Lý thuyết về chuyển động đều - chuyển động không đều>
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU -
CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
1. Định nghĩa
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
2. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều
Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng công thức :
\[v_{tb}=\dfrac{s}{t}\]
Trong đó s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
Lưu ý: Chuyển động không đều là chuyển động thường gặp hằng ngày của các vật. Trong chuyển động không đều, vận tốc thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn ô tô, xe máy chuyển động trên đường, vận tốc liên tục thay đổi thể hiện ở số chỉ tốc kế.
- Khi đề cập đến chuyển động không đều, người ta thường đưa ra khái niệm vận tốc trung bình : \(v_{tb}=\dfrac{s}{t}\)
- Vận tốc trung bình trên những đoạn đường khác nhau thường có giá trị khác nhau, vì vậy phải nêu rõ vận tốc trung bình trên đoạn đường cụ thể (hoặc trong thời gian cụ thể).
- Vận tốc trung bình không phải là trung bình cộng của các vận tốc.
Ví dụ: Nếu một vật chuyển động được hai đoạn đường liên tiếp s1 với vận tốc v1 trong khoảng thời gian t1 và s2 với vận tốc v2 trong khoảng thời gian là t2, thì vận tốc trung bình trên cả quãng đường là:
\(v_{tb}=\dfrac{s_{1}+s_{2}}{t_{1}+t_{2}}\) chứ không phải là: \(v_{tb}=\dfrac{v_{1}+v_{2}}{2}\)
Sơ đồ tư duy về chuyển động đều - chuyển động không đều - Vật lí 8
- Bài C1 trang 12 SGK Vật lí 8
- Bài C2 trang 12 SGK Vật lí 8
- Bài C3 trang 12 SGK Vật lí 8
- Bài C4 trang 12 SGK Vật lí 8
- Bài C5 trang 13 SGK Vật lí 8
>> Xem thêm