Bài 16. Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hoá thạch trang 48, 49, 50 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức>
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
16.1
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Năng lượng từ gió trên Trái Đất cũng được chuyển hoá từ năng lượng mặt trời
B. Vòng tuần hoàn của nước cũng là một trong các vòng năng lượng trên Trái Đất C. Năng lượng sinh khối dựa vào sự phân huỷ của thực vật nên không có nguồn gốc từ năng lượng mặt trời.
D. Sự chuyển hoá năng lượng giữa các vật sống thông qua trao đổi chất, chuỗi thức ăn, hô hấp ở sinh vật,... cũng có nguồn gốc từ năng lượng mặt trời.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về khoa học và xã hội
Lời giải chi tiết:
Năng lượng sinh khối là những vật liệu liên quan đến thực vật và động vật. Sinh khối chứa năng lượng hóa học được lưu trữ từ Mặt Trời.
Đáp án: C
16.2
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Hoá năng tích trữ trong lục lạp của thực vật được chuyển hoá từ năng lượng mặt trời nhờ quá trình quang hợp ở thực vật.
B. Quá trình quang hợp ở thực vật là quá trình chuyển nhiệt năng của Mặt Trời thành hoá năng.
C. Trong chuỗi thức ăn, thực vật là nguồn cung cấp năng lượng cho động vật ăn thực vật.
D. Năng lượng tích trữ trong ATP của động vật cũng có nguồn gốc từ năng lượng mặt trời.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về khoa học và xã hội
Lời giải chi tiết:
Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng mặt trời của thực vật, tảo và một số vi khuẩn
Đáp án: B
16.3
Hãy ghép nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp với vòng năng lượng theo vòng tuần hoàn của nước.
Côt A |
|
Côt B |
1. Quá trình nước bốc hơi |
|
a) Nhờ năng lượng mặt trời |
2. Quá trình chuyển vận hơi nước |
|
b) Nhờ năng lượng từ gió |
3. Quá trình nước chảy xuống |
|
|
4. Quá trình thoát hơi nước ở thực vật |
|
c) Thế năng chuyển thành động năng |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về khoa học và xã hội
Lời giải chi tiết:
1-a; 2-b; 3-c; 4-a.
16.4
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Năng lượng mặt trời làm chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng trên Trái Đất gây ra gió và dòng hải lưu.
B. Năng lượng từ gió và từ sóng biển cũng có nguồn gốc từ năng lượng mặt trời. C. Năng lượng từ dòng chảy không có nguồn gốc từ mặt trời mà do sự chênh lệch độ cao ở bề mặt đất.
D. Động năng và thế năng của hơi nước ở trên cao được chuyển hoá từ nhiệt năng của Mặt Trời.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về khoa học và xã hội
Lời giải chi tiết:
Năng lượng từ dòng chảy là do lực hấp dẫn của mặt trời và mặt trăng
Đáp án: C
16.5
Quan sát Hình 16.1, trả lời câu hỏi sau: Tại sao ban đêm không thấy Mặt Trời mà chúng ta vẫn sử dụng năng lượng mặt trời?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về khoa học và xã hội
Lời giải chi tiết:
Do Mặt Trời làm nóng mặt đất và biển vào ban ngày, còn ban đêm Mặt Trời không chiếu sáng nhưng sự nguội đi của mặt đất và biển khác nhau, làm chênh lệch nhiệt độ, tạo ra gió. Sử dụng năng lượng gió vào ban đêm cũng chính là đang sử dụng gián tiếp năng lượng mặt trời.
16.6
Dựa vào sơ đồ mô tả sự chuyển hoá năng lượng mặt trời thành các dạng năng lượng trên Trái Đất ở Hình 16.2, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng.
A. Năng lượng mặt trời chuyển hoá thành hoá năng nhờ quá trình hợp ở thực vật.
B. Năng lượng mặt trời giúp động vật hô hấp, hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2
C. Động vật chuyển hoá năng lượng mặt trời thành động năng cho vận động hằng ngày.
D. Động năng giúp thực vật sinh trưởng và phát triển trên Trái Đất.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về khoa học và xã hội
Lời giải chi tiết:
Năng lượng mặt trời chuyển hoá thành hoá năng nhờ quá trình hợp ở thực vật.
Đáp án: A
16.7
Sự hình thành dầu mỏ và than đá cũng có nguồn gốc từ năng lượng mặt trời như mô tả trong sơ đồ Hình 16.3.
a) Dầu mỏ, than đá được hình thành như thế nào?
b) Tại sao có thể nói: “Năng lượng hoá thạch cũng có nguồn gốc từ Mặt Trời” ?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về khoa học và xã hội
Lời giải chi tiết:
a) Nhờ năng lượng mặt trời, thực vật và động vật phát triển. Do biến đổi địa chất, chúng bị chôn vùi ở đáy đại dương và trong đầm lầy hàng triệu năm, do đó tạo ra dầu mỏ, khí đốt và than đá như ngày nay.
b) Vì năng lượng hoá thạch có nguồn gốc từ động vật, thực vật bị chôn vùi cách đây hàng triệu năm. Mà động vật, thực vật sử dụng năng lượng mặt trời để sinh trưởng và phát triển.
16.8
Hãy lập sơ đồ về các yếu tố ảnh hưởng đến giá nhiên liệu hoá thạch.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về khoa học và xã hội
Lời giải chi tiết:
Có nhiều cách lập sơ đồ về các yếu tố ảnh hưởng đến giá nhiên liệu hoa thạch (tham khảo Hình 16.1G).
16.9
Ngày nay, các mỏ nhiên liệu dễ khai thác ngày càng cạn kiệt, cần phải thăm dò để tìm các nguồn nhiên liệu ở vùng biển sâu, ở đại dương hoặc vùng hẻo lánh, các cực của Trái Đất.
Hãy giải thích vì sao giá nhiên liệu có xu hướng ngày càng tăng là do phụ thuộc vào chi phí khai thác nó.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về khoa học và xã hội
Lời giải chi tiết:
Hiện nay ngày càng khó khăn để khai thác các nguồn nhiên liệu như dầu mỏ, than đá và khí tự nhiên, do các mỏ dễ tìm đã bị khai thác hết hoặc cạn kiệt. Điều này làm tăng chi phí khai thác từ các nguồn nhiên liệu khó tiếp cận hơn như dầu mỏ từ các khu vực biển sâu, than mỏ từ đáy biển hoặc khí tự nhiên từ các khu vực khó tiếp cận trên đất liền.
16.10
Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a) Năng lượng mặt trời được chuyển hoá thành các dạng năng lượng trên Trái Đất thông qua ...(1)... như vòng tuần hoàn của nước, vòng năng lượng giữa các vật sống.
b) Năng lượng từ gió, từ dòng sông cũng đến từ năng lượng ...(2)...
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về khoa học và xã hội
Lời giải chi tiết:
(1) – vòng năng lượng trên Trái Đất;
(2) – mặt trời
16.11
Phát biểu nào sau đây về năng lượng hoá thạch là đúng?
A. Năng lượng hoá thạch dễ khai thác với khối lượng lớn và thuận lợi khi lưu trữ. B. Chi phí đầu tư ban đầu khai thác năng lượng hoá thạch đắt hơn chi phí đầu tư ban đầu khai thác năng lượng gió.
C. Năng lượng hoá thạch khó vận chuyển với khối lượng lớn, khó bảo quản so với năng lượng mặt trời.
D. Công nghệ chuyển hoá năng lượng hoá thạch thành các dạng năng lượng khác khó hơn chuyển hoá năng lượng gió thành các dạng năng lượng khác.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về khoa học và xã hội
Lời giải chi tiết:
Năng lượng hoá thạch dễ khai thác với khối lượng lớn và thuận lợi khi lưu trữ.
Đáp án: A
16.12
Phát biểu nào sau đây là không đúng về năng lượng hoá thạch?
A. Năng lượng hoá thạch luôn được năng lượng mặt trời bổ sung nên không thể cạn kiệt.
B. Sử dụng năng lượng hoá thạch sẽ phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng lên.
C. Đốt nhiên liệu hoá thạch gây ô nhiễm không khí, phát tán bụi mịn vào không khí.
D. Giá nhiên liệu hoá thạch phụ thuộc vào chi phí khai thác nó, chi phí này có xu hướng ngày càng tăng.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về khoa học và xã hội
Lời giải chi tiết:
Năng lượng hoá thạch có thể bị cạn kiệt.
Đáp án: A
16.13
Phát biểu nào sau đây là đúng về dầu mỏ?
A. Hiện nay, dầu mỏ được coi là huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu.
B. Các mỏ dầu được phân bố đồng đều giữa các nước trên thế giới.
C. Dầu mỏ khó có khả năng cạn kiệt do nó có nguồn gốc từ năng lượng mặt trời
D. Giá dầu mỏ chỉ phụ thuộc vào chi phí khai thác nó.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về khoa học và xã hội
Lời giải chi tiết:
Hiện nay, dầu mỏ được coi là huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu.
Đáp án: A
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 35. Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 93, 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 34. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 33. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất. trang 91, 92 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 32. Polymer trang 88, 89, 90 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 31. Protein trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 35. Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 93, 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 34. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 33. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất. trang 91, 92 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 32. Polymer trang 88, 89, 90 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 31. Protein trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức