Soạn bài Chuyện cơm hến SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết


Mỗi vùng miền trên thế giới đều có những nét riêng trong phong cách ẩm thực. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vấn đề này.

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. Tác giả còn giới thiệu đến người đọc những câu chuyện xung quanh món cơm hến và đặc biệt là khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn


Trước khi đọc 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 111, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Mỗi vùng miền trên thế giới đều có những nét riêng trong phong cách ẩm thực. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vấn đề này.

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân và dựa vào sự hiểu biết em

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Mỗi quốc gia ở trên thế giới đều có tất cả những nền ẩm thực luôn sẽ mang đặc trưng riêng biệt; cùng tạo nên bản sắc văn hóa luôn độc đáo không thể lẫn với bất kỳ một đất nước nào khác. Những món ăn luôn nổi tiếng; ví như: Bún Thang (Việt Nam), Sushi (Nhật Bản); bibimbap (cơm trộn Hàn Quốc), hay somtam (gỏi đu đủ Thái-lan)…

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của cộng đồng người Việt và các dân tộc thuộc Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy có ít nhiều sự khác biệt, ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nhưng đã tương đối phổ thông trong cộng đồng người Việt.

Những vùng có khí hậu lạnh lẽo thường thích chế biến món ăn theo kiểu xào, nướng. Những vùng có khí hậu nóng bức thường thích ăn những món ăn theo kiểu hấp, luộc.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trước khi đọc 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 111, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món ăn đặc sản ở quê em, em sẽ chọn món nào?

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế ở địa phương em có món đặc sản nào có thể giới thiệu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món ăn đặc sản ở quê em:

+ Em sẽ chọn cốm

+ Em sẽ giới thiệu về phở

=> Đó là những món ăn đặc trưng cho nét văn hóa ẩm thực Hà Nội

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Dê núi Ninh Bình là tên thường gọi của các món đặc sản ẩm thực được chế biến từ thịt dê sống ở miền núi đá vôi của người Ninh Bình như tái dê, lẩu dê, dê xào, dê nướng, dê né, dê hấp, dê hầm... Cùng với cơm cháy Ninh Bình, Dê núi Ninh Bình có mặt trong "Top 50 món ăn đặc sản người Việt Nam" do Trung tâm kỷ lục Việt Nam xác lập ngày 7.9.2012

Một số món ăn như đặc sản Hà Nội như bún chả, phở, bánh cuốn…

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc văn bản

Video hướng dẫn giải

(trang 112, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Tác giả là người vùng nào? Chi tiết nào cho thấy điều đó?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích từ đầu đến “Vậy thì cơm hến là gì?

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Tác giả là người Huế.

- Chi tiết cho thấy điều đó là: Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui…

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Tác giả là người Huế

- Chi tiết: Người Huế có đủ cung bậc ngôn ngữ để diễn tả vị cay, …

Tác giả là người Huế.

Chi tiết cho thấy điều đó: Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành”của dân Huế tui, bằng món cơm hến.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Những chi tiết nào cho thấy cơm hến là món ăn bình dân?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích, tìm những câu, chi tiết có trong văn bản nói về các nguyên liệt làm cơm hến, cách người dân thưởng thức cơm hến

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Cơm hến là món ăn bình dân vì nó được làm từ những nguyên liệu bình dân, phù hợp với nhiều con người, đó là cơm nguội với những con hến nhỏ lăn tăn

- Về nguyên liệu: ruột hến, cơm nguội, miến, măng khô, rau sống, thịt heo – những thứ đơn giản, dễ kiếm, có thể được tận dụng – trở thành những vị chủ đạo của món cơm hến

- Về gia vị: rẻ và dễ kiếm như da heo, tóp mỡ, ớt, muối, mè, đậu phộng, ruốc, bánh tráng…

- Về người bán: bán rong trên đường phố, bất cứ ai cũng có thể ăn, người nghèo cũng ăn được vì nó phù hợp với túi tiền của tất cả mọi người

=> Đây là một món ăn bình dân từ nguyên liệu cho đến cách ăn

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Chi tiết cho em thấy cơm hến là món ăn bình dân:

+ Nguyên liệu cơm hến bình dân: hến, bún tàu, rau sống

 + Gia vị: ớt, ruốc, bánh tráng, muối rang, đậu phụng, …

Nguyên liệu đơn giản: cơm nguội, cá lẹp kẹp rau mưng, hến.

Gia vị rẻ, dễ tìm: gia vị: da heo, tóp mỡ, ớt, muối, mè, đậu phộng, ruốc, bánh tráng…

Được bán rong tại các phố.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế?

Phương pháp giải:

Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế?

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Món cơm hến cho thấy đặc điểm trong phong cách ăn uống của người Huế: ăn cay - "cay dễ sợ", "cay chảy nước mắt". Có nhiều người vẫn chưa thấy thỏa thích với độ cay ban đầu của cơm hến mà cần gọi thêm một trái ớt tươi,…

Mặt khác, món cơm hến là kết quả của một nghệ thuật chế biến tỉ mỉ, cầu kì rất đặc trưng của người Huế.

=> Qua món cơm hến, ta thấy người Huế đã nâng một món ăn bình dân lên thành nghệ thuật ẩm thực

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Món cơm hến cho thấy đặc điểm trong phong cách ăn uống của người Huế:

+ Ăn cơm hến phải nguội vì: trên đời chẳng có một vật gì đáng phải bỏ đi

+ Tính bảo thủ để bảo toàn di sản: món ăn đặc sản

Món cơm hến cho thấy đặc điểm trong phong cách ăn uống của người Huế: dân dã, nhưng cũng rất cầu kì, kĩ tính.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Chuyện cơm hến có phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn không? Tác giả bàn tới những điều gì xung quanh món cơm hến?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. Tác giả còn giới thiệu đến người đọc những câu chuyện xung quanh món cơm hến và đặc biệt là khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn

- Tác giả còn bàn tới những điều xung quanh món cơm hến:

+ Trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa quan trọng để bảo toàn di sản

+ Món ăn đặc sản cũng giống như di tích văn hóa, mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”

Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn.

Tác giả còn bàn tới nét đẹp văn hóa của một vùng đất.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 (trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa”?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ “Trước hết, nói về cơm” ... “chỉ tạo nên những “đồ giả

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Theo em, tác giả cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa” vì nó phải giống ngày xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”. Tác giả cho rằng trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa hết sức quan trọng để bảo toàn di sản.

Tác giả đã viết “tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản”. Di tích văn hóa ghi dấu ấn lịch sử của một thời. Vì thế, để giữ gìn truyền thống văn hóa, cần bảo tồn nguyên trạng những nét xưa. Món ăn cũng vậy, nếu bảo tồn được nét xưa sẽ bảo tồn được truyền thống, pha tạp sẽ mất đi hồn cốt.

=> Đối với tác giả, món cơm hến đúng điệu phải bảo tồn nguyên liệu và cách chế biến.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Theo em, tác giả cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa” vì:

+ Mọi ý đồ cải tiến như cải tiến di tích văn hóa đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”

Tác giả coi mỗi món ăn là một nét đặc trưng của vùng miền, việc cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo ra những thứ “đồ giả”.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 5

Video hướng dẫn giải

Câu 5 (trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho suy nghĩ gì về ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa của cư dân địa phương?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích từ “Tôi nhớ lần ấy…theo bước chân người…” và nêu cảm nhận về ý thức gìn gữ bản sắc văn hóa của cư dân bản địa

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Hình ảnh chị bán hàng: đây là hình ảnh của người bán hàng trên phố, nghèo nhưng không lam lũ, khổ sở mà vẫn có cái tươm tất, tề chỉnh của một người dù là dân lao động nhưng vẫn giữ cốt cách nền nã của người cố đô. Mặc dù món cơm hến chị bán rất rẻ nhưng bát cơm hến vẫn đủ vị, như thể người bán không đặt lời lãi lên hàng đầu. => Hình ảnh chị và gánh hàng trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Huế

- Hình ảnh bếp lửa: vừa thực vừa mang tính tượng trưng, được dùng để kết thúc tác phẩm, gợi ra những hàm nghĩa sâu sắc: một bếp lửa chắt chiu, ấp ủ đi trong mưa suốt mùa đông, bền bỉ theo bước chân người.

+ Bếp lửa cũng tượng trưng cho ý thức gìn giữ nét văn hóa cổ truyền ở những người bình dân như chị bán hàng

+ Là ngọn lửa mà tác giả gọi là vị thứ 15 của món cơm hến. Nó giữ cho nước dùng hến được nóng, không có nó không thành món cơm hến đúng vị. Là “vị” của tình cảm con người với nghề, của ý thức nỗ lực giữ gìn chất Huế, là “vị” của tâm hồn, là “vị” của niềm tin vào những điều không dễ mất trong cuộc sống

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ về ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa của cư dân bản địa:

+ Tác giả thắc mắc khi thấy chị làm cơm hến rất tỉ mẩn, công phu mà chỉ bán có “năm trăm đồng bạc”, tác giả kêu chị làm kĩ như vậy làm gì cho mất công

+ Chị bán hàng giận dỗi: “Nói như cậu thì … còn chi là Huế”

→ Đây chính là ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của cư dân bản địa, dù bán suất cơm hến lời lãi không nhiều nhưng họ không bỏ qua bước nào, vẫn cẩn thận, tỉ mẩn làm đủ các bước cho món ăn đặc sản này.

Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa: nghèo nhưng không lam lũ, khổ sở mà vẫn có cái tươm tất, tề chỉnh của một người dù là dân lao động nhưng vẫn giữ cốt cách nền nã của người cố đô.

Ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của cư dân bản địa: có ý thức, trách nhiệm cao trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 6

Video hướng dẫn giải

Câu 6 (trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Tìm những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, xác định những cụm từ, những cách diễn đạt có tính chất khẩu ngữ, nhất là khẩu ngữ của người Huế

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc: Người Huế thích dùng mướp đắng lúc còn xanh; nấu canh phải duống nồi nước sôi xuống để thả mướp vào mới đảm bảo là đắng, lại còn bóp mướp sống làm món nộm, đắng một cách tuyệt vời!; còn bạn nhậu người Quảng đều né hết, vì đắng không chịu nổi; Người Huế có đủ cung bậc ngôn ngữ để diễn tả vị cay, bao gồm hết mọi giác quan, càng nói càng “suớng miệng”: cay phỏng miệng, cay xé lưỡi, cay điếc mũi, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi, cay điếc tai, cay điếc ói,…; Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui; Người “máu” cơm hến vẫn chưa vừa lòng với vị cay sẵn có, còn đòi thêm một trái ớt tươi để cắn kêu cái rốp!; nghe tiếng rao cơm hến tôi thấy xúc động tận chân răng

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Những từ ngữ:

+ Tôi xin giới thiệu 

+ Vậy thì cơm hến là gì?

+ Tôi nghĩ rằng

+ Xin tiếp tục chuyện cơm hến

  • Tôi xin giới thiệu…
  • Xin tiếp tục…
  • Vâng, mê nhất là cái…
  • Vâng, một bếp lửa chắt chiu…
Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 7

Video hướng dẫn giải

Câu 7 (trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Em cảm nhận như thế nào về cái tôi tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và nêu cảm nhận của mình về cái tôi tác giả

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Cái tôi tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến là cái tôi công dân có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, biết trân trọng những truyền thống văn hóa – lịch sử, yêu tha thiết quê hương, gắn bó với quê hương từ những điều nhỏ nhất.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Em cảm thấy tác giả là một người yêu quê hương, thấu hiểu sâu sắc về món ăn đặc sản của quê hương mình. Chính vì thế ông viết tản văn “Chuyện cơm hến” không chỉ để giới thiệu về một món ăn mà như đang bày tỏ lòng mình, kể cho người đọc nghe về món cơm hến đậm đà bản sắc dân tộc

Cái tôi của tác giả: am hiểu sâu rộng, mạnh mẽ bày tỏ chính kiến, sự tự hào dành cho quê hương.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Viết kết nối với đọc

Video hướng dẫn giải

(trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức của mình về một nét sinh hoạt truyền thống đặc sắc ở địa phương em

Gợi ý:

- Nét sinh hoạt truyền thống văn hóa đó là gì?

- Nét sinh hoạt, truyền thống văn hóa đó có gì đặc biệt?

- Em có cảm nhận gì về nét sinh hoạt, truyền thống văn hóa đó?

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Giữa lòng thủ đô Hà Nội đầy tấp nập thì đâu đó vẫn có những quán hàng bày bán cốm non. Hương cốm non của đồng quê phả vào trong cơn gió bay ngào ngạt giữa không gian. Từng người bán hàng tay nhanh nhẹn và khéo léo gói những gói cốm nhỏ cho người mua. Góc phố Hà Nội mùa thu thì việc ăn cốm làm cho con người có thể cảm nhận được vị dẻo thơm của hạt gạo theo một nét rất riêng. Dường như Cốm đã trở thành một đặc trưng không thể thiếu của mảnh đất ngàn năm văn hiến, nó không chỉ là một thứ quà ăn vui miệng mà còn níu giữ tâm hồn của những người con Hà Nội.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Quê em ở Nha Trang. Nhà em cách biển không xa. Những đêm trăng đẹp, em thường được cha mẹ cho ra ngắm biển. Biển quê em đẹp tuyệt vời trong những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm dát vàng khổng lồ. Xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền câu lúc ẩn lúc hiện như những ánh sao trong đêm. Trên bãi biển, những du khách đang thả bước một cách thanh bình. Họ như muốn tận hương vẻ đẹp kì diệu của đêm trăng. Một vài bạn nhỏ đang chơi đùa dưới ánh trăng với những trò như cút bắt, trốn tìm. Chơi hết buổi tối mà em cũng chưa muốn về vì luyến tiếc vẻ đẹp của nó.

Quê hương của em là làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng. Hằng năm, hội thi được diễn ra vào ngày rằm tháng giêng (âm lịch). Người tham dự sẽ được tuyển chọn từ các xóm trong làng. Hội thi có nguồn gốc từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa. Mục đích là để trai gái trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh khi lấy lửa, dịp trai gái thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương. Hội thi phải tuân theo một quy trình cụ thể. Bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Người dự thi các đội leo nhanh lên thân cây chuối rất trơn để lấy được nén hương mang xuống. Khi lấy được nén hương mang xuống, ban tổ chức phát cho ba que diêm châm vào hương chảy thành ngọn lửa. Những người khác thì giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tay cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Sau một giờ, những nồi cơm lần lượt được đem trình bày. Ban giám khảo sẽ chấm điểm theo các tiêu chí gồm gạo trắng, cơm dẻo và không có cơm cháy. Đội giành chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng. Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân chính là một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của quê hương em.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Bình chọn:
4.6 trên 18 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí