Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều, SBT KHTN 9 - CD Chủ đề 7. Giới thiệu về chất hữu cơ, hydrocarbon và ngu..

Bài 19. Giới thiệu về chất hữu cơ trang 56, 57 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều


Hợp chất hữu cơ là

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

19.1

Hợp chất hữu cơ là

A. hợp chất của carbon với hydrogen

B. hợp chất của carbon với hydrogen và oxygen

C. hợp chất của carbon, trừ một số hợp chất vô cơ như: CO, CO2, muối carbonate,…

D. tất cả các hợp chất của carbon.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon, trừ một số hợp chất vô cơ như: CO, CO2, muối carbonate,…

Đáp án C

19.2

Hydrocarbon là hợp chất trong phân tử có

A. nguyên tố carbon và hydrogen

B. hai nguyên tố carbon và hydrogen.

C. nguyên tố carbon, hydrogen và oxygen

D. nguyên tố carbon, hydrogen và có thể có thêm một nguyên tố khác.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

Hydrocarbon là hợp chất trong phân tử có hai nguyên tố carbon và hydrogen.

Đáp án B

19.3

Có các hợp chất: C2H6, CH3Cl, CO, C2H6O, Na2CO3, C2H4O2, CaCO3, CO2. Số lượng các hợp chất hữu cơ trong các chất trên là:

A. 3                        B. 2                        C. 4                      D. 5.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm của hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

Số hợp chất hữu cơ là: C2H6, CH3Cl, C2H6O, C2H4O2.

Đáp án C

19.4

Chọn những câu đúng trong các câu sau.

(a) Ứng với mỗi công thức phân tử chỉ có một công thức cấu tạo.

(b) Ứng với mỗi công thức cấu tạo chỉ có một công thức phân tử.

(c) Hai chất hữu cơ khác nhau thì công thức phân tử của chúng phải khác nhau.

(d) Mỗi hợp chất hữu cơ chỉ có một công thức cấu tạo với một trật tự liên kết nhất định giữa các nguyên tử trong phân tử.

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu tạo hợp chất hữu cơ

Lời giải chi tiết:

(a) sai, 1 công thức phân tử có thể có nhiều công thức cấu tạo.

(b) đúng

(c) sai, 2 chất hữu cơ có tính chất khác nhau nhưng có thể cùng công thức phân tử.

(d) đúng.

19.5

Nguyên tử carbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo ra những loại mạch carbon nào? Cho ví dụ minh họa.

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

Nguyên tử carbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng

Ví dụ: C – C – C : Mạch thẳng

: Mạch nhánh

: Mạch vòng

19.6

Trong các hợp chất hữu cơ, nguyên tử carbon liên kết với các nguyên tử khác bằng liên kết ion hay liên kết cộng hóa trị?

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm cấu tạo của hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

Nguyên tử carbon liên kết với các nguyên tử khác bằng liên kết cộng hóa trị.

19.7

Có ý kiến cho rằng: Hóa trị của nguyên tử carbon trong các hợp chất CH4, C2H6 và C3H8 là khác nhau. Ý kiến trên có đúng không? Giải thích và minh họa bằng sự tạo thành liên kết hóa học giữa các nguyên tử.

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm cấu tạo của hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

Ý kiến trên sai, vì trong các hợp chất hữu cơ, nguyên tử carbon luôn có hóa trị 4.

Minh họa:

19.8

Trong các loại phân bón: phân vi sinh, phân lân và phân kali, loại phân bón nào chứa nhiều hợp chất hữu cơ?

Phương pháp giải:

Dựa vào phân loại hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

Phân vi sinh chứa nhiều hợp chất hữu cơ.

19.9

Trong các loại rác thải sinh hoạt: mảnh vỡ sành, sứ, thủy tinh; rễ, lá của rau; vỏ của củ, quả; loại nào được gọi là rác thải hữu cơ? Giải thích.

Phương pháp giải:

Dựa vào phân loại hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

Rễ, lá của rau, vỏ của củ, quả là rác thải hữu cơ vì trong thành phần của thực vật chứa nhiều hợp chất hữu cơ.

19.10

Phân chia các hợp chất hữu cơ sau thành hai nhóm hydrocarbon và dẫn xuất hydrocarbon: CH4, C2H5Cl, C2H6, C2H6O, C3H8, C2H7N.

Phương pháp giải:

Dựa vào phân loại hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

Nhóm hydrocarbon: C2H6, C3H8, CH4

Nhóm dẫn xuất hydrocarbon: C2H5Cl, C2H6O, C2H7N.

19.11

Viết công thức cấu tạo có thể có ứng với mỗi công thức phân tử sau: C2H5Cl, C2H6O, C3H7Cl, C4H10.

Phương pháp giải:

Dựa vào các cách biểu diễn hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

C2H5Cl: CH3 – CH2Cl

C2H6: CH3 – CH3

C2H6O: CH3 – CH2 – OH và CH3 – O – CH3.

C3H7Cl: CH3 – CH2 – CH2 – Cl; CH3 – CH(Cl) – CH3.

C4H10: CH3 – CH2 – CH2 – CH3; CH3 – CH(CH3) – CH3.

19.12

Về số lượng công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử C3H8O có hai ý kiến sau:

- Ý kiến 1: Có 3 công thức cấu tạo khác nhau.

 

- Ý kiến 2: Có 4 công thức cấu tạo khác nhau.

 

Theo em, ý kiến nào là đúng? Giải thích.

Phương pháp giải:

Dựa vào các cách biểu diễn hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

Ý kiến 1 đúng. Vì ý kiến 2 có công thức cấu tạo (2) và (3) có cùng trật tự liên kết.

19.13

Hợp chất hữu cơ A được tạo thành từ ba nguyên tố C, H, O. Khối lượng phân tử của A là 60 amu. Phần trăm khối lượng của C và H trong hợp chất A tương ứng là 60% và 13,33%.

a) Xác định công thức phân tử của A.

b) Viết công thức cấu tạo có thể có của A.

Phương pháp giải:

Dựa vào % khối lượng các nguyên tố trong A.

Lời giải chi tiết:

Số nguyên tử C là: \(\frac{{60.60\% }}{{12}} = 3\)

Số nguyên tử H là: \(\frac{{60.13,33\% }}{1} = 8\)

Số nguyên tử O là: \(\frac{{60.26,67\% }}{{16}} = 1\)

Công thức phân tử A là: C3H8O

Công thức cấu tạo có thể có của A là:

(1) HO – CH2 – CH2 – CH3

(2) CH3 – CH(CH3) – OH

(3) CH3 – O – CH2 – CH3


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí