Bài 50. Cơ chế tiến hoá trang 128, 129, 130 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức>
Nội dung nào dưới đây đúng theo quan điểm của Lamarck khi giải thích về sự hình thành loài hươu cao cổ?
50.1
Nội dung nào dưới đây đúng theo quan điểm của Lamarck khi giải thích về sự hình thành loài hươu cao cổ?
A. Để ăn được lá trên cao, cổ của hươu luôn phải dài dần ra.
B. Những con hươu nào có cổ dài thì sống sót và sinh sản.
C. Từ khi được hình thành, cổ của loài hươu vốn đã dài.
D. Khi nào lấy lá trên cao thì cổ của hươu mới vươn dài.
Phương pháp giải:
Dựa vào quan điểm của Lamarck.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Quá trình hình thành loài hươu cao cổ theo quan niệm của Lamarck: Ban đầu cổ hươu ngắn, không ăn được lá cây trên cao, hươu phải vươn cao cổ lên để ăn được lá cây trên cao. Do cổ hươu được hoạt động theo hướng vươn dài ra nên cổ hươu ngày càng dài. Biến đổi cổ vươn dài được di truyền, tích luỹ qua các thế hệ và kết quả hình thành loài hươu cổ cao.
50.2
Nội dung nào dưới đây đúng theo quan điểm của Darwin khi giải thích về sự hình thành loài hươu cao cổ?
A. Những cá thể nào có cổ dài, ăn được lá cây trên cao thì sống sót, còn những cá thể nào cổ ngắn, không ăn được lá cây trên cao thì sẽ chết.
B. Những biến đổi về chiều dài của cổ hươu được tích lũy dần thành biến đổi lớn, qua nhiều thế hệ hình thành loài hươu cao cổ.
C. Ngoại cảnh đồng nhất và thay đổi chậm chạp làm cho đồng loạt các sinh vật chủ động biến đổi cơ thể tạo nên những loài mới.
D. Những biến dị đột biến và biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên, kết quả hình thành các loài mới.
Phương pháp giải:
Dựa theo quan điểm của Darwin.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Quá trình hình thành loài hươu cao cổ theo quan điểm của Darwin:
- Quá trình sinh sản đã phát sinh nhiều biến dị sai khác về kích thước cổ giữa các cá thể thuộc loài hươu.
- Những lá non ở dưới thấp hết dần, cá thể hươu nào có cổ dài ăn được lá cây trên cao thì sống sót, còn những cá thể hươu cổ ngắn không ăn được lá cây trên cao thì sẽ chết.
- Qua nhiều thế hệ, kết quả hình thành loài hươu cổ dài ăn được lá cây trên cao
50.3
Nhân tố nào dưới đây không phải là nhân tố tiến hóa?
A. Đột biến.
B. Giao phối ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Di - nhập gene.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm nhân tố tiến hóa
Lời giải chi tiết:
A. Đột biến.
B. Giao phối ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Di - nhập gene.
50.4
Nhân tố nào dưới đây không làm thay đổi tần số allele của quần thể
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Đột biến.
D. Di - nhập gene.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của các nhân tố di truyền
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số kiểu gene (theo hướng tăng tần số kiểu gene đồng hợp, giảm tần số kiểu gene dị hợp) nhưng không làm thay đổi tần số allele của quần thể.
50.5
Nội dung nào sau đây không đúng với quan điểm của Lamarck
A. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên trong tự nhiên không có loài nào bị đào thải.
B. Sinh vật không bất biến mà chúng có thể biến đổi từ loài này thành loài khác.
C. Những sinh vật nào có đặc điểm thích nghi với môi trường sống thì tồn tại.
D. Sinh vật chủ động thích ứng với sự thay đổi chậm chạp của môi trường.
Phương pháp giải:
Dựa vào quan điểm của Lamarck.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
C. Sai. Theo quan điểm của Lamarck, sinh vật luôn chủ động thích ứng với sự thay đổi chậm chạp của môi trường, chúng không ngừng vươn tới một tổ chức cơ thể phức tạp hơn, do đó không có loài nào bị đào thải (tất cả các sinh vật đều cùng tồn tại).
50.6
Những phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về tiến hóa nhỏ?
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết tiến hóa nhỏ
Lời giải chi tiết:
Các phát biểu đúng gồm: (2), (3), (4).
(1) Sai. Kết quả của tiến hóa nhỏ dẫn đến hình thành loài mới, còn dẫn đến hình thành các đơn vị phân loại trên loài là kết quả của tiến hóa lớn.
50.7
Những nhân tố nào dưới đây là nguyên nhân làm cho quần thể trở thành kho dự trữ nguồn biến dị di truyền vô cùng phong phú?
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của các nhân tố tiến hóa
Lời giải chi tiết:
- Những nhân tố là nguyên nhân làm cho quần thể trở thành kho dự trữ nguồn biến dị di truyền vô cùng phong phú là (1), (2), (3) do chúng làm xuất hiện allele mới và kiểu gene mới trong quần thể.
- (4) Sai. Chọn lọc tự nhiên đào thải những cá thể có kiểu hình kém thích nghi (loại bỏ allele, kiểu gene quy định kiểu hình kém thích nghi), dẫn đến làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
50.8
Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của nhân tố chọn lọc tự nhiên
Lời giải chi tiết:
Các nhận định đúng là: (1), (3).
(2) Sai. Chọn lọc tự nhiên không tạo ra mà chỉ có vai trò sàng lọc những cá thể có kiểu hình thích nghi với môi trường sống.
(4) Sai. Chọn lọc tự nhiên đào thải những cá thể có kiểu hình kém thích nghi (loại bỏ allele, kiểu gene quy định kiểu hình kém thích nghi), dẫn đến làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
50.9
Quần thể chuột đồng có số lượng chuột lông đen và lông xám tương đương nhau. Người dân đốt rạ dẫn đến nhiều cá thể chuột bị chết do ngạt khói, chỉ còn lại rất ít cá thể sống sót. Sau một thời gian, do lượng thức ăn dồi dào, số chuột sống sót sinh sản nhanh làm gia tăng số lượng, trong đó tỉ lệ chuột lông xám nhiều gấp 3 lần so với chuột lông đen. Trường hợp trên là ví dụ về nhân tố tiến hóa nào?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Di - nhập gene.
C. Yếu tố ngẫu nhiên.
D. Đột biến gene.
Phương pháp giải:
Quần thể chuột đồng có số lượng chuột lông đen và lông xám tương đương nhau. Người dân đốt rạ dẫn đến nhiều cá thể chuột bị chết do ngạt khói, chỉ còn lại rất ít cá thể sống sót. Sau một thời gian, do lượng thức ăn dồi dào, số chuột sống sót sinh sản nhanh làm gia tăng số lượng, trong đó tỉ lệ chuột lông xám nhiều gấp 3 lần so với chuột lông đen.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Trong ví dụ trên, tần số các allele và tần số các kiểu gene của quần thể chuột đồng bị thay đổi đột ngột bởi yếu tố cháy. Số ít cá thể chuột còn lại có tần số các allele và tần số các kiểu gene khác quần thể chuột đồng ban đầu, dẫn đến thời gian sau đó, quần thể chuột đồng phục hồi nhưng có tần số các allele và tần số các kiểu gene khác quần thể chuột đồng ban đầu. Đây chính là ví dụ về nhân tố yếu tố ngẫu nhiên.
50.10
Hãy giải thích vì sao mỗi loài sinh vật có thể thích nghi với môi trường sống nhất định
Phương pháp giải:
Dựa vào cơ chế tiến hóa.
Lời giải chi tiết:
Mỗi loài sinh vật có thể thích nghi với môi trường sống nhất định vì dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, mỗi loài sinh vật hình thành những đặc điểm thích nghi nhất định phù hợp với môi trường.
5.11
Giải thích vì sao sinh giới đa dạng, phong phú.
Phương pháp giải:
Dựa vào cơ chế tiến hóa
Lời giải chi tiết:
Đột biến và giao phối không ngừng diễn ra cung cấp nguyên liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên, chọn lọc tự nhiên tác động theo nhiều hướng dẫn đến hình thành sự đa dạng phong phú cho sinh giới.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 35. Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 93, 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 34. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 33. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất. trang 91, 92 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 32. Polymer trang 88, 89, 90 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 31. Protein trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 35. Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 93, 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 34. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 33. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất. trang 91, 92 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 32. Polymer trang 88, 89, 90 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 31. Protein trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức