Bài 23.1, 23.2, 23.3 trang 55 SBT Vật lí 10


Giải bài 23.1, 23.2, 23.3 trang 55 sách bài tập vật lý 10. Một vật khối lượng 1 kg rơi tự do với gia tốc 9,8 m/s2 từ trên cao xuống trong khoảng thời gian 0,5 s. Xung lượng của trọng lực tác dụng lên vật và độ biến thiên động lượng của vật có độ lớn bằng :

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

23.1.

Một vật khối lượng 1 kg rơi tự do với gia tốc 9,8 m/s2 từ trên cao xuống trong khoảng thời gian 0,5 s. Xung lượng của trọng lực tác dụng lên vật và độ biến thiên động lượng của vật có độ lớn bằng:

A. 50 N.s ; 5 kg.m/s.

B. 4,9 N.s ; 4,9 kg.m/s.

C. 10 N.s ; 10 kg.m/s.

D. 0,5 N.s ; 0,5 kg.m/s.

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức 

+ Xung lượng \(F.t\)

+ Độ biến thiên động lượng \(\Delta p = m.\Delta v\)

Lời giải chi tiết:

Xung lượng: \(F.t = mg.t = 1.9,8.0,5 = 4,9N.s\)

Độ biến thiên động lượng:

\(\Delta p = m.\Delta v = m.g.t \\= 1.9,8.0,5 = 4,9kg.m/s\)

Chọn đáp án B

23.2.

Một chiếc xe khối lượng 10 kg đang đỗ trên mặt sàn phẳng nhẵn. Tác dụng lên xe một lực đẩy 80 N trong khoảng thời gian 2 s, thì độ biến thiên vận tốc của xe trong khoảng thời gian này có độ lớn bằng :

A. 1,6 m/s.          B 0,16 m/s.          

C. 16 m/s.           D. 160 m/s.

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức:

+ Xung lượng \(F.t\)

+ Độ biến thiên động lượng \(\Delta p = m.\Delta v\)

+ Xung lượng bằng độ biến thiên động lượng

Lời giải chi tiết:

+ Xung lượng \(F.t = mg.t = 80.2 = 160N.s\)

+ Độ biến thiên động lượng \(\Delta p = m.\Delta v = 160\)

\( \to \Delta v = \dfrac{{160}}{{10}} = 16m/s\)

Chọn đáp án C

23.3.

Hai vật \({m_1} = 400g\), \({m_2} = 300g\)chuyển động với cùng vận tốc 10 m/s nhưng theo phương vuông góc với nhau. Động lượng của hệ hai vật này là:

A. \(1kg.m.{s^{ - 1}}\)

B. \(5kg.m.{s^{ - 1}}\)

C. \(7kg.m.{s^{ - 1}}\)

D. \(50kg.m.{s^{ - 1}}\)

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức \(p = m.v\)

Lời giải chi tiết:

+ Động lượng của vật 1:\({p_1} = {m_1}.v = 0,4.10 = 4kg.m.{s^{ - 1}}\)

+ Động lượng của vật 2:\({p_2} = {m_2}.v = 0,3.10 = 3kg.m.{s^{ - 1}}\)

Vì hai vật chuyển động vuôn góc với nhau, động lượng của cả 2 vật: \(p = \sqrt {p_1^2 + p_2^2}  = 5kg.m.{s^{ - 1}}\)

Chọn đáp án B

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.8 trên 8 phiếu
  • Bài 23.4, 24.5, 23.6 trang 55,56 SBT Vật lí 10

    Giải bài 23.4, 24.5, 23.6 trang 55,56 sách bài tập vật lý 10. Một viên bi thủy tinh khối lượng 5 g chuyển động trên một máng thẳng ngang với vận tốc 2 m/s, tới va chạm vào một viên bi thép khối lượng 10 g đang nằm yên trên cùng máng thẳng đó và đẩy viên bi thép chuyển động với vận tốc 1,5 m/s cùng chiều với chiều chuyển động ban đầu của viên bi thủy tinh.

  • Bài 23.7, 23.8, 23.9, 23.10 trang 56 SBT Vật lí 10

    Giải bài 23.7, 23.8, 23.9, 23.10 trang 56 sách bài tập vật lý 10. Hai viên bi có khối lượng 2 g và 3 g, chuyển động trên mặt phẳng ngang không ma sát với vận tốc 6 m/s (viên bi 2 g) và 4 m/s (viên bi 3 g) theo hai phương vuông góc (Hình 23.1). Xác định tổng động lượng của hệ hai viên bi.

  • Bài 23.11, 23.12, 23.13 trang 56,57 SBT Vật lí 10

    Giải bài 23.11, 23.12, 23.13 trang 56,57 sách bài tập vật lý 10. Một quả cầu khối lượng 2 kg chuyển động với vận tốc 3 m/s, tới va chạm vào quả cầu khối lượng 3 kg đang chuyển động với vận tốc 1 m/s cùng chiều với quả cầu thứ nhất trên một máng thẳng ngang. Sau va chạm, quả cầu thứ nhất chuyển động với vận tốc 0,6 m/s theo chiều ban đầu. Bỏ qua lực ma sát và lực cản. Xác định chiều chuyển động và vận tốc của quả cầu thứ hai.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí lớp 10 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí