Bài 8. Thấu kính trang 21, 22, 23 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức>
Tìm phát biểu sai.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
8.1
Tìm phát biểu sai.
A. Thấu kính là một khối chất trong suốt, giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng.
B. Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần ở giữa.
C. Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần ở giữa.
D. Thấu kính hội tụ có phần rìa dày hơn phần ở giữa.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về thấu kính
Lời giải chi tiết:
Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần ở giữa.
Đáp án: D
8.2
Hình 8.1 mô tả hệ thống thấu kính trong ống kính của một máy ảnh. Hãy chỉ rõ đâu là thấu kính hội tụ và đâu là thấu kính phân kì trong hệ thống này.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về thấu kính
Lời giải chi tiết:
(1) – Thấu kính hội tụ.
(2) – Thấu kính phân kì.
(3) – Thấu kính phân kì.
(4) – Thấu kính hội tụ.
8.3
Tìm phát biểu sai.
A. Tia sáng qua quang tâm của thấu kính thì truyền thẳng
B. Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho tia ló truyền qua
tiêu điểm chính của thấu kính.
C. Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló có kéo dài qua tiêu điểm chính của thấu kính.
D. Tia tới song song với trục chính của thấu kính thì truyền thẳng.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về thấu kính
Lời giải chi tiết:
Tia tới song song với trục chính của thấu kính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.
Đáp án: D
8.4
Chiếu một chùm tia sáng song song tới thấu kính hội tụ, chùm tia ló thu được là chùm
A. hội tụ.
B. song song.
C. phân kì.
D. sáng hội tụ tại quang tâm của thấu kính.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về thấu kính hội tụ
Lời giải chi tiết:
Chiếu một chùm tia sáng song song tới thấu kính hội tụ, chùm tia ló thu được là chùm hội tụ.
Đáp án: A
8.5
Vật AB đặt trước và vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA, cho ảnh A’B’ ngược chiều và cao bằng vật AB. Điều nào sau đây là đúng?
A. OA = f.
B. OA = 2f.
C. OA < f.
D. OA > f.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về thấu kính hội tụ
Lời giải chi tiết:
Ảnh A’B’ ngược chiều và cao bằng vật AB khi OA = 2f.
Đáp án: B
8.6
Vật AB đặt trước và vuông góc với trục và cách thấu kính một khoảng OA chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA = \(\frac{f}{2}\)cho ảnh A′B′ có tính chất
A. là ảnh thật, ngược chiều, cao gấp hai lần vật.
B. là ảnh thật, cùng chiều, cao gấp hai lần vật.
C. là ảnh ảo, cùng chiều, cao gấp hai lần vật.
D. là ảnh ảo, ngược chiều, cao gấp hai lần vật.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về thấu kính hội tụ
Lời giải chi tiết:
Ta thấy A’B’ là ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.
Đáp án: C
8.7
Vật AB đặt trước và vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f cho ảnh thật A’B’ nhỏ hơn vật. Vị trí của vật AB nằm cách thấu kính một đoạn
A. OA > f.
B. OA < 2f.
C. OA > 2f.
D. f < OA < 2f.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về thấu kính hội tụ
Lời giải chi tiết:
Khoảng cách từ vật đến thấu kính |
Đặc điểm của ảnh |
|
Vị trí ảnh (d’) (CO = C’O = 2OF) |
Tính chất ảnh |
|
Vật ở rất xa thấu kính |
d' = OF’ |
ảnh thật |
d > 2f |
ảnh ở F’C’ |
ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật |
d = 2f |
ảnh ở C’ (với OC’ = 2OF) |
ảnh thật ngược chiều với vật và bằng vật |
f < d < 2f |
từ C’ đến ∞ |
ảnh thật ngược chiều với vật và lớn hơn vật |
d = f |
ở ∞ |
không cho ảnh |
d < f |
trước thấu kính |
ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật |
Cho ảnh thật A’B’ nhỏ hơn vật khi OA > 2f
Đáp án: C
8.8
Chiếu một chùm tia sáng song song với trục chính của một thấu kính phân kì, chùm tia ló thu được là chùm
A. hội tụ.
B. song song.
C. phân kì, đường kéo dài của các tia ló cắt nhau tại tiêu điểm chính F của thấu kính.
D. phân kì, đường kéo dài của các tia ló cắt nhau tại quang tâm của thấu kính.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về thấu kính phân kì
Lời giải chi tiết:
Chiếu một chùm tia sáng song song với trục chính của một thấu kính phân kì, chùm tia ló thu được là chùm phân kì, đường kéo dài của các tia ló cắt nhau tại tiêu điểm chính F của thấu kính.
Đáp án: C
8.9
Vật AB đặt trước và vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA, cho ảnh A’B’ cao bằng nửa vật AB. Điều nào dưới đây là đúng?
A. OA = f.
B. OA < 2f.
C. OA > 2f.
D. f < OA < 2f.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về thấu kính phân kì
Lời giải chi tiết:
Cho ảnh A’B’ cao bằng nửa vật AB khi OA = f.
Đáp án: A
8.10
Phát biểu nào sau đây không phù hợp với thấu kính phân kì?
A. Ảnh luôn lớn hơn vật.
B. Vật đặt trước thấu kính luôn cho ảnh ảo.
C. Ảnh ảo nhỏ hơn vật.
D. Ảnh nằm gần thấu kính hơn vật.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về thấu kính phân kì
Lời giải chi tiết:
Thấu kính phân kì luôn cho ảnh nhỏ hơn vật
Đáp án: A
8.11
Hãy vẽ tia ló ứng với các tia tới trong Hình 8.2.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về thấu kính
Lời giải chi tiết:
8.12
Hãy dựng ảnh A’B’ của AB trong Hình 8.3 và cho nhận xét về đặc điểm của ảnh.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về thấu kính
Lời giải chi tiết:
8.13
Vận dụng kiến thức hình học, hãy tính khoảng cách từ ảnh tới thấu kính và chiều cao của ảnh trong hai trường hợp Hình 8.3a, b. Cho biết vật AB có chiều cao h = 1 cm; tiêu cự f = 12 cm; khoảng cách OA trong Hình 8.3a là 36 cm và trong trường hợp Hình 8.3b là 8 cm.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về thấu kính
Lời giải chi tiết:
a) Khi OA = 36 cm (Hình 8.2Ga)
Xét ∆ABO ~ ∆A'B'O: \(\frac{{A'B'}}{{AB}} = \frac{{OA'}}{{OA}}\) (1)
∆OIF’ ~ ∆A'B'F’: \(\frac{{A'B'}}{{OI}} = \frac{{A'F'}}{{OF'}}\) vì Ol = AB, nên ta có:
\(\frac{{A'B'}}{{AB}} = \frac{{A'F'}}{{OF'}} = \frac{{OA' - OF'}}{{OF'}}\) (2)
Từ (1) và (2) ta xác định được A'B' = 0,5 cm; OA' = 18 cm.
b) Khi OA = 8 cm (Hình 8.2Gb):
Xét ∆ABO ~ ∆A'B'O: \(\frac{{A'B'}}{{AB}} = \frac{{OA'}}{{OA}}\) (1)
∆OIF’ ~ ∆A'B'F’: \(\frac{{A'B'}}{{OI}} = \frac{{A'F'}}{{OF'}}\) vì OI = AB, nên ta có:
\(\frac{{A'B'}}{{AB}} = \frac{{A'F'}}{{OF'}} = \frac{{OA' + OF'}}{{OF'}}\)(2)
Từ (1) và (2) ta xác định được A'B' = 3 cm; OA' = 24 cm.
8.14
Đặt vật AB trước một thấu kính có tiêu cự f = 12 cm. Vật AB cách thấu kính một khoảng OA = 8 cm, A nằm trên trục chính. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB. Dựa vào hình vẽ để nêu nhận xét về độ lớn của ảnh so với vật trong hai trường hợp:
a) Thấu kính là hội tụ.
b) Thấu kính là phân kì.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về thấu kính
Lời giải chi tiết:
OA = 8 cm mà f = 12 cm có nghĩa là vật nằm trong khoảng tiêu cự.
a) L là thấu kính hội tụ (tương tự Hình 8.2Gb).
Ảnh A′B′ tạo bởi thấu kính hội tụ là ảnh ảo lớn hơn vật.
b) L là thấu kính phân kì (tương tự Hình 8.2Gc).
Ảnh A′B′ tạo bởi thấu kính phân kì là ảnh ảo nhỏ hơn vật.
8.15
Một bạn khi quan sát kính đeo của bố thì thấy có rìa dày, còn khi quan sát kính đeo của ông thì thấy có rìa mỏng. Hãy cho biết kính của bố và ông dùng là thấu kính hội tụ hay phân kì. Tìm hiểu và cho biết công dụng của chúng.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về thấu kính
Lời giải chi tiết:
Kính của bố đeo là thấu kính phân kì, còn kính của ông đeo là thấu kính hội tụ.
– Bố bị mắc tật cận thị, chỉ quan sát được các vật ở gần nhưng không quan sát được những vật ở xa như người có mắt không bị tật. Điểm cực viễn CV (điểm xa nhất mà mắt còn nhìn rõ vật) ở gần mắt hơn bình thường nên bố phải đeo thấu kính phân kì có tiêu cự phù hợp (tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn của mắt).
– Ông bị mắc tật lão thị, chỉ nhìn rõ những vật ở xa mà không nhìn rõ những vật ở gần như người có mắt không bị tật. Điểm cực cận CC (điểm gần nhất mà mắt còn có thể nhìn rõ vật) ở xa mắt hơn bình thường nên ông phải đeo thấu kính hội tụ có tiêu cự phù hợp để tạo ảnh xa mắt hơn vật.
- Bài 9. Thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ trang 25, 26, 27 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 10. Kính lúp. Bài tập thấu kính trang 28, 29 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 7. Lăng kính trang 19, 20, 21 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 6. Phản xạ toàn phần trang 16, 17, 18 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 5. Khúc xạ ánh sáng trang 14, 15, 16 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 35. Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 93, 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 34. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 33. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất. trang 91, 92 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 32. Polymer trang 88, 89, 90 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 31. Protein trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 35. Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 93, 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 34. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 33. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất. trang 91, 92 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 32. Polymer trang 88, 89, 90 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 31. Protein trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức