Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều, SBT KHTN 9 - CD Chủ đề 9. Lipid - Carbohydrate - Protein - Polymer

Bài 27. Tinh bột và cellulose trang 68, 69 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều


Khối lượng phân tử của

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

27.1

Khối lượng phân tử của

A. tinh bột và cellulose bằng nhau.

B. tinh bột nhỏ hơn nhiều so với cellulose.

C. tinh bột và cellulose gần bằng nhau.

D. cellulose nhỏ hơn nhiều so với tinh bột.

Phương pháp giải:

Dựa vào công thức chung của tinh bột và cellulose.

Lời giải chi tiết:

Khối lượng phân tử của tinh bột và cellulose khác nhau.

Đáp án B

27.2

Chọn câu đúng trong các câu sau.

A. Tinh bột và cellulose có nhiều trong các loại hạt, củ, quả.

B. Tinh bột có nhiều trong rễ, thân, cành; cellulose có nhiều trong hạt, củ, quả.

C. Tinh bột và cellulose có nhiều trong rễ, thân, cành.

D. Cellulose có nhiều trong rễ, thân, cành; tinh bột có nhiều trong hạt, củ, quả.

Phương pháp giải:

Dựa vào trạng thái tự nhiên của tinh bột và cellulose.

Lời giải chi tiết:

Tinh bột có nhiều trong hạt, củ, quả; cellulose có nhiều trong rễ, thân, cành.

Đáp án D

27.3

Khi cho tinh bột và cellulose vào nước nóng:

A. Tinh bột và cellulose đều tan.

B. Tinh bột hoàn toàn còn cellulose không tan.

C. Tinh bột tan một phần còn cellulose không tan.

D. Tinh bột không tan còn cellulose tan một phần.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất của cellulose và tinh bột.

Lời giải chi tiết:

Tinh bột tan một phần còn cellulose không tan.

Đáp án C

27.4

Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ …. Trong các câu sau đây.

…(1)… có nhiều trong củ, quả, hạt và là thức ăn quan trọng của người và nhiều loài động vật …(2)… có nhiều trong thân, cành của thực vật và là nguyên liệu sản xuất của nhiều ngành công nghiệp. Có một số động vật như trâu, bò, dễ,….có khả năng tiêu hóa được …(3)….

Phương pháp giải:

Dựa vào ứng dụng của cellulose và tinh bột.

Lời giải chi tiết:

(1) tinh bột; (2)cellulose; (3) cellulose.

27.5

Chất A tan tốt trong nước, chất B không tan trong nước lạnh nhưng tan một phần trong nước nóng, chất D không tan cả trong nước lạnh và khi đun nóng. Khi đun nóng A, B, D trong dung dịch acid H2SO4 đều tạo ra chất X. Chất X có phản ứng tráng bạc. Các chất , B, D, X đều được tạo thành trong quá trình quan hợp của cây. Chất A có nhiều trong cây mía, thốt nốt. Xác định các chất A, B, D, X.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất của cellulose và tinh bột.

Lời giải chi tiết:

X là sản phẩm thủy phân và có phản ứng tráng bạc nên X là glucose.

B không tan trong nước lạnh nhưng tan một phần trong nước nóng nên B là tinh bột.

D không tan cả trong nước lạnh và khi đun nóng nên D là cellulose.

A tan tốt trong nước thủy phân ra X nên A là saccharose.

27.6

Cho 10ml dung dịch hồ tinh bột loãng vào cốc, thêm tiếp 2ml dung dịch H2SO4 20% vào rồi đun sôi dung dịch trong cốc khoảng 5 phút sau đó để nguội. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NaOH 10% vào cốc và khuấy đều đến khi dung dịch trong cốc không làm đổi màu quỳ tím thì dừng lại.

a) Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong quá trình trên.

b) Mô tả các hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch thu được ở trên

- tác dụng với dung dịch iodine.

- tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất của tinh bột

Lời giải chi tiết:

a) 

H2SO4 + 2NaOH \( \to \)Na2SO4 + 2H2O.

b) Hiện tượng:

- Dung dịch iodine không chuyển màu.

- Có phản ứng tráng bạc xảy ra.

27.7

Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau:

 

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của tinh bột và cellulose.

Lời giải chi tiết:

27.8

a) Cellulose được tạo ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Tính lượng CO2 và H2O đã được cây xanh chuyển hóa thành 1 tấn cellulose.

b) Giải sử mỗi cây xanh có chứa trung bình 1 tấn cellulose thì 1 000 000 cây xanh đã hấp thụ bao nhiêu tấn CO2 và H2O?

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của cellulose.

Lời giải chi tiết:

a) n (C6H10O5)n = \(\frac{1}{{162n}}\tan .mol\)

     \(\frac{6}{{162}}\)          \(\frac{5}{{162}}\)         \( \leftarrow \)   \(\frac{1}{{162n}}\)

m CO2 = \(\frac{6}{{162}}.44 = 1,63\)tấn

m H2O = \(\frac{5}{{162}}.18 = 0,55\)tấn

b) 1 000 000 cây xanh hấp thụ 1 630 000 tấn CO2 và 556 000 tấn H2O.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí