Bài 33. Gene là trung tâm của di truyền học trang 79, 80, 81 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều


Vật chất di truyền quy định những đặc điểm riêng biệt của mỗi loài là

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

33.1

Vật chất di truyền quy định những đặc điểm riêng biệt của mỗi loài là 

A. doxycycline. 

B. nucleic acid. 

C. ribonucleic acid.

D. deoxyribonucleic acid.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm vật chất di truyền

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Vật chất di truyền ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực là DNA (deoxyribonucleic acid). 

33.2

Loại liên kết hóa học nào được tìm thấy giữa các cặp nitrogenous base của chuỗi xoắn kép DNA?

A. Hydrogen. 

B. lon. 

C. Cộng hóa trị. 

D. Phosphodiester.

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu trúc của DNA.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Các cặp nitrogenous base của chuỗi xoắn kép DNA liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen, G liên kết với C bằng ba liên kết hydrogen.

33.3

Khi phân tích thành phần nucleotide của DNA, kết quả cho thấy

A. A = C. 

B. A = G và C = T. 

C. A + C = G + T. 

D. G + C = T + A.

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu trúc DNA.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Các cặp nitrogenous base của chuỗi xoắn kép DNA liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với C. Do đó, trong phân tử DNA có A = T, G = C → Trong các đáp án chỉ có C là đúng.

33.4

Loại nitrogenous base nào liên kết với adenine?

A. Thymine. 

B. Guanine. 

C. Cytosine. 

D. Adenine.

Phương pháp giải:

Dựa vào nguyên tắc bổ sung

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Các cặp nitrogenous base của chuỗi xoắn kép DNA liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với C.

33.5

Một mạch DNA có trình tự: 3' TACCGATTGCA 5'. Trình tự bổ sung với mạch trên là 

A. 5' TGCAATGCCTA 3'. 

B. 5' TAGGCATTGCA 3'.

C. 5' AUGGCUAACGU 3'. 

D. 5' ATGGCTAACGT 3'.

Phương pháp giải:

Dựa vào nguyên tắc bổ sung

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

DNA gồm hai mạch ngược chiều nhau (một mạch có chiều từ 3' - 5' thì mạch bổ sung sẽ có chiều từ 5' - 3'). Đồng thời, các cặp nitrogenous base của chuỗi xoắn kép DNA liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với C. Do đó: 

Mạch đã cho:   3' TAC CGA TTG CA 5'

Mạch bổ sung: 5' ATG GCT AAC GT 3'

33.6

Cytosine chiếm 38% số nucleotide trong mẫu DNA của sinh vật. Phần trăm thymine trong mẫu này là 

A. 12%. 

B. 24%.

C. 38%. 

D. không thể xác định được từ thông tin được cung cấp.

Phương pháp giải:

Cytosine chiếm 38% số nucleotide trong mẫu DNA của sinh vật. 

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Trong phân tử DNA mạch kép, theo nguyên tắc bổ sung có: A = T, G = C mà A + T + C + G = 100% số nucleotide trong mẫu DNA của sinh vật → C + T = 50% số nucleotide trong mẫu DNA của sinh vật. Vậy với C = 38% thì T = 50% - 38% = 12%.

33.7

Phân tử nào dưới đây có vai trò cấu tạo nên ribosome?

A. mRNA.

B. tRNA. 

C. rRNA.

D. ATP.

Phương pháp giải:

Dựa vào chức năng của các loại RNA.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

rRNA kết hợp với protein cấu thành nên ribosome.

33.8

Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Phân tử RNA trong tế bào thường có cấu trúc một mạch. 

B. tRNA có vai trò vận chuyển amino acid trong quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide. 

C. Phân tử mRNA gồm bốn loại nucleotide A, T, G, C mang thông tin quy định trình tự amino acid của chuỗi polypeptide. 

D. rRNA liên kết với protein để cấu thành nên bào quan thực hiện quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết RNA.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

C. Sai. RNA có 4 đơn phân là A, U, G, C không có T→ Phát biểu lại: Phân tử mRNA gồm bốn loại nucleotide A, U, G, C mang thông tin quy định trình tự amino acid của chuỗi polypeptide.

33.9

Phát biểu nào dưới đây không đúng về gene? 

A. Gene tương ứng với một đoạn trên phân tử DNA. 

B. Các gene khác nhau sẽ có số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các nucleotide khác nhau. 

C. Gene là một đoạn của DNA chỉ mã hóa cho sản phẩm là chuỗi polypeptide. 

D. Gene là trung tâm của di truyền học.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết về gene.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

C. Sai. Gene là một đoạn của DNA mang thông tin mã hóa một chuỗi polypeptide hay phân tử RNA.

33.10

Hệ gene của cơ thể là gì? 

A. Tập hợp tất cả các trình tự nucleotide trên DNA của tế bào. 

B. Một loại nucleic acid đặc biệt chứa bốn loại đơn phân. 

C. Tập hợp tất cả các phân tử RNA có trong tế bào. 

D. Tập hợp tất cả các gene mã hoá cho các chuỗi polypeptide của tế bào.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết hệ gene.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Hệ gene của cơ thể là tập hợp tất cả các trình tự nucleotide trên DNA của tế bào. Hệ gene quy định tất cả các đặc điểm của cá thể và mang tính đặc trưng cho cá thể.

33.11

Một mạch của phân tử DNA có cấu trúc xoắn kép theo mô hình của Watson - Crick có trình tự nucleotide là 5' GTCATGAC 3'. Xác định trình tự nucleotide của mạch bổ sung.

Phương pháp giải:

Dựa theo nguyên tắc bố sung.

Lời giải chi tiết:

DNA gồm hai mạch ngược chiều nhau (một mạch có chiều từ 3' - 5' thì mạch bổ sung sẽ có chiều từ 5' - 3'). Đồng thời, các cặp nitrogenous base của chuỗi xoắn kép DNA liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với C. Do đó: 

Mạch đã cho:   5' GTC ATG AC 3'

Mạch bổ sung: 3' CAG TAC TG 5'

33.12

Các phát biểu dưới đây về cấu trúc DNA là đúng hay sai?

(1) A + T = G + C. 

(2) A = G; C = T. 

(3) A/T = C/G. 

(4) T/A = C/G. 

 

(5) A + G = C + T. 

(6) G/C = 1. 

(7) A = T trên mỗi mạch đơn. 

(8) Khi tách ra, hai mạch của phân tử DNA có trình tự giống hệt nhau. 

(9) Cấu trúc xoắn kép của DNA là bất biến. 

(10) Mỗi cặp nucleotide chứa hai gốc nitrogenous base, hai nhóm phosphate, hai gốc pentose.

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu trúc DNA.

Lời giải chi tiết:

Các cặp nitrogenous base của chuỗi xoắn kép DNA liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với C. Do đó, trong phân tử DNA có A = T, G = C → (1) Sai, (2) Sai, (3) Đúng, (4) Đúng, (5) Đúng, (6) Đúng.

(7) Sai. Trên cả hai mạch của phân tử DNA thì A = T, còn trên mỗi mạch có A = T thì chưa chắc tùy thuộc vào từng phân tử DNA.

(8) Sai. Trình tự nucleotide của hai mạch trong phân tử DNA là bổ sung cho nhau chứ không phải giống y hệt nhau.

(9) Sai. Cấu trúc xoắn kép của DNA có thể bị biến đổi trong phân bào.

(10) Đúng. Mỗi nucleotide chứa 1 gốc nitrogenous base, 1 nhóm phosphate, 1 gốc pentose.

33.13

Vật chất di truyền của virus khá đa dạng, có thể là DNA hoặc RNA; có thể là mạch đơn hoặc mạch kép. Khi phân tích thành phần các nucleotide của một số mẫu virus xác định được: 

a) Mẫu 1 có: 30% A, 30% T, 20% G và 20% C. 

b) Mẫu 2 có: 40% A, 10% T, 25% G và 25% C. 

c) Mẫu 3 có: 35% A, 30% U, 30% G và 5% C. 

Dự đoán dạng vật chất di truyền của từng loại virus trên.

Phương pháp giải:

Dựa vào thành phân của RNA.

Lời giải chi tiết:

a) Mẫu 1 có chứa nucleotide loại T và có A = T, G = C → Mẫu 1 là phân tử DNA mạch kép hoặc mạch đơn. 

b) Mẫu 2 có chứa nucleotide loại T và có A ≠ T → Mẫu 2 là phân tử DNA mạch đơn. 

c) Mẫu 3 có chứa nucleotide loại U và có A ≠ U, G ≠ C → Mẫu 3 là phân tử RNA mạch đơn.

33.14

Ở một loài động vật, xét một gene có kích thước 4 000 nucleotide, trong đó số lượng nucleotide loại A là 700. 

a) Xác định số lượng các nucleotide còn lại của gene. 

b) Xác định số lượng liên kết hydrogen của gene.

Phương pháp giải:

Dựa vào dữ kiện đề bài.

Lời giải chi tiết:

a) A = T = 700 nucleotide; G = C = (4 000 - (A + T)) / 2 = 1300 nucleotide. 

b) H = 2A + 3G = (2 × 700) + (3 × 1300) = 5 300 (liên kết hydrogen).

33.15

Hình dưới đây thể hiện kết quả khi phân tích đa hình các VNTR (các đoạn trình tự lặp lại song song trong hệ gene) của 5 người A, B, C, D, E. Trong đó, A và B là cặp vợ chồng thứ nhất; D và E là cặp vợ chồng thứ hai. C là em bé cần xác định quan hệ huyết thống với hai cặp vợ chồng. Biết đa hình các VNTR tương tự nhau giữa các cá thể có quan hệ huyết thống nhưng những cá thể không có huyết thống khó có thể có phổ băng các VNTR giống nhau. Dự đoán em bé C là con của cặp vợ chồng nào và giải thích.

Hình dưới đây thể hiện kết quả khi phân tích đa hình các VNTR của 5 người

Phương pháp giải:

Quan sát hình trên

Lời giải chi tiết:

Cặp A - B là bố mẹ của em bé C vì các băng DNA của C giống hoàn toàn với người A hoặc người B. Trong khi đó các băng 3, 4, 5, 6, 7, 9, 10 ở C lại không tìm thấy ở người D hoặc E.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí