Bài 27. Acetic acid trang 75, 76, 77 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức>
Nhóm nào sau đây gây nên tính chất đặc trưng của acetic acid?
27.1
Nhóm nào sau đây gây nên tính chất đặc trưng của acetic acid?
A. Nhóm CH3 – B. Nhóm – CO –
C. Nhóm – COOH D. Cả phân tử.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm của acetic acid.
Lời giải chi tiết:
Acetic acid có chứa – COOH trong phân tử.
Đáp án C
27.2
Tính chất vật lí của acetic acid:
A. chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.
B. chất lỏng, màu trắng, vị chua, tan vô hạn trong nước.
C. chất lỏng, không màu, vị đắng, tan vô hạn trong nước.
D. chất lỏng, không màu, vị chua, không tan trong nước.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí của acetic acid.
Lời giải chi tiết:
Acetic acid là chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.
Đáp án A
27.3
Chất nào sau đây có tính acid tương tự acetic acid?
A. C2H5OH B. C2H5COOH.
C. CH3COOCH3 D. C3H6.
Phương pháp giải:
Các chất có nhóm chức – COOH có tính chất hóa học tương tự acetic acid.
Lời giải chi tiết:
C2H5COOH có nhóm chức – COOH nên có tính chất tương tự acetic acid.
Đáp án B
27.4
Dung dịch acetic acid không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. Mg B. NaOH C. CaCO3 D. NaCl.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của acetic acid.
Lời giải chi tiết:
Acetic acid có tính acid tác dụng với kim loại, base, muối.
Acetic acid không tác dụng với NaCl.
Đáp án D
27.5
Cho phản ứng:
X có tên gọi là
A. ethyl acetate. B. methyl acetate
C. ethyl formate. D. methyl formate.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của acid.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
27.6
Dung dịch acetic acid phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Cu, NaOH, NaCl B. Mg, CuO, NaCl.
C. Mg, CuO, HCl. D. Mg, NaOH, CaCO3.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của acetic acid.
Lời giải chi tiết:
Acetic acid phản ứng với: Mg, NaOH, CaCO3
Đáp án D
27.7
Để loại bỏ lớp cặn màu trắng trong ấm đun nước lâu ngày, nên dùng dung dịch nào sau đây?
A. Giấm ăn B. Nước nóng.
C. Muối ăn. D. Cồn 70o.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của acetic acid.
Lời giải chi tiết:
Để loại bỏ lớp cặn màu trắng trong ấm đun nước lâu ngày, nên dùng dung dịch giấm ăn, vì lớp cặn màu trắng có thành phần là CaCO3.
Đáp án A
27.8
Acetic acid được điều chế bằng phương pháp lên men giấm từ dung dịch loãng của chất nào dưới đây?
A. C2H5OH B. CH3OH
C. H2CO3 D. HCOOH.
Phương pháp giải:
Dựa vào cách điều chế acetic acid.
Lời giải chi tiết:
Acetic acid được điều chế bằng phương pháp lên men giấm từ dung dịch C2H5OH.
Đáp án A
27.9
Giấm ăn được dùng phổ biến trong chế biến thực phẩm, giấm ăn có chứa acetic acid với nồng độ từ 2% đến 5%. Một chai giấm thể tích 500ml (D = 1,045 g/ml) có nồng độ acetic acid là 4%, số gam acetic acid có trong chai giấm đó là:
A. 41,8g B. 20,9g
C. 4,18g D. 209g
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí của acetic acid.
Lời giải chi tiết:
Thể tích acetic acid có trong chai giấm là: 500.4% = 20ml
m acetic acid = 20.1,045 = 20,9g
Đáp án B
27.10
Trung hòa 200ml dung dịch acetic acid 0,1M bằng dung dịch NaOH 0,2M. Thể tích dung dịch NaOH cần dùng là:
A. 100ml B. 200ml
C. 300ml D. 400ml
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của acetic acid.
Lời giải chi tiết:
n CH3COOH = 0,2.0,1 = 0,02 mol
CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O
0,02 0,02
CM NaOH = 0,02 : 0,2 = 0,1 lít = 100ml
Đáp án A
27.11
Cho một mẩu nhỏ đó vôi vào ống nghiệm đựng dung dịch acetic acid. Hiện tượng quan sát được:
A. Có bọt khí màu nâu thoát ra.
B. Mẩu đá vôi tan dần và không có bọt khí thoát ra.
C. Mẩu đá vôi không tan và lắng xuống dưới đáy ống nghiệm.
D. Mẩu đá vôi tan dần và có bọt khí không màu thoát ra.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của acetic acid.
Lời giải chi tiết:
Cho một mẩu nhỏ đá vôi vào ống nghiệm đựng dung dịch acetic acid, có bọt khí không màu thoát ra và mẩu đá vôi tan dần.
Đáp án D
27.12
Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về tính chất hóa học của acetic acid?
A. Acetic acid là acid yếu, làm đổi màu quỳ tím.
B. Acetic acid là acid yếu nên không phản ứng với đá vôi.
C. Acetic acid có đầy đủ các tính chất của một acid thông thường.
D. Acetic acid phản ứng được với ethylic alcohol tạo ester.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa hcọ của acetic acid.
Lời giải chi tiết:
Acetic acid có phản ứng với đá vôi.
Đáp án B
27.13
Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Acetic acid là chất lỏng, không màu, vị chua, có mùi đặc trưng, tan vô hạn trong nước.
b) Giấm ăn là dung dịch acetic acid có nồng độ thường từ 2% đến 5%.
c) Acetic acid làm quỳ tím hóa xanh.
d) Phản ứng giữa acetic acid và ethylic alcohol thuộc loại phản ứng ester hóa.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của acetic acid.
Lời giải chi tiết:
a) đúng
b) đúng
c) sai, acetic acid làm quỳ tím hóa đỏ.
d) đúng.
27.14
Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Acetic acid tác dụng với ethylic alcohol tạo thành muối.
b) Acetic acid tác dụng với ethylic alcohol tạo thành ester ethyl acetate và nước.
c) Phản ứng ester hóa giữa acetic acid và ethylic alcohol luôn có hiệu suất nhỏ hơn 100%.
d) Phản ứng ester hóa giữa acetic acid và ethylic alcohol thường dùng xúc tác là H2SO4 đặc.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của acetic acid.
Lời giải chi tiết:
a) sai, tạo thành ester.
b) đúng.
c) đúng.
d) đúng.
27.15
Ethyl acetate là một ester được sử dụng làm dung môi pha sơn, nước hoa,…Một thí nghiệm tổng hợp ethyl acetate bằng cách cho 8 gam acetic acid tác dụng với lượng dư ethylic alcohol và có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác. Tính khối lượng ethyl acetate tạo thành biết hiệu suất phản ứng là 60%.
Phương pháp giải:
Dựa vào phản ứng ester hóa giữa acetic acid và ethylic alcohol.
Lời giải chi tiết:
n CH3COOH = 8 : 60 = \(\frac{2}{{15}}mol\)
Vì hiệu suất phản ứng là 60% nên n CH3COOC2H5 = \(\frac{2}{{15}}.60\% = 0,08mol\)
m CH3COOC2H5 = 0,08.88 = 7,04g
27.16
Tiến hành hai thí nghiệm như Hình 27.1, hỏi ống nghiệm chứa dung dịch Ca(OH)2 nào nhanh bị đục hơn? Giải thích và viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của acetic acid.
Lời giải chi tiết:
Thí nghiệm a) có tốc độ thoát khí nhanh hơn thí nghiệm b) vì dung dịch HCl 1M có tính acid mạnh hơn dung dịch CH3COOH 1M.
27.17
Để xác định nồng độ của acetic acid trong một loại giấm ăn, một học sinh tiến hành thí nghiệm sau:
- Cho 1 giọt phenolphthalein vào cốc đựng 5 ml giấm ăn.
- Dùng burette cho từ từ từng giọt dung dịch NaOH 0,1M vào cốc đựng giấm ăn (vừa cho naOH vừa lắc nhẹ cốc) đến khi dung dịch trong cốc chuyển sang màu hồng.
Thể tích dung dịch NaOH 0,1M đã dùng được ghi lại như sau:
|
V NaOH (ml) |
Lần 1 |
42,0 |
Lần 2 |
42,1 |
Lần 3 |
42,1 |
Tính nồng độ phần trăm acetic acid có trong loại giấm đó, giả thiết trong giấm ăn chỉ có acetic acid phản ứng với NaOH và tỉ khối của giấm ăn là 1,05 g/ml.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của acetic acid.
Lời giải chi tiết:
\({\bar V_{NaOH}} = \frac{{42 + 42,1 + 42,1}}{3} = 42,06mL\)
n NaOH = 0,04206 . 0,1 = 0,004206 mol
CH3COOH + NaOH \( \to \)CH3COONa + H2O
0,004206 0,004206
m CH3COOH = 0,004206 . 60 = 0,25236g
Nồng độ của giấm ăn: C% = \(\frac{{{m_{CH3COOH}}}}{{{V_{CH3COOH}}.1,05}}.100\% = \frac{{0,25236}}{{5.1,05}}.100\% = 5\% \)
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 35. Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 93, 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 34. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 33. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất. trang 91, 92 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 32. Polymer trang 88, 89, 90 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 31. Protein trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 35. Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 93, 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 34. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 33. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất. trang 91, 92 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 32. Polymer trang 88, 89, 90 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 31. Protein trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức