Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 77, 78 vở thực hành Toán 9


Cho tam giác PQR như Hình 4.12. Khi đó ta có: A. (PQ = PR.sin P). B. (PQ = PR.cos R). C. (QR = PR.cos P). D. (QR = PR.cos R).

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1

Trả lời Câu 1 trang 77 Vở thực hành Toán 9

Cho tam giác PQR như Hình 4.12. Khi đó ta có:

A. \(PQ = PR.\sin P\).

B. \(PQ = PR.\cos R\).

C. \(QR = PR.\cos P\).

D. \(QR = PR.\cos R\).

Phương pháp giải:

Trong tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng cạnh huyền nhân với sin góc đối hoặc nhân với côsin góc kề.

Lời giải chi tiết:

Vì tam giác PQR vuông tại Q nên \(PQ = PR.\cos P = PR.\sin R\), \(QR = PR.\cos R\)

Chọn D

Câu 2

Trả lời Câu 1 trang 77 Vở thực hành Toán 9

Cho tam giác PQR như Hình 4.12. Khi đó

A. \(PQ = QR.\tan P\).

B. \(PQ = QR.\cot R\).

C. \(QR = PQ.\tan P\).

D. \(QR = PQ.\cot P\).

Phương pháp giải:

Trong tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng cạnh góc vuông kia nhân với tan góc đối hoặc nhân với côtang góc kề.

Lời giải chi tiết:

Vì tam giác PQR vuông tại Q nên \(PQ = QR.\tan R = QR.\cot P\), \(QR = PQ.\tan P = PQ.\cot R\)

Chọn C

Câu 3

Trả lời Câu 3 trang 77 Vở thực hành Toán 9

Cho tam giác vuông MNP như Hình 4.13. Khi đó

A. \(MN = \frac{5}{2}\).

B. \(MN = \frac{{5\sqrt 3 }}{3}\).

C. \(MN = 5\sqrt 3 \).

D. \(MN = \frac{{5\sqrt 3 }}{2}\).

Phương pháp giải:

Trong tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng cạnh huyền nhân với sin góc đối hoặc nhân với côsin góc kề.

Lời giải chi tiết:

Vì tam giác MNP vuông tại N nên

\(MN = PM.\cos M = 5.\cos {30^o} = \frac{{5\sqrt 3 }}{2}\)

Chọn D

Câu 4

Trả lời Câu 4 trang 78 Vở thực hành Toán 9

Cho tam giác vuông MNP như Hình 4.14. Tìm khẳng định sai trong các khẳng định sau?

A. \(NP = 8,5\).

B. \(MN = \frac{{17\sqrt 3 }}{2}\).

C. \(NP = MN.\tan {60^o}\).

D. \(NP = MN.\cot {60^o}\).

Phương pháp giải:

Trong tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng cạnh góc vuông kia nhân với tan góc đối hoặc nhân với côtang góc kề.

Trong tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng cạnh huyền nhân với sin góc đối hoặc nhân với côsin góc kề.

Lời giải chi tiết:

Vì tam giác MNP vuông tại N nên:

+ \(NP = PM.\cos P = 17.\cos {60^o} = 8,5\)

+ \(MN = PM.\sin P = 17.\sin {60^o} = \frac{{17\sqrt 3 }}{2}\)

+ \(NP = MN.\tan M = MN.\tan \left( {{{90}^o} - {{60}^o}} \right) \) \(= MN.\tan {30^o};\)

\(NP = MN.\cot P = MN.\cot {60^o}\)

Chọn C


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Giải bài 1 trang 78 vở thực hành Toán 9

    Giải tam giác ABC vuông tại A có (BC = a,AC = b,AB = c,) trong các trường hợp (góc làm tròn đến độ, cạnh làm tròn đến chữ số hàng đơn vị): a) (a = 21,b = 18); b) (b = 10,widehat C = {30^o}); c) (c = 5;b = 3).

  • Giải bài 2 trang 78 vở thực hành Toán 9

    Tính góc nghiêng (alpha ) của thùng xe chở rác trong Hình 4.15a.

  • Giải bài 3 trang 79 vở thực hành Toán 9

    Tính góc nghiêng (alpha ) và chiều rộng AB của mái nhà kho trong Hình 4.16 (góc làm tròn đến độ, độ dài làm tròn đến dm).

  • Giải bài 4 trang 80 vở thực hành Toán 9

    Tính các góc của hình thoi có hai đường chéo dài (2sqrt 3 ) và 2.

  • Giải bài 5 trang 80 vở thực hành Toán 9

    Cho hình thang ABCD (AD//BC) có (AD = 16cm,BC = 4cm) và (widehat A = widehat B = widehat {ACD} = {90^o}). a) Kẻ đường cao CE của tam giác ACD. Chứng minh (widehat {ADC} = widehat {ACE}). Tính sin của các góc (widehat {ADC},widehat {ACE}) và suy ra (A{C^2} = AD.AE). Từ đó tính AC. b) Tính góc D của hình thang.

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí