Phương pháp giải một số dạng bài tập về biểu diễn lực


Tổng hợp cách giải một số dạng bài tập về biểu diễn lực hay, chi tiết

Dạng 1: Biểu diễn lực trên hình theo tỉ lệ xích

Biểu diễn lực bằng một mũi tên, ta cần xác định đúng các yếu tố:

- Điểm đặt của lực ở trên vật để xác định gốc của mũi tên.

- Phương và chiều của lực để xác định phương và chiều của mũi tên.

- Cường độ (độ lớn) của lực để chọn tỉ xích cho phù hợp.

Ví dụ: Hãy biểu diễn trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 50 kg theo tỉ lệ xích 1 cm ưng với 100 N.

Hướng dẫn giải

Trọng lực \(\overrightarrow P \) tác dụng lên vật có:

- Điểm đặt: tại trọng tâm G của vật.

- Phương: thẳng đứng

- Chiều: từ trên xuống

- Độ lớn: P = 50.10 = 500N

 

Dạng 2: Diễn tả các yếu tố của lực được biểu diễn trên hình vẽ

Để diễn tả các yếu tố của lực, ta cần xác định:

- Gốc của mũi tên ở đâu? Đó chính là điểm đặt của lực.

- Phương và chiều của mũi tên như thế nào? Đó chính là phương và chiều của lực.

(Đặc biệt nếu phương của mũi tên không trùng với phương thẳng đứng hay phương ngang thì phải xem phương đó tạo với phương thẳng đứng hay tạo với phương ngang một góc bao nhiêu độ).

- Trên mũi tên có mấy khoảng và mỗi khoảng ứng với tỉ xích đã chọn là bao nhiêu để xác định đúng cường độ của lực.

Ví dụ: Diễn tả các yếu tố của lực ở hình vẽ sau:

 

Lực \(\overrightarrow F \) tác dụng lên vật có:

- Điểm đặt: tại điểm A

- Phương: tạo với phương nằm ngang một góc \({30^0}\)

- Chiều: hướng lên

- Độ lớn: \(F = 3.15 = 45N\)

 Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.5 trên 22 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí lớp 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí