Toán lớp 5, giải bài tập SGK toán lớp 5 Bình Minh Chủ đề 7. Ôn tập cuối năm SGK Toán lớp 5 Bình Minh

Toán lớp 5 Bài 159. Ôn tập về hình học (tiếp theo) - SGK Bình Minh


Cho ABCD, ABNM, MNCD là các hình thang như hình bên. Hãy nêu các cặp cạnh song song với nhau. Vẽ vào vở đường thẳng ED và điểm O như hình bên. Đ – S? Cho hình tam giác MNP (như hình bên). Nêu cách vẽ đường cao PH và đường cao MI của hình tam giác MNP. Số?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 90 SGK Toán 5 Bình Minh

Cho ABCD, ABNM, MNCD là các hình thang như hình bên. Hãy nêu các cặp cạnh song song với nhau.

Phương pháp giải:

Hình thang có hai cặp cạnh đối diện song song.

Quan sát hình vẽ để xác định các cặp đường thẳng song song với nhau.

Lời giải chi tiết:

Các cặp cạnh song song với nhau:

- Cạnh AB song song với cạnh MN.

- Cạnh MN song song với cạnh DC.

- Cạnh AB song song với cạnh DC.

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 90 SGK Toán 5 Bình Minh

Vẽ vào vở đường thẳng ED và điểm O như hình bên.

a) Vẽ đường thẳng OH vuông góc với đường thẳng ED.

b) Vẽ đường thẳng OT song song với đường thẳng ED.

c) Hình vừa tạo thành có bao nhiêu góc vuông?

Phương pháp giải:

a) Bước 1: Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng ED và cạnh góc vuông thứ hai gặp điểm O. Lấy một điểm H theo cạnh góc vuông đó.

Bước 2: Vạch một đường thẳng đi qua 2 điểm O và H.  Ta được đường thẳng OH đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng ED.

b) - Vẽ đường thẳng đi qua O và vuông góc với OH. Ta có đường thẳng đi qua điểm O và song song với đường thẳng ED.

Lời giải chi tiết:

a)

b)

- Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với cạnh OH.

- Dịch chuyển ê ke sao cho đỉnh của ê ke trùng với điểm O. Lấy một điểm T bất kì theo cạnh góc vuông còn lại của ê ke.

- Kẻ đường thẳng đi qua hai điểm O và T ta được đường thẳng OT song song với cạnh ED.

c) Hình vừa tạo thành có 8 góc vuông

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 90 SGK Toán 5 Bình Minh

Đ – S?

a) M là trung điểm của AI. (?)

b) I là trung điểm của AD. (?)

c) N là điểm ở giữa hai điểm B và H. (?)

Phương pháp giải:

Trung điểm là điểm nằm chính giữa 2 điểm và chia đoạn thẳng thành hai đoạn thẳng bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

a) M là trung điểm của AI. S

b) I là trung điểm của AD. Đ

c) N là điểm ở giữa hai điểm B và H. Đ

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 90 SGK Toán 5 Bình Minh

Cho hình tam giác MNP (như hình bên). Nêu cách vẽ đường cao PH và đường cao MI của hình tam giác MNP.

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ để xác định các cặp đường thẳng song song với nhau.

Lời giải chi tiết:

- Đường cao PH:

+ Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với cạnh MN.

+ Dịch chuyển ê ke sao cho cạnh góc vuông còn lại của ê ke đi qua điểm P. Lấy một điểm H trùng với đỉnh của ê ke.

+ Kẻ đường thẳng đi qua hai điểm P và H ta được đường cao PH.

- Đường cao MI:

+ Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với cạnh PN.

+ Dịch chuyển ê ke sao cho cạnh góc vuông còn lại của ê ke đi qua điểm M. Lấy một điểm I trùng với đỉnh của ê ke.

+ Kẻ đường thẳng đi qua hai điểm M và I ta được đường cao MI.

Câu 5

Trả lời câu hỏi 5 trang 90 SGK Toán 5 Bình Minh

Số?

Chú thợ cắt dây thép uốn thành 350 cái khung hình tam giác đều có cạnh 1,2 dm để làm nhà. Vậy chú cần (?) m dây thép đủ để uốn số khung hình tam giác đều nói trên.

Phương pháp giải:

Độ dài dây thép đủ để uốn số khung hình tam giác đều = chu vi 1 hình tam giác đều × 350

Chu vi hình tam giác = tổng độ dài 3 cạnh

Lời giải chi tiết:

Đổi: 1,2 dm = 0,12 m

Chu vi  hình tam giác đều là:

0,12  + 0,12 + 0,12 = 0,36 (m)

Độ dài dây thép đủ để uốn số khung hình tam giác đều là:

0,36 × 350 = 126 (m)

Vậy chú cần 126 m dây thép đủ để uốn số khung hình tam giác đều nói trên.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí