Giải bài tập 12 trang 104 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo>
Cho tam giác ABC có ba đỉnh nằm trên đường tròn (O) và AH là đường cao. Đường thẳng AO cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai D. Chứng minh rằng a) AC vuông góc với DC b) (widehat {ABC} = widehat {ADC}) c) AB. AC = AH. AD
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Đề bài
Cho tam giác ABC có ba đỉnh nằm trên đường tròn (O) và AH là đường cao. Đường thẳng AO cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai D. Chứng minh rằng
a) AC vuông góc với DC
b) \(\widehat {ABC} = \widehat {ADC}\)
c) AB. AC = AH. AD
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Đọc kĩ dữ liệu để vẽ hình.
a) Dựa vào: Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông
b) Dựa vào: Hai góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.
c) Chứng minh \(\Delta \)ABH \(\backsim \)\(\Delta \)ADC (g.g)
Lời giải chi tiết
a) Ta có \(\widehat {ACD}\) chắn đường kính AD nên \(\widehat {ACD} = {90^o}\).
Do đó \(AC \bot CD\)
b) Ta có \(\widehat {ABC};\widehat {ADC}\) là góc nội tiếp cùng chắn cung AC nên \(\widehat {ABC} = \widehat {ADC}\).
c) Tam giác ACD có 3 đỉnh nằm trên đường tròn và AD là đường kính nên tam giác ACD vuông tại C.
Suy ra \(\widehat {AHB} = \widehat {ACD}\)
\(\widehat {ABC} = \widehat {ADC}\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AC)
Vậy \(\Delta \)ABH \(\backsim \)\(\Delta \)ADC (g.g)
Do đó, \(\frac{{AB}}{{AD}} = \frac{{AH}}{{AC}}\) hay AB.AC = AD.AH (đpcm)
- Giải bài tập 13 trang 105 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 14 trang 105 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 15 trang 105 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 11 trang 104 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 10 trang 104 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay