Giải bài tập 3 trang 87 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo


Tạo lập hình trụ có bán kính đáy 4 cm, chiều cao 7 cm.

Đề bài

Tạo lập hình trụ có bán kính đáy 4 cm, chiều cao 7 cm.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào: Khi quay hình chữ nhật AA’OO’ một vòng quanh cạnh OO’ cố định ta được một hình trụ.

+ Cạnh OA, O’A’ quét thành hai hình tròn có cùng bán kính gọi hai đáy của hình trụ; bán kính của đáy gọi là bán kính đáy của hình trụ.

+ Cạnh AA’ quét thành mặt xung quanh của hình trụ, mỗi vị trí của AA’ được coi là một đường sinh.

+ Độ dài OO’ gọi là chiều cao của hình cao. Các đường sinh có độ dài bằng nhau và bằng chiều cao hình trụ.

Lời giải chi tiết

- Bước 1: Cắt một tấm bìa hình chữ nhật có cạnh 7 cm và cạnh 8\(\pi \)cm (\( \approx \) 25 cm).

- Bước 2: Ghép hai cạnh 7 cm của tấm bìa lại với nhau sao cho hai cạnh 8\(\pi \)cm được uốn cong tạo thành hai đường tròn.

- Bước 3: Cắt hai tấm bìa hình tròn bán kính 4 cm rồi dán vào hai đường tròn vừa tạo thành ở Bước 2, ta được chiếc hộp như yêu cầu.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Giải bài tập 4 trang 87 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo

    Phần bên trong một chiếc thùng có dạng hình trụ với bán kính đáy 0,6 m , chiều cao 0,8 m. Người ta muốn sơn mặt bên trong hình trụ (bao gồm mặt đáy). Hỏi diện tích cần sơn là bao nhiêu (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm).

  • Giải bài tập 5 trang 87 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo

    Một bể nước hình trụ có bán kính R = 1,2 m (tính từ tâm bể đến mép ngoài), bề dày của thành bể là b = 0,05 m, chiều cao lòng bể là h = 1,6 m (Hình 12). Tính dung tích của bế nước (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm).

  • Giải bài tập 2 trang 87 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo

    Tìm chiều cao, bán kính đáy và diện tích xung quanh, thể tích của mỗi hình trụ sau:

  • Giải bài tập 1 trang 87 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo

    Trong các hình sau đây, hình nào là hình trụ?

  • Giải mục 3 trang 86, 87 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo

    Cho hai cái bình có cùng diện tích đáy: bình A có dạng hình hộp chữ nhật, hình B có dạng hình trụ. Ban đầu cả hai bình đều không chứa nước. Người ta đổ cùng một lượng nước vào hai bình thì thấy chiều cao của mực nước hai bình bằng nhau (Hình 8). Gọi S là diện tích đáy và h là chiều cao của mực nước mỗi bình. a) Tính thể tích V của lượng nước trong bình A theo S và h. Từ đó, dự đoán thể tích của lượng nước trong bình B. b) Gọi r là bán kính đáy hình B. Hãy tính thể tích nước trong bình B theo r

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí