Bài 12. Tác dụng của dòng điện xoay chiều trang 37, 38 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều>
Một chiếc quạt dùng điện xoay chiều. Dòng điện qua quạt gây ra
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
12.1
Một chiếc quạt dùng điện xoay chiều. Dòng điện qua quạt gây ra
A. tác dụng từ.
C. tác dụng tử và tác dụng nhiệt.
B. tác dụng nhiệt.
D. tác dụng từ và tác dụng cơ.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về tác dụng của dòng điện xoay chiều
Lời giải chi tiết:
Dòng điện qua quạt gây ra tác dụng nhiệt.
Đáp án: C
12.2
Dòng điện xoay chiều chạy qua nam châm điện sẽ tác dụng lên những chiếc đinh sắt. Nam châm điện sẽ
A. gây ra lực hút đinh.
C. gây ra lực đẩy.
B. gây ra lực hút và lực đẩy.
D. gây ra không có tác dụng.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về tác dụng của dòng điện xoay chiều
Lời giải chi tiết:
Nam châm điện sẽ gây ra lực hút đinh.
Đáp án: A
12.3
Trong y học, người ta dùng dòng điện xoay chiều phù hợp để kích thích các bộ phận của cơ thể như da, cơ, mạch máu,... Trong trường hợp này, dòng điện xoay chiều có tác dụng
A. nhiệt.
B. từ.
C. phát sáng.
D. sinh lí.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về tác dụng của dòng điện xoay chiều
Lời giải chi tiết:
Trong y học, người ta dùng dòng điện xoay chiều phù hợp để kích thích các bộ phận của cơ thể như da, cơ, mạch máu,... Trong trường hợp này, dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lí
Đáp án: D
12.4
Hình 12.1 là phần cố định của động cơ quạt điện dùng dòng điện xoay chiều. Dòng điện có tác dụng gì khi chạy qua quạt điện làm quạt quay?
A. Tác dụng từ.
B. Tác dụng nhiệt.
C. Tác dụng từ và nhiệt.
D. Tác dụng từ và phát sáng.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về tác dụng của dòng điện xoay chiều
Lời giải chi tiết:
Dòng điện có tác dụng từ khi chạy qua quạt điện làm quạt quay
Đáp án: A
12.5
Dòng điện xoay chiều có các tác dụng sau:
a) Tác dụng nhiệt;
b) Tác dụng từ;
c) Tác dụng sinh lí;
d) Tác dụng phát sáng;
e) Tác dụng hoá học.
Em hãy cho biết trong những dụng cụ dưới đây, dòng điện xoay chiều có các tác dụng gì. Tác dụng nào là có ích và tác dụng nào là hao phí?
Đèn pin, bếp hồng ngoại, đèn sưởi, bếp từ, bàn là.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về tác dụng của dòng điện xoay chiều
Lời giải chi tiết:
Dụng cụ điện |
Tác dụng |
Tác dụng có ích |
Đèn pin |
a, d |
d |
Bếp hồng ngoại |
a, d |
a |
Đèn sưởi |
a, d |
a |
Bếp từ |
a, b |
b |
Bàn là |
a |
a |
12.6
a) Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng (Đ), phát biểu nào là sai (S)?
STT |
Phát biểu |
Đ |
S |
1 |
Các thiết bị điện trong cuộc sống ít khi dùng dòng điện xoay chiều. |
? |
? |
2 |
Dòng điện xoay chiều chạy qua các thiết bị điện (trừ thiết bị chỉ toả nhiệt) thường có hao phí do có tác dụng nhiệt của nó. |
? |
? |
3 |
Đèn sợi đốt có thể dùng trực tiếp dòng điện xoay chiều để thắp sáng. |
? |
? |
4 |
Đèn ống (đèn huỳnh quang) không dùng trực tiếp dòng điện xoay chiều. |
? |
? |
5 |
Có thể sử dụng bộ chỉnh lưu để chuyển dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. |
? |
? |
6 |
Máy biến thể dùng trong truyền tải điện xoay chiều hoạt động nhờ tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều. |
? |
? |
b) Nếu phát biểu sai, viết lại để thành phát biểu có nội dung đúng.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về dòng điện xoay chiều
Lời giải chi tiết:
a) 1-S, 2-Đ, 3-Đ, 4-S, 5-Đ, 6-S.
b) Viết lại:
1. Các thiết bị điện trong cuộc sống chủ yếu dùng dòng điện xoay chiều.
4. Đèn ống (đèn huỳnh quang) có thể dùng trực tiếp dòng điện xoay chiều.
6. Máy biến thế dùng trong truyền tải điện xoay chiều hoạt động nhờ tác dụng từ của dòng điện xoay chiều.
12.7
Hình 12.2 là ảnh chụp chuông điện dùng nguồn điện xoay chiều của phòng thí nghiệm.
a) Nêu tên các bộ phận 1, 2, 3, 4, 5 của chuông điện ở hình 12.2.
b) Nêu thêm một số dụng cụ để có thể thực hiện thí nghiệm làm cho chuông điện kêu được.
c) Giải thích hoạt động của chuông điện.
d) Có thể sử dụng nguồn điện một chiều cho chuông điện này không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về tác dụng của dòng điện xoay chiều
Lời giải chi tiết:
a) 1. Hai chốt cắm với dây dẫn điện để nối chuông điện với nguồn điện xoay chiều.
2. Nam châm điện.
3. Lá thép có một đầu cố định.
4. Búa gõ.
5. Chuông.
b) Để chuông hoạt động được, ta phải nối chuông với một nguồn điện xoay chiều có hiệu điện thế phù hợp qua một công tắc để đóng mở dòng điện. Khi đóng công tắc thì búa gõ làm chuông kêu, mở công tắc thì búa không gõ.
c) Khi có dòng điện xoay chiều qua nam châm điện, lá thép đàn hồi sẽ bị nhiễm từ của nam châm điện, nó sẽ bị hút về phía nam châm điện nhưng với lực hút thay đổi, cùng với tính đàn hồi của lá thép nên nó sẽ dao động, làm cho búa gõ liên tục vào chuông.
d) Khi dùng dòng điện không đổi, lá thép cũng bị nhiễm từ của nam châm điện với lực hút tăng dần, lá thép bị hút về phía nam châm điện và không dao động. Búa bị ép lên chuông và dừng lại nên chuồng không kêu.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 32. Nguồn carbon. Chu trình carbon. Sự ấm lên toàn cầu trang 76, 77, 78 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 31. Ứng dụng một số tài nguyên trong vỏ Trái Đất. trang 73, 74, 75 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 30. Sơ lược về hóa học vỏ trái đất và khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất trang 71, 72, 73 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 29. Polymer trang 70, 71 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 28. Protein trang 69, 70 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 32. Nguồn carbon. Chu trình carbon. Sự ấm lên toàn cầu trang 76, 77, 78 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 31. Ứng dụng một số tài nguyên trong vỏ Trái Đất. trang 73, 74, 75 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 30. Sơ lược về hóa học vỏ trái đất và khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất trang 71, 72, 73 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 29. Polymer trang 70, 71 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 28. Protein trang 69, 70 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều