Lý thuyết điều chế khí hiđro - phản ứng thế>
Trong phòng thí nghiệm, điều chế hiđro bằng tác dụng của axit ...
1. Điều chế hidro
a. Trong phòng thí nghiệm
- Trong phòng thí nghiệm, khí hiđro được điều chế bằng cách cho axit (HCl hoặc H2SO4 loãng) tác dụng với kim loại kẽm (hoặc sắt, nhôm,…)
- Nguyên liệu:
+ Kim loại: Zn, Fe, Al,…
+ Dung dịch axit: HCl loãng, H2SO4 loãng.
PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
b. Trong công nghiệp
* Phương pháp điện phân nước.
2H2O $\xrightarrow{điện\,phân}$ 2H2↑ + O2↑
* Dùng than khử oxi của H2O ở nhiệt độ cao: C + H2O $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO + H2
* Điều chế từ khí tự nhiên, khí mỏ dầu.
2. Phản ứng thế
- Phản ứng thế là phản ứng hóa học của đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất
Ví dụ: PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
(đơn chất) (hợp chất) (hợp chất) (đơn chất)
Nhận xét: Nguyên tử Zn đã thay thế nguyên tử H trong hợp chất HCl.
Sơ đồ tư duy: Điều chế khí hiđro - phản ứng thế
- Bài 1 trang 117 SGK Hóa học 8
- Bài 2 trang 117 SGK Hóa học 8
- Bài 3 trang 117 SGK Hóa học 8
- Bài 4 trang 117 SGK Hóa học 8
- Bài 5 trang 117 SGK Hóa học 8
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục