Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều, SBT KHTN 9 - CD Chủ đề 10. Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất

Bài 32. Nguồn carbon. Chu trình carbon. Sự ấm lên toàn cầu trang 76, 77, 78 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều


Phát biểu nào sau đây là không đúng về nguyên tố carbon trong tự nhiên?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

32.1

Phát biểu nào sau đây là không đúng về nguyên tố carbon trong tự nhiên?

A. So với các nguyên tố hóa học khác, carbon có trong thành phần của nhiều chất hơn cả.

B. Ở dạng đơn chất, carbon tạo nên các loại than và kim loại có trong vỏ Trái Đất.

C. Ở dạng hợp chất, carbon tồn tại phổ biến trong: carbon dioxide trong bầu khí quyển và thủy quyển; các muối carbonate, hydrocarbon,… trong vỏ Trái Đất; các loại hợp chất hữu cơ trong vật sống.

D. Trong cơ thể người nguyên tố carbon tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất.

Phương pháp giải:

Dựa vào nguồn carbon.

Lời giải chi tiết:

D sai, vì trong cơ thể người nguyên tố carbon chỉ tồn tại dạng hợp chất.

Đáp án D

32.2

Các quá trình phát thải carbon dioxide gồm:

(a) Quá trình nung để phân hủy các hợp chất carbonate.

(b) Quá trình hô hấp của động vật.

(c) Quá trình quang hợp của thực vật và quá trình sử dụng hydrogen làm nhiên liệu.

(d) Quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch.

Phương pháp giải:

Dựa vào chu trình carbon.

Lời giải chi tiết:

(a); (b); (d) là các quá trình phát thải carbon dioxide.

32.3

Các cách nào sau đây làm giảm phát thải carbon dioxide vào khí quyển?

(a) Sử dụng nhiên liệu có % carbon thấp hoặc nhiên liệu không chứa carbon trong thành phần hoặc sử dụng nguồn năng lượng thay thế như năng lượng gió, năng lượng mặt trời.

(b) Sử dụng khí methane được sản xuất tại các hộ gia đình, trang trại.

(c) Trồng nhiều cây xanh, bảo vệ và phát triển rừng.

(d) Thu thuế carbon.

Phương pháp giải:

Dựa vào các biện pháp làm giảm khí gây ô nhiễm.

Lời giải chi tiết:

(a), (c), (d) là các biện pháp làm giảm phát thải carbon dioxide.

32.4

Chọn các phát biểu đúng về quá trình phát thải methane vào khí quyển:

(a) Quá trình quang hợp của cây xanh sẽ phát thải methane và oxygen.

(b) Sự phân hủy tự nhiên của rác thải, xác sinh vật,…trong điều kiện thiếu không khí sẽ hình thành methane và phát thải chất này vào không khí.

(c) Methane được hình thành và phát thải vào không khí khi con người ủ rác thải làm phân bón.

(d) Quá trình khai thác dầu mỏ, khí mỏ dầu và khí thiên nhiên làm phát tán một lượng methane vào không khí.

Phương pháp giải:

Dựa vào chu trình methane.

Lời giải chi tiết:

(b); (c); (d) là quá trình phát thải methane vào khí quyển.

32.5

Phát biểu nào sau đây là không đúng về chu trình carbon?

A. Chu trình carbon là quá trình trao đổi nguyên tố carbon giữa sinh vật, khí quyển, thạch quyển và khí quyển.

B. Chu trình carbon bao gồm các quá trình hấp thụ và các quá trình phát thải carbon.

C. Trong tự nhiên, lượng của nguyên tố carbon sẽ giảm dần theo thời gian.

D. Trong chu trình carbon, CO2 đóng vai trò là chất mang nguyên tố carbon.

Phương pháp giải:

Dựa vào chu trình carbon.

Lời giải chi tiết:

C sai, trong tự nhiên, lượng của nguyên tố carbon sẽ tăng dần theo thời gian.

Đáp án C

32.6

Nếu con người chỉ sử dụng nhiên liệu là hydrogen thì trong chu trình carbon, nguyên tố carbon sẽ tồn tại bền vững trong dạng chất nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào nguồn carbon.

Lời giải chi tiết:

Khoáng vật như than, dầu mỏ, khí thiên nhiên.

32.7

Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi nồng độ CO2 tăng, nhiệt độ môi trường tăng thì quá trình sau đây diễn ra nhanh hơn so với bình thường:

CO2 (khí) + CaCO3 (rắn) + H2O (lỏng) \( \to \) Ca(HCO3)2 (tan trong nước)

Hãy cho biết quá trình trên sẽ tác động thế nào đến núi đá vôi và rạn san hô ở biển.

Phương pháp giải:

Dựa vào phương trình hòa tan đá vôi.

Lời giải chi tiết:

Phần núi đá vôi và san hô chìm trong nước biển sẽ bị xói mòn, phá hủy và tan nhanh hơn.

32.8

Cây xanh hấp thụ và lưu trữ carbon dioxide.

a) Cây xanh hấp thụ khí CO2 để thực hiện quá trình nào? Viết phương trình hóa học minh họa.

b) Theo một công bố thì trung bình quá trình sinh hoạt và sản xuất của mỗi người Anh sẽ phát thải vào khí quyển 7,01 tấn CO2 mỗi năm. Theo một công bố khác thì trung bình mỗi cây bạch đàn (hay khuynh diệp) lâu năm có khả năng lưu trữ 167 kg CO2 mỗi năm. Hãy cho biết cần bao nhiêu cây bạch đàn lâu năm để hấp thụ và lưu trữ lượng CO2 mà một người Anh đã phát thải từ quá trình sinh hoạt và sản xuất của họ trong 1 năm.

c) Tìm hiểu dân số Việt Nam tính đến năm 2023. Nếu áp dụng các dữ liệu của ý b) cho người dân Việt Nam thì cần có bao nhiêu cây bạch đàn lâu năm để lưu trữ lượng CO2 phát thải từ sinh hoạt và sản xuất của tất cả người dân Việt Nam trong năm 2023.

Phương pháp giải:

Dựa vào các thông tin đề bài cung cấp.

Lời giải chi tiết:

a) Cây xanh hấp thụ khí CO2 để thực hiện quá trình quang hợp.

b) Số cây bạch đàn cần để hấp thụ và lưu trữ lượng CO2 trong một năm là:

\(\frac{{7,{{01.10}^3}}}{{167}} \approx 42\)cây

c) Số người dân Việt Nam năm 2023 là khoảng 100 triệu dân. Nên số cây bạch đàn cần dùng là 42 triệu cây.

32.9

Dưới đây là đường biểu diễn về sự gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển và sự gia tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất tính theo năm.

a) Dựa vào các thông tin liên quan đến đường biểu diễn đậm màu đen để hoàn thành bảng số liệu sau theo mẫu sau đây (dùng thước có độ chia nhỏ nhất là mm để lấy giá trị gần đúng).

Năm

1960

1980

2000

2020

2022

Nồng độ CO2 (ppm)

319

?

?

?

?

Nhiệt độ trung bình (oC)

?

?

?

?

?

b) Xét ba giai đoạn: 1960 – 1980, 1980 – 2000 và 2000 – 2020. Hãy cho biết giai đoạn nào có sự gia tăng cao nhất về:

- Nồng độ CO2 trong khí quyển

- Nhiệt độ trung bình của Trái Đất.

c) Hãy chỉ ra xu hướng biến đổi nồng độ CO2 trong khí quyển và nhiệt độ trung bình của Trái Đất trong giai đoạn 2020 – 2022.

d) Hãy dự đoán xu hướng biến đổi nồng độ CO2 trong khí quyển và nhiệt độ trung bình của Trái Đất trong giai đoạn 2020 – 2040. Nêu căn cứ của dự đoán đó.

Phương pháp giải:

Dựa vào sơ đồ đường biểu diễn về sự gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển và sự gia tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất.

Lời giải chi tiết:

a)

Năm

1960

1980

2000

2020

2022

Nồng độ CO2 (ppm)

319

342

364

410

418,9

Nhiệt độ trung bình (oC)

30,5

32

34

34,5

35

b) Giai đoạn 2000 -2020.

c) Xu hướng biến đổi nồng độ CO2 trong khí quyển và nhiệt độ trung bình của Trái Đất trong giai đoạn 2020 – 2022 tăng.

d) Sẽ tăng, nguyên nhân do công nghiệp sản xuất ở các nước.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí