định bài thơ thuộc thể năm chữ trong số những bài thơ sau đây: Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ), Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Mây và sóng (R. Ta-go), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)

Phương pháp giải:

Em nhớ lại các bài thơ mà mình đã học ở lớp 6 rồi xác định thể thơ của các văn bản đó

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Các bài thơ thuộc thể 5 chữ: Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh)

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Bài thơ thuộc thể năm chữ là: Chuyện cổ tích về loài người, Bắt nạt.


Bài thơ thuộc thể năm chữ: Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh).

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trước khi đọc 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt. Chia sẻ cảm nhận của em về hương vị của món ăn đó.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại hương vị của món xôi và chia sẻ cảm xúc

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Xôi là một món ăn dân dã quen thuộc của người dân Việt Nam. Xôi được nấu từ hạt gạo nếp thơm lừng và kết hợp các món ăn khác như lạc, gấc, ngô,… để làm nên những hương vị đặc trưng. Đối với em, món xôi là một món ăn gần gũi, dân dã và gợi nhiều thương nhớ vì món xôi gắn liền với mỗi nhà trong những mâm cỗ gia đình, là món ăn quen thuộc của mỗi trẻ em trong suốt hành trình lớn lên, xôi còn gắn bó với người nông dân Việt Nam và để lại hương vị khó quên với mùi thơm nồng nàn của gạo nếp. Đối với em, xôi vừa là món ăn ngon bổ dưỡng, vừa gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ ngọt ngào và ăm ắp tình thương

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt, thường được thổi để thắp hương trong ngày rằm, mùng một hoặc ngày giỗ, lễ tết. Có rất nhiều loại xôi khác nhau như xôi gấc, xôi đỗ, xôi ngô, xôi bánh hấp… Mỗi loại có một màu sắc, một mùi vị riêng nhưng các loại xôi đều được làm từ gạo nếp và có chung hương vị là mùi thơm nhẹ, ngọt ngào từ gạo nếp; độ dẻo dính vừa phải từ gạo. Khi ăn chúng ta sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh, bùi và ngậy của gạo, đặc biệt là gạo nếp mới.

Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt, có nhiều loại khác nhau như xôi gấc, xôi dừa, xôi ngô… Các loại xôi đều dẻo và thơm, rất ngon.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc văn bản 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Theo dõi số lượng tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ

Phương pháp giải:

Em đọc các dòng thơ và đếm số tiếng, theo dõi cách gieo vần và cách ngắt nhịp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 5 tiếng.

- Gieo vần: vần liền (chữ cuối của hai dòng kế tiếp vần với nhau).

VD: 

Mẹ ở đâu chiều nay

Nhặt lá về đun bếp

Phải mẹ thổi cơm nếp

Mà thơm suốt đường con.

=> Chữ cuối của câu thơ thứ hai vần với chữ cuối của câu thơ thứ ba.

- Nhịp thơ: nhịp 2/3; 1/4; 3/2 tùy theo từng câu

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Số tiếng: 5 tiếng/ 1 dòng thơ.

- Vần: gieo vần chân

- Nhịp thơ linh hoạt: 2/3, 3/2

Số lượng tiếng trong mỗi dòng: 5

Vần chân: gặt - mắt, bếp - nếp, được - nước.

Nhịp thơ: 2/3 hoặc 3/2

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc văn bản 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hình dung hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con

Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ thơ thứ hai để phác họa hình ảnh người mẹ

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Trong kí ức của người con, người mẹ hiện lên với hình ảnh hiền từ, đảm đang, thương con với hành động nhặt lá về đun bếp để thổi nồi xôi thơm lừng cho con ăn

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con: người mẹ tảo tần “nhặt lá đun bếp”, và người con nhớ mùi cơm nếp của mẹ, mùi cơm “thơm suốt đường con”.

Hình ảnh người mẹ hiện lên trong kí ức của người con: hiền từ, đảm đang.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Số tiếng trong một dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của bài thơ Gặp lá cơm nếp có gì khác so với bài thơ Đồng dao mùa xuân?

Phương pháp giải:

Em đọc lại hai bài thơ này và có thể kẻ bảng để so sánh các tiêu chí: số tiếng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của 2 bài thơ

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tiêu chí

Gặp lá cơm nếp

Đồng dao mùa xuân

Số tiếng

5 tiếng

4 tiếng

Cách gieo vần

vần liền

vần chân

Nhịp thơ

Linh hoạt, biến tấu trên nền nhịp 2/3

Linh hoạt, biến tấu trên nền nhịp 2/2

Chia khổ

4 khổ, trong đó có 1 khổ đặc biệt

9 khổ, trong đó có 2 khổ đặc biệt

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

 

Gặp lá cơm nếp

Đồng dao mùa xuân

Số tiếng

5 tiếng/ 1 dòng thơ

4 tiếng/ 1 dòng

Vần

Vần chân

Tự do

Nhịp thơ

linh hoạt: 2/3, 3/2

Linh hoạt 2/2, 3/1

Chia khổ

4 dòng/khổ, có 1 khổ cuối 2 dòng.

Linh hoạt: 2 dòng, 3 dòng, 4 dòng/ khổ

Số lượng tiếng trong mỗi dòng: 5

Vần chân: gặt - mắt, bếp - nếp, được - nước.

Nhịp thơ: 2/3 hoặc 3/2

Bài thơ có 4 khổ, mỗi khổ có bốn dòng, riêng khổ 4 chỉ có 2 dòng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình. Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc lại bài thơ để tìm những chi tiết liên quan đến người mẹ và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ: Hoàn cảnh đặc biệt mà người lính trải qua trong những năm chiến tranh. Thông qua hoàn cảnh đó, người đọc nhận thấy ở anh sự tinh tế trong cảm nhận thiên nhiên, thế giới tình cảm phong phú và ý thức trách nhiệm lớn lao với gia đình, quê hương, đất nước

- Hình ảnh người mẹ trong kí ức con: hình ảnh hiền từ, đảm đang, chịu thương chịu khó, giản dị, mộc mạc, chất phác, rất yêu thương con với hành động nhặt lá về đun bếp để thổi nồi xôi thơm lừng cho con ăn

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình: người con thèm bát xôi mùa gặt/ khói bay ngang tầm mắt.

- Hình ảnh mẹ trong kí ức người con: người mẹ tảo tần “nhặt lá đun bếp”, và người con nhớ mùi cơm nếp của mẹ, mùi cơm “thơm suốt đường con”.

=> Hoàn cảnh đó là nền tảng để tác giả thể hiện tình cảm cảm xúc của mình.

- Hoàn cảnh: Người con đã xa nhà nhiều năm, nhìn thấy lá cơm nếp nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ, nhớ về người mẹ.

- Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên: hiền từ, đảm đang và tần tảo.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ thứ ba, chú ý các đối tượng mà tác giả nhắc đến và biểu lộ cảm xúc

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Trong khổ 3, người con đã dành những tình cảm nhớ thương và kính yêu dạt dào dành cho mẹ và đất nước. Đó là tình cảm thiêng liêng của người con dành cho cội nguồn, cho dân tộc, cho người mẹ kính yêu đã sinh ra và yêu thương mình.

- Những tình cảm, cảm xúc ấy cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp” vì đây chính là mùi vị của quê hương anh.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc: nỗi nhớ mẹ, nhớ quê hương và lòng thương mẹ, thương quê hương đất nước.

- Những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp" là bởi đó là mùi vị quen thuộc với người con, là mùi vị quê hương thường trực trong trái tim. Lá cơm nếp như chất xúc tác, khi gặp là bùng cháy lên nỗi nhớ và tình yêu mẹ, yêu quê hương.

- Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc: yêu thương dành cho mẹ, đất nước.

- Những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”: Hình ảnh này đã gợi nhắc về mùi quê hương của người con, hương vị của xôi nếp đã quen thuộc với người con khi còn thơ bé, để khi đi bất cứ nơi đây cũng đều nhớ về.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?

Phương pháp giải:

Từ những tình cảm được thể hiện trong văn bản, em hình dung về người con trong bài thơ và nêu cảm nhận.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Người con trong bài thơ không trực tiếp xuất hiện mà chỉ xuất hiện gián tiếp qua những cảm xúc thể hiện trong bài. Anh là một người con giàu tình cảm, có hiếu khi nhớ thương về mẹ với những điều bình dị và không quên được những món ăn quen thuộc mà mẹ đã dành trọn tình cảm để nấu cho anh.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Qua đây người con hiện lên là một người con hiếu thảo, tình yêu mẹ, yêu quê hương đất nước luôn luôn thường trực trong trái tim người con, chỉ cần gặp chất xúc tác nhỏ là tình yêu nỗi nhớ có dịp bùng lên mạnh mẽ.

Hình ảnh người con trong bài thơ là một người đã xa nhà nhiều năm, có tình cảm sâu sắc dành cho mẹ và đất nước.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 5

Video hướng dẫn giải

Câu 5 (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?

Phương pháp giải:

Em tìm hiểu đặc điểm của thể thơ 5 chữ, đọc kĩ bài thơ để cảm nhận thêm về tác dụng của thể thơ với nội dung bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Thể thơ 5 chữ mỗi dòng năm tiếng; nhịp 3/2, 2/3 linh hoạt, sử dụng vần chân…

=> Bài thơ ngắn, toàn bà chỉ có bốn khổ, tổng cộng mười bốn dòng, trong đó ba khổ đầu mỗi khổ bốn dòng, khổ cuối chỉ có hai dòng. Mỗi dòng năm tiếng được ngắt nhịp linh hoạt với vần chân biến hóa. Những đặc điểm hình thức đó đã góp phần thể hiện một cách hàm súc tình cảm, tấm lòng của người con đối với quê hương, đất nước và mẹ của mình. Những dòng thơ ngắn gọn, không diễn tả chi tiết, cụ thể mà chỉ khơi ngợi tâm tình của người con nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận được tình cảm sâu nặng của anh dành cho quê hương và mẹ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Thể thơ năm chữ có tác dụng trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ là: số tiếng trong mỗi câu thơ luôn gồm năm tiếng phối hợp với vần, nhịp mang đến sự gần gũi và dễ đọc, người nghe dễ cảm nhận và tác giả dễ thể hiện cảm xúc, suy tư của bản thân.

Thể thơ năm chữ ngắn gọn, linh hoạt và hàm súc đã góp phần thể hiện cảm xúc của nhà thơ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Viết kết nối với đọc

Video hướng dẫn giải

(trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Đi hết cuộc đời dài rộng này, chúng ta cũng không thể hiểu được hết công lao của mẹ cha. Bởi vậy, đã có biết bao sáng tác ra đời để ca ngợi công ơn trời bể ấy. Tác giả Thanh Thảo cũng viết về đề tài ấy, ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc trong bài thơ Gặp lá cơm nếp. Bài thơ đã ghi lại cảm xúc của người con tình cờ nghĩ đến hương vị của mùi xôi và nhớ về mẹ. Tác giả đã xa nhà nhiều năm, thèm một bát xôi nếp mùa gặt và nhớ về mẹ cùng những hương vị yêu dấu của làng quê. Trong tâm hồn các anh, người mẹ là hình ảnh lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất của quê hương. Với người lính, mẹ là suối nguồn của yêu thương, là ánh sáng diệu kì dõi theo con suốt cuộc đời. Câu thơ "Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương" như cảm xúc òa khóc trong lòng nhân vật khi nghĩ về người mẹ tảo tần và đất nước bình dị. Mẹ đã chịu một đời lam lũ, hi sinh để dành cho con những điều đẹp đẽ nhất. Những câu thơ giản dị, ngắn gọn mà vời vợi nỗi nhớ thương. Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Cha mẹ là người có công sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta nên người, vì thế dù có đi bất cứ nơi đâu thì chúng ta cũng luôn hướng về cha mẹ. Thanh Thảo đã khéo nói hộ chúng ta nỗi nhớ ấy thông qua bài thơ Gặp lá cơm nếp. Khi xa nhà, bỗng dưng gặp lá nếp mà nỗi nhớ mẹ, nhớ quê hương cứ thế ùa về. Nhớ về mẹ là nhớ món xôi của mẹ “bát xôi mùa gặt/ mùi xôi sao lạ lùng”. Mùi xôi của mẹ hay chính là vị quê hương quen thuộc luôn thường trực trong con “thơm suốt đường con”. Tình yêu mẹ, yêu quê hương đất nước không chỉ được thể hiện qua món xôi, qua mùi vị quê hương, tình yêu thương đó đã dâng trào bộc trực ra lời nói “ôi mùi vị quê hương/ con làm sao quên được/ mẹ già và đất nước/ chia đều nỗi nhớ thương”. Mẹ được đặt ngang với đất nước, được người con chia đều nỗi nhớ thương, qua đó chúng ta thấy được tình cảm sâu nặng của người con dành cho người mẹ già yêu quý của mình.

Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo chính là một lời nhắn nhủ sâu sắc về tình cảm mẫu tử. Tác giả đã đặt người con vào hoàn cảnh của một người xa nhà nhiều năm, tình cờ nhìn thấy lá cơm nếp. Hình ảnh gợi cho người con nhớ về bát xôi mùa gặt - hương vị quê hương mà dù đi đâu cũng sẽ nhờ về. Và cả hình ảnh người mẹ giản dị, tảo tần đã “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp”. Từ đó, người con càng thêm nhớ thương mẹ nhiều hơn để bộc lộ nỗi niềm qua câu thơ “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Tình yêu dành cho mẹ và đất nước luôn thường trực trong trái tim của người con - đó là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng trân trọng nhất.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Bình chọn:
4.4 trên 42 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí