Bài 5. Sự khúc xạ ánh sáng qua thấu kính trang 17, 18, 19 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều


Dùng thấu kính hội tụ để chắn chùm ánh sáng mặt trời (chùm sáng song song). Nếu sau thấu kính không có vật chắn sáng thì

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

5.1

Dùng thấu kính hội tụ để chắn chùm ánh sáng mặt trời (chùm sáng song song).

Nếu sau thấu kính không có vật chắn sáng thì

A. chùm sáng ló hội tụ tại một điểm và dừng lại ở đó.

B. chùm sáng ló hội tụ tại một điểm, sau đó lại phân kì ra xa.

C. chùm sáng ló phân kì ra xa, sau đó lại đi song song.

D. chùm sáng ló hội tụ, sau đó lại đi song song ra xa.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về thấu kính hội tụ

Lời giải chi tiết:

Chùm sáng song song qua thấu kính hội tụ cho chùm sáng ló hội tụ tại một điểm, sau đó lại phân kì ra xa.

Đáp án: B

5.2

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Thấu kính thuỷ tinh có rìa mỏng đặt trong không khí có tác dụng hội tụ ánh sáng.

B. Thấu kính thuỷ tinh có rìa dày đặt trong không khí có tác dụng phân kỳ ánh sáng.

C. Thấu kính hội tụ luôn tạo ra chùm sáng ló hội tụ sau thấu kính.

D. Thấu kính phân kì luôn tạo ra chùm sáng ló phân kì sau thấu kính.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về thấu kính

Lời giải chi tiết:

Thấu kính hội tụ tạo ra chùm sáng ló hội tụ tại một điểm, sau đó lại phân kì ra xa.

Đáp án: C

5.3

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kính lúp là một thấu kính hội tụ.

B. Kính đeo mắt luôn là thấu kính.

C. Kính tiềm vọng được làm từ thấu kính.

D. Thấu kính phân kì có thể được dùng làm kính lúp.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về thấu kính

Lời giải chi tiết:

Kính lúp là một thấu kính hội tụ.

Đáp án: A

5.4

Em hãy ghép ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B đề được phát biểu đúng.

 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về thấu kính

Lời giải chi tiết:

1-a,d; 2-e; 3-b; 4-f; 5-c

5.5

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Mọi tia sáng tới song song với trục chính của thấu kính đều hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.

B. Mọi tia sáng qua quang tâm của thấu kính đều truyền thẳng.

C. Tia sáng tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ sẽ cho tia ló đi qua tiêu điểm của thấu kính.

D. Tia sáng tới song song với trục chính của thấu kính phân kì sẽ cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về thấu kính

Lời giải chi tiết:

Mọi tia sáng tới song song với trục chính của thấu kính thì hội tụ tại tiêu điểm

Đáp án: A

5.6

a) Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng (Đ), phát biểu nào sai (S)?

STT

Phát biểu

Đ

S

1

Tia sáng trắng đi trùng với trục chính tới thấu kính sẽ cho tia ló bị gãy khúc tại vị trí quang tâm.

?

?

2

Tia sáng đơn sắc đi song song với trục chính tới thấu kính hội tụ sẽ cho tia ló cắt trục chính tại tiêu điểm.

?

?

3

Với một thấu kính đặt trong không khí, tiêu cự của thấu kính không phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng chiếu tới.

?

?

4

Chùm ánh sáng mặt trời chiếu song song với trục chính của thấu kính hội tụ sẽ hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.

?

?

5

Chùm ánh sáng mặt trời chiếu song song với trục chính của thấu kính phân kì sẽ tập trung năng lượng ánh sáng tại tiêu điểm của thấu kính.

?

?

6

Khi ánh sáng truyền qua thấu kính, năng lượng của chùm sáng ló bằng năng lượng của chùm sáng tới.

?

?

b) Nếu phát biểu là sai, viết lại để được phát biểu đúng.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về thấu kính

Lời giải chi tiết:

a) 1-S, 2-Đ, 3-S, 4-Đ, 5-S, 6-S.

b) Viết lại:

1. Tia sáng trắng đi trùng với trục chính tới thấu kính sẽ cho tia ló đi thẳng.

3. Với một thấu kính đặt trong không khí, tiêu cự của thấu kính phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng chiếu tới. Tiêu cự của ánh sáng đỏ lớn hơn của ánh sáng tím.

5. Chùm ánh sáng mặt trời chiếu song song với trục chính của thấu kính phân kì sẽ bị phân kì. Thấu kính phân kì không làm tập trung được năng lượng ánh sáng mặt trời.

6. Khi ánh sáng truyền qua thấu kính, năng lượng của chùm sáng ló luôn nhỏ hơn năng lượng của chùm sáng tới, vì luôn có một phần ánh sáng bị phản xạ tại mặt phân cách giữa hai mặt cong và một phần bị thấu kính hấp thụ.

5.7

Thấu kính hội tụ được coi như ghép từ nhiều lăng kính có đáy hướng về phía trục chính MN của thấu kính như hình 5.1.

 

Nếu dùng một tia sáng trắng, chiếu song song với trục chính đến thấu kính thì chùm tia ló sẽ có đặc điểm gì? Em hãy dùng hình vẽ để giải thích

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về thấu kính

Lời giải chi tiết:

Tia sáng bị tán sắc ánh sáng khi truyền qua lăng kính. So với tia tới, tia đỏ lệch ít hơn và gặp nhau tại tiêu điểm đỏ Fđ ở xa quang tâm hơn; tia tím KM lệch nhiều hơn và gặp nhau tại tiêu điểm tím Ft ở gần quang tâm hơn ( hình 10). Như vậy, chùm tia ló không hội tụ tại một điểm F mà hội tụ thành một dải trong khoảng FtFđ

 

5.8

Ở hình 5.2, xy là trục đối xứng của thiết bị khúc xạ ánh sáng (lăng kính hoặc thấu kính) được đặt trong hộp kín. Hộp có hai khe hẹp để ánh sáng vào và ra khỏi hộp. Dùng đèn laser chiếu vào một khe hẹp trên hộp kín thì thấy tia ló ra ở khe đối diện như hình 5.2.

Thiết bị được đặt trong hộp có hình dạng như thế nào? Em hãy dùng hình vẽ để giải thích.

 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về thấu kính

Lời giải chi tiết:

Thiết bị trong hộp có tác dụng làm tia ló lệch ra xa trục đối xứng xy nên có thể là lăng kính hoặc thấu kính được mô tả như hình 11.

 

5.9

Ở hình 5.3, xy là trục đối xứng của thiết bị khúc xạ ánh sáng (lăng kính hoặc thấu kính) được đặt trong hộp kín. Hộp có bốn khe hẹp đối diện để ánh sáng vào và ra khỏi hộp. Dùng đèn chiếu hai tia laser chiếu vào hai khe hẹp trên hộp kín thì thấy các tia ló ra ở khe đối diện như hình 5.3.

Thiết bị được đặt trong hộp có hình dạng như thế nào? Em hãy dùng hình vẽ để giải thích.

 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về thấu kính

Lời giải chi tiết:

Thiết bị trong hộp có tác dụng làm tia ló lệch về phía trục đối xứng xy nên có thể là lăng kính hoặc thấu kính và được mô tả như hình 12.

 

5.10

Chiếu một chùm ba tia laser song song tới một thấu kính hội tụ thứ nhất có tiêu cự f1 = 12 cm như hình 5.4. Cần phải đặt một thấu kính hội tụ thứ hai có tiêu cự f2 = 8 cm như thế nào để chùm tia ló ở thấu kính thứ nhất chiếu tới thấu kính thứ hai cho chùm tia ló vẫn là chùm sáng song song? Dùng hình vẽ để giải thích cách làm.

 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về thấu kính

Lời giải chi tiết:


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí