TUYENSINH247 ĐỒNG GIÁ 299K TOÀN BỘ KHOÁ HỌC TỪ LỚP 1-LỚP 12

TẶNG KHOÁ ĐỀ THI HK2 TỚI 599K

  • Bắt đầu sau
  • 04

    Giờ

  • 36

    Phút

  • 59

    Giây

Xem chi tiết

Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 116 vở thực hành Toán 9


Cho hai đường tròn (O; R) và (O’; r) với (R > r) cắt nhau tại hai điểm phân biệt và (OO' = d). Khẳng định nào sau đây là đúng? A. (d = R - r). B. (d > R + r). C. (R - r < d < R + r). D. (d < R - r).

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1

Trả lời Câu 1 trang 116 Vở thực hành Toán 9

Cho hai đường tròn (O; R) và (O’; r) với R>rR>r cắt nhau tại hai điểm phân biệt và OO=d. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. d=Rr.

B. d>R+r.

C. Rr<d<R+r.

D. d<Rr.

Phương pháp giải:

Hai đường tròn (O; R) và (O’; r) cắt nhau khi Rr<d<R+r.

Lời giải chi tiết:

Hai đường tròn (O; R) và (O’; r) cắt nhau khi Rr<d<R+r.

Chọn C

Câu 2

Trả lời Câu 2 trang 116 Vở thực hành Toán 9

Cho hai đường tròn (O; 5cm) và (O’; 3cm) với OO=12cm. Khẳng định nào sau đây đúng về vị trí tương đối của hai đường tròn?

A. Hai đường tròn cắt nhau.

B. Hai đường tròn tiếp xúc ngoài.

C. Hai đường tròn ở ngoài nhau.

D. Hai đường tròn tiếp xúc trong.

Phương pháp giải:

Hai đường tròn (O; R) và (O’; r) ở ngoài nhau khi OO>R+r

Lời giải chi tiết:

5+3=8<12=OO nên hai đường tròn ở ngoài nhau.

Chọn C

Câu 3

Trả lời Câu 3 trang 116 Vở thực hành Toán 9

Cho hai đường tròn (O; 4cm) và (O’; R cm) tiếp xúc ngoài nhau biết OO=10cm. Khi đó:

A. R=4cm.

B. R=14cm.

C. R=10cm.

D. R=6cm.

Phương pháp giải:

Hai đường tròn (O; R) và (O’; r) tiếp xúc ngoài khi OO=R+r.

Lời giải chi tiết:

Vì hai đường tròn (O; 4cm) và (O’; R cm) tiếp xúc ngoài nhau nên OO=4+R, suy ra 10=4+R nên R=6cm

Chọn D

Câu 4

Trả lời Câu 4 trang 116 Vở thực hành Toán 9

Cho hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau tại A và B trong đó OA là tiếp tuyến của (O’). Biết rằng OA=20cmOA=15cm. Độ dài dây AB là:

A. 24cm.

B. 12cm.

C. 25cm.

D. 22cm.

Phương pháp giải:

+ Chứng minh tam giác O’AO vuông tại A. Theo định lí Pythagore tính được OO.

+ Chứng minh OO’ là đường trung trực của AB.

+ Gọi I là giao điểm của OO’ và AB. Khi đó, AI=12ABAIOO.

+ Ta có: AI.OO=OA.AO(=2.SΔOAO), từ đó tính được AI, do đó tính được AB.

Lời giải chi tiết:

Vì OA là tiếp tuyến của (O’) nên OAOA. Do đó, tam giác OAO’ vuông tại A. Theo định lí Pythagore ta có: OO2=OA2+OA2=202+152=625 nên OO=25cm.

Ta có OA=OB (bán kính (O)) nên O thuộc đường trung trực của AB, OA=OB (bán kính (O’)) nên O’ thuộc đường trung trực của AB. Do đó, OO’ là đường trung trực của AB.

Gọi I là giao điểm của OO’ và AB. Khi đó, AI=12ABAIOO.

Ta có: AI.OO=OA.AO(=2.SΔOAO) nên AI=OA.OAOO=15.2025=12(cm). Do đó, AB=2AI=24cm

Chọn A


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Giải bài 1 trang 117 vở thực hành Toán 9

    Hình 5.36 cho thấy hình ảnh của những đường tròn (là viền ngoài của các sản phẩm) qua cách trình bày một số sản phẩm mây tre đan. Bằng cách đánh số các đường tròn, em hãy chỉ ra một vài cặp đường tròn cắt nhau và vài cặp đường tròn không giao nhau.

  • Giải bài 2 trang 117 vở thực hành Toán 9

    Cho hai điểm O và O’ cách nhau một khoảng 5cm. Một đường tròn sau đây có vị trí tương đối như thế nào đối với đường tròn (O; 3cm). a) Đường tròn (O’; 3cm); b) Đường tròn (O’; 1cm); c) Đường tròn (O’; 8cm).

  • Giải bài 3 trang 117, 118 vở thực hành Toán 9

    Cho ba điểm O, A và O’. Với mỗi trường hợp sau, hãy viết hệ thức giữa các độ dài OO’, OA và O’A rồi xét xem hai đường tròn (O; OA) và (O’; O’A) tiếp xúc trong hay tiếp xúc ngoài với nhau; vẽ hình để khẳng định dự đoán của mình. a) Điểm A nằm giữa hai điểm O và O’; b) Điểm O nằm giữa hai điểm A và O’; c) Điểm O’ nằm giữa hai điểm A và O.

  • Giải bài 4 trang 118 vở thực hành Toán 9

    Cho hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài với nhau tại A. Một đường thẳng qua A cắt (O) tại B và cắt (O’) tại C. Chứng minh rằng OB//O’C.

  • Giải bài 5 trang 118 vở thực hành Toán 9

    Cho hai đường tròn (O; R) và (O’; r) với (R = 12cm,r = 5cm,OO' = 13cm). a) Chứng minh hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau tại hai điểm A, B và OO’ là đường trung trực của AB. b) Chứng minh AO là tiếp tuyến của (O’, r).

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com

>> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY

Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.