Bài A1. Giới thiệu trí tuệ nhân tạo trang 6, 7, 8 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo>
Ngày này, trên điện thoại thông minh người ta thường cài đặt một số ứng dụng trợ
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
CH tr 6
Trả lời câu hỏi Khởi động trang 6 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo
Ngày này, trên điện thoại thông minh người ta thường cài đặt một số ứng dụng trợ lí ảo như Siri của Apple, Google Assistant của Google,… Hãy nêu các chức năng của ứng dụng trợ lí ảo mà em biết.
Phương pháp giải:
Kết hợp kiến thức tìm hiểu được và trải nghiệm của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Chức năng của ứng dụng trợ lí ảo:
Nhận yêu cầu bằng văn bản hoặc giọng nói từ người dùng.
Tự học để thực hiện yêu cầu chính xác các yêu cầu giống con người.
Trả lời câu hỏi, giao tiếp thông minh.
Khả năng trò chuyện như con người.
CH tr 7
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 7 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo
Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:
a) AI có phải do con người tạo ra không?
b) Công nghệ nào giúp máy tính có thể mô phỏng hành vi thông minh của con người.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm về AI trong sách giáo khoa để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a) AI là các hệ thống do cong người xây dựng nhằm giúp các máy tính có thể thực hiện các hành vi thông minh như con người.
b) Máy tình có thể mô phỏng hành vi thông minh của con người thông qua các khả năng: học, suy luận, nhận thức, hiểu ngôn ngữ và giải quyết vấn đề.
CH tr 9 KP
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 9 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo
Liệt kê một số ứng dụng có sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt.
Phương pháp giải:
Công nghệ nhận diện khuôn mặt thuộc khả năng nhận thức của AI giúp ích rất lớn cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Từ thực thế suy ra các ứng dụng của công nghệ này.
Lời giải chi tiết:
Công nghệ nhận diện khuôn mặt thuộc khả năng nhận thức của AI giúp ích rất lớn cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Một số ứng dụng áp dụng công nghệ này là: nhận diện khuôn mặt để xác thực người dùng, sử dụng khuôn mặt để mở khoá điện thoại thông minh, xác thực khuôn mặt trong các ứng dụng ngân hàng thông minh, điểm danh trong các ứng dụng học trực tuyến.
CH tr 9 LT1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 9 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo
AI có thể được chia thành bao nhiêu loại? em hãy cho biết đặc trưng mỗi loại.
Phương pháp giải:
Dựa vào sách giáo khoa để phân loại AI
AI được chia thành hai loại chính dựa theo khả năng mô phỏng trí tuệ của con người:
AI hẹp hay AI yếu.
AI tổng quát hay AI rộng.
Lời giải chi tiết:
AI có thể được chia thành 2 loại chính dựa theo khả năng mô phỏng trí tuệ của con người. Đó là:
1. AI hẹp hay AI yếu (Artificial Narrow Intelligence - ANI): được xây dựng để thực hiện một hoặc một số lượng giới hạn các nhiệm vụ. Các hệ thống AI tính đến năm 2023 đều thuộc loại ANI, ANI chỉ có thể giải quyết nhiệm vụ theo những gì đã được học mà không có khả năng tổng hợp tri thức hoặc áp dụng vào các lĩnh vực khác. Ví dụ, một hệ thống ANI được xây dựng để nhận dạng khuôn mặt có trong một bức ảnh. Hệ thống này có thể hoạt động tốt để nhận dạng khuôn mặt, nhưng không thể phân loại các đối tượng khác trong ảnh.
2. AI tổng quát hay AI rộng (Artificial General Intelligence - AGI): được nhà vật lí học người Mỹ Mark Gubrud đề cập vào năm 1997 và thuật ngữ này được giới thiệu nhiều hơn từ năm 2002 bởi Shane Legg - nhà nghiên cứu về AI. AGI là AI có khả năng tự học từ dữ liệu mới, tự chuyển đổi giữa các nhiệm vụ khác nhau và áp dụng tri thức từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. AGI có khả năng thích nghi và giải quyết các vấn đề phức tạp tương tự như con người. Một số hệ thống AI phổ biến như GPT-4 thể hiện mức độ thông minh tổng quát, thực hiện được các nhiệm vụ trong lĩnh vực toán học, sinh học, lịch sử, nghệ thuật. GPT-4 còn có khả năng hiểu ngôn ngữ và tạo ra văn bản giống con người, trả lời các câu hỏi phức tạp, học và xử lí các loại dữ liệu hình ảnh, giọng nói, video, văn bản.
CH tr 9 LT2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 9 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo
Nêu một ứng dụng phổ biến có sử dụng công nghệ nhận dạng giọng nói.
Phương pháp giải:
Kết hợp kiến thức bản thân và tìm kiếm trên Internet để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Các mô hình nhận dạng giọng nói, xử lí ngôn ngữ tự nhiên trong AI giúp cho máy tính chuyển từ giọng nói sang văn bản. Công nghệ nhận dạng giọng nói giúp khoảng cách giao tiếp giữa con người và máy tính được rút ngắn. Việc sử dụng, ra lệnh, truy vấn thông tin trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nhiều ứng dụng dạy ngôn ngữ sử dụng AI và nhận dạng giọng nói để đánh giá khả năng ngôn ngữ của người học.
VD: Google Docs Voice Typing là một tính năng được tích hợp trong Google Doc. Nếu bạn thường xuyên làm việc với Google Doc và cảm thấy mệt mỏi với việc soạn thảo văn bản thì đây chắc chắn là tính năng dành cho bạn. Công cụ này hỗ trợ 40 ngôn ngữ khác nhau và tăng tốc độ soạn thảo của bạn lên gấp nhiều lần.
CH tr 9 VD1
Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 9 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo
Liệt kê một số ứng dụng trong thực tế có sử dụng công nghệ nhận dạng giọng nói.
Phương pháp giải:
Công nghệ nhận diện giọng nói giúp việc giao tiếp giữa người và máy tính trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Tìm kiếm thông tin về các ứng dụng có sử dụng công nghệ này.
Lời giải chi tiết:
Công nghệ nhận dạng giọng nói được rất nhiều ứng dụng sử dụng đặc biệt là các trợ lí ảo hay các công cụ chuyển đổi văn bản,…
Dragon Professional là phần mềm nhận diện giọng nói tiên tiến được rất nhiều người sử dụng. Phần mềm này được tích hợp công nghệ Deep Learning, cho phép thích nghi với giọng nói hoặc các biến đổi môi trường của bạn ngay cả khi bạn đang đọc chính tả. Với tốc độ chuyển đổi nhanh gấp 3 lần so với soạn thảo văn bản thông thường, công cụ này còn có thể đặt tuỳ chọn cấu hình, công cụ quản trị, quản lý cấu hình giọng nói, từ vựng tùy chỉnh, ...
Google Now là một trợ lí ảo của Google. Điều đặc biệt là công cụ này có hỗ trợ tiếng Việt, rất tiện dùng cho người sử dụng. Với công cụ này, bạn có thể tìm kiếm thực hiện nhiều tác vụ như đặt báo thức, gọi điện thoại, xem thời tiết,... hoàn toàn bằng giọng nói.
Microsoft Bing Speech API là một công cụ nằm trong bộ công cụ nhận thức đến từ Microsoft, bao gồm phát hiện cảm xúc, nhận diện gương mặt, giọng nói và phát hiện ngôn ngữ. Được hỗ trợ cả tiếng Việt, không chỉ hỗ trợ quá trình soạn thảo, công cụ này còn giúp phiên dịch một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Cortana là một trợ lí ảo của Microsoft. Tương tự như các trợ lí ảo khác, công cụ này ngoài khả năng nhận diện giọng nói nhạy bén còn giúp bạn thực hiện các tác vụ được ra lệnh, dự báo thời tiết hay thực hiện các câu lệnh một cách tiện dụng.
AssemblyAI được thiết kế cho các nhà lập trình và các nhà phát triển trong việc tối ưu hoá thời gian lập trình cũng như nâng cao hiệu suất làm việc. Không chỉ là phần mềm nhận diện giọng nói hiệu quả, công cụ này cũng có các tính năng mạnh mẽ để phục vụ quá trình soạn thảo của bạn.
CH tr 9 VD2
Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 9 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo
Nêu một số ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục có sử dụng AI.
Phương pháp giải:
Giáo dục là một lĩnh vực sử dụng rất nhiều ứng dụng của AI để giúp ích cho công việc.
Các ứng dụng của AI được áp dụng dựa theo các khả năng mà AI có.
Lời giải chi tiết:
Một số ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục có sử dụng AI:
- Hướng dẫn thông minh:
AI được sử dụng để cung cấp hướng dẫn cá nhân hóa cho học viên. Nó có khả năng theo dõi tiến trình học tập của từng học viên. Đồng thời nó cũng cung cấp phản hồi, bài tập và tài liệu phù hợp với năng lực và nhu cầu của họ.
- Nền tảng kỹ thuật số dùng AI:
Các nền tảng giáo dục kỹ thuật số sử dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ quá trình học tập. AI có thể giúp kiểm tra và xác định những khoảng trống trong kiến thức của học viên. Từ đó AI đề xuất nội dung bổ sung hoặc bài tập tùy chỉnh để giúp họ nắm vững hơn.
- Tiếp cận kiến thức dễ dàng hơn:
AI cung cấp tiện ích trong việc tiếp cận kiến thức bằng cách cung cấp các ứng dụng dịch thuật, tư vấn hỗ trợ thông minh. Từ đó AI giúp người học giải quyết khó khăn trong học tập và cung cấp khả năng sửa lỗi ngữ pháp tự động.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài E8. Hoàn thiện và xuất bản trang web trang 99, 100, 101 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo
- Bài E7. Sử dụng map, forms và các thiết lập trang web trang 90, 91, 92 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo
- Bài E6. Chèn youtube, calendar, drive và collapsible group trang 89, 90, 91 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo
- Bài E5. Nhúng mã và tạo băng chuyền hình ảnh trang 78, 79, 80 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo
- Bài E4. Sử dụng Conent Blocks, Button, Divider trang 72, 73, 74 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo
- Bài E8. Hoàn thiện và xuất bản trang web trang 99, 100, 101 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo
- Bài E7. Sử dụng map, forms và các thiết lập trang web trang 90, 91, 92 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo
- Bài E6. Chèn youtube, calendar, drive và collapsible group trang 89, 90, 91 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo
- Bài E5. Nhúng mã và tạo băng chuyền hình ảnh trang 78, 79, 80 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo
- Bài E4. Sử dụng Conent Blocks, Button, Divider trang 72, 73, 74 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo