Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái.”

(Trích Viết bên bờ Loiret - Trịnh Công Sơn, theo https://trinhcongsonblog.wordpress.com)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản:

  • A

    Nghị luận

  • B

    Biểu cảm

  • C

    Miêu tả

  • D

    Tự sự

Câu 1.2

Nội dung chính của văn bản trên là:

  • A

    Lời khẩn cầu tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người

  • B

    Lời chuông cảnh tỉnh về sự vô cảm trong đời sống con người

  • C

    Vai trò của tình yêu thương trong đời sống

  • D

    Sức mạnh của tình yêu thương

Câu 1.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm tay trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận.

  • A

    Nhân hóa

  • B

    So sánh

  • C

    Ẩn dụ

  • D

    Điệp từ

Câu 1.4

Thông điệp của văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A

    Hãy mang đến cho nhau những điều tốt đẹp

  • B

    Hãy sống nhân ái, giàu lòng yêu thương

  • C

    Hãy mạnh mẽ đối diện với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống

  • D

    Tình yêu thương, lòng nhân ái là hạnh phúc của con người.

Câu 2 :

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

(Tố Hữu, Từ ấy)

Khổ thơ trên thể hiện chính xác tâm trạng nào của nhà thơ?

  • A.

    Niềm hân hoan, phấn khởi chào đón mùa hạ

  • B.

    Niềm hạnh phúc của một tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên

  • C.

    Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng cách mạng

  • D.

    Niềm vui sướng khi lần đầu đến với thơ ca

Câu 3 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Từ “điệp điệp” trong câu thơ “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp” có tác dụng:

Gợi lên hình ảnh những đợt sóng cứ nối đuôi nhau vỗ vào bờ không dứt

Tô đậm thêm không gian bao la rộng lớn

Cả hai đáp án trên

Câu 4 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Xét theo nội dung bàn luận, văn nghị luận được chia làm hai thể nào?

Chọn đáp án không đúng.

Văn chính luận và văn phê bình văn học

Văn chính luận và văn đời thường

Văn phê bình văn học và văn đời thường

Câu 5 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau đúng hay sai?

“Một câu có thể chỉ có nghĩa sự việc hoặc nghĩa tình thái”

Đúng
Sai
Câu 6 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Câu thơ nào là lời từ giã tình yêu của Pu-skin trong bài thơ Tôi yêu em?

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài

Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

Câu 7 :

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:

Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước

(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ hành chính

Câu 8 :

Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ và chính xác các đặc điểm về ngôn ngữ của phong cách ngôn ngữ chính luận?

  • A.

    Nhiều từ ngữ chính trị; câu văn chuẩn mực, gần với phán đoán và suy luận logic; sử dụng các biện pháp tu từ để giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn.

  • B.

    Nhiều từ ngữ chính trị; ngữ điệu linh hoạt; sử dụng các biện pháp tu từ để giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn.

  • C.

    Câu văn chuẩn mực, gần với phán đoán và suy luận logic; sử dụng các biện pháp tu từ để giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn; ngữ điệu linh hoạt.

  • D.

    Nhiều từ ngữ chính trị; sử dụng các biện pháp tu từ để giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn.

Câu 9 :

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

Câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A.

    so sánh

  • B.

    ẩn dụ

  • C.

    nhân hóa

  • D.

    hoán dụ

Câu 10 :

Theo Huy Cận, viết câu thơ “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu” trong bài Tràng giang, ông đã học tập từ một câu thơ dịch “Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò” thuộc tác phẩm nào?

  • A.

    Chinh phụ ngâm

  • B.

    Thu hứng

  • C.

    Cung oán ngâm khúc

  • D.

    Tì bà hành

Câu 11 :

Mục đích của thao tác lập luận bình luận là:

  • A.

     Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan đối với đối tượng khác

  • B.

    Làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.

  • C.

    Làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng

  • D.

    Đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn bạc của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học.

Câu 12 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Thời gian trong hai câu thơ trên là thời gian như thế nào?

Thời gian tuyến tính, không trở lại

Thời gian tuần hoàn, thời gian trở lại

Câu 13 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Giăng Van-giăng để tay lên bàn tay Gia-ve đang túm lấy ông, cậy bàn tay ấy ra như cậy bàn tay trẻ con và bảo hắn:

Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó.

Bàn tay Phăng-tin buông thõng ngoài giường. Giăng Van-giăng quỳ xuống trước bàn tay ấy, nhẹ nhàng nâng lên và đặt vào đấy một nụ hôn.

Rồi ông đứng dậy, quay về phía Gia-ve và nói:

Giờ thì tôi thuộc về anh.

(Người cầm quyền khôi phục uy quyền – Huy-gô)

Giăng Van-giăng chưa mất hết uy quyền của một thị trưởng

Thân phận thật vủa thị trưởng Ma-đơ-len bại lộ: Tù khổ sai Giăng Van-giăng

Giăng Van-giăng khôi phục lại uy quyền

Câu 14 :

Nghĩa sự việc của câu dưới đây:

“Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

  • A.

    Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm

  • B.

    Câu biểu hiện hành động

  • C.

    Câu biểu hiện quá trình

  • D.

    Câu biểu hiện tư thế

Câu 15 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Bi kịch phản ánh điều gì?

Phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc ác; sự thảm bại hay cái chết của những nhân vật ấy gợi nên sự xót xa, thương cảm.

Khai thác những tình huống khôi hài, sự đối lập giữa vẻ ngoài đẹp đẽ với cái bên trong xấu xa làm bật lên tiếng cười chế giễu, mỉa mai.

Phản ánh mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hằng ngày  với bi hài, vui buồn lẫn lộn.

Câu 16 :

Thời gian có sự vận động như thế nào trong hai câu thơ cuối bài thơ Chiều tối?

  • A.

    Từ sáng sang chiều tối

  • B.

    Từ sáng sang tối

  • C.

    Từ chiều tối sang tối

  • D.

    Từ tối sang đêm

Câu 17 :

Đoạn văn dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

Nỗi riêng riêng những bàn hoàn trong lòng Thúy Kiều đêm nay là vậy. Nàng chỉ có thức với ngọn đèn cho đến khi dầu khô trong đĩa mà dòng lệ vẫn không dứt đầm khăn: Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn, bởi nàng  chỉ có xót đau rồi đau xót chứ chưa tìm được phương kế nào. Bàn hoàn mang ý quanh quẩn, quẩn quanh, lại thêm những (bàn hoàn) nên càng thêm rối rắm. Âm điệu câu thơ lại xoáy sâu vào trong lòng cô độc, vào chỗ sâu kín nhất, chỉ mình biết mình hay (nỗi riêng, riêng những), càng tăng cái giày vò của tâm trạng, đang hoàn toàn bế tắc”

(Lê Trí Viễn, Đến với thơ hay)

  • A.

    Phân tích

  • B.

    Chứng minh

  • C.

    Bình luận

  • D.

    So sánh

Câu 18 :

Chọn khái niệm đúng về ngôn ngữ chính luận:

  • A.

    Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

  • B.

    Là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống.

  • C.

    Là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự…

  • D.

    Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong cơ quan nhà nước.

Câu 19 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

“Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay nghèo?”

  • A.

    Phân tích

  • B.

    Giải thích

  • C.

    Chứng minh

  • D.

    Bác bỏ

Câu 20 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Không gian được miêu tả trong bài thơ Chiều tối:

Không gian núi rừng rộng lớn

Không gian nhà tù

Câu 21 :

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác theo thể thơ:

  • A.

    Ngũ ngôn

  • B.

    Thất ngôn

  • C.

    Thất ngôn bát cú

  • D.

    Lục bát

Câu 22 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Tên bài Về luân lí xã hội ở nước ta và số thứ tự trong đoạn trích là do ai đặt?

Tác giả

Người soạn đặt

Câu 23 :

Tràng giang được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1938

  • B.

    1939

  • C.

    19340

  • D.

    1941

Câu 24 :

Hầu trời của tác giả nào?

  • A.

    Phan Bội Châu

  • B.

    Huy Cận

  • C.

    Xuân Diệu

  • D.

    Tản Đà

Câu 25 :

Yêu cầu khi phân tích là gì?

  • A.

    Phải nắm vững đặc điểm hình thức của đối tượng để chia tách một cách hợp lí

  • B.

    Phải nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng để chia tách một cách hợp lí

  • C.

    Phải nắm vững đặc điểm nội dung của đối tượng để chia tách một cách hợp lí

  • D.

    Phải nắm vững đặc điểm ý nghĩa của đối tượng để chia tách một cách hợp lí

Câu 26 :

Yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ:

  • A.

    Nắm chắc những sai lầm của ý kiến

  • B.

    Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục

  • C.

    Thái độ thẳng thắn, cẩn trọng, có chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 27 :

Căn cứ vào nhan đề và phần mở đầu, xác định chủ đề nghị luận của văn bản sau đây:

"Bên cạnh một Xuân Diệu - một nhà thơ, một Xuân Diệu - văn xuôi, còn có một Xuân Diệu - nghiên cứu, phê bình văn học. Cả về mẳ này, thành tựu ông đạt được cũng không kém phần bề thế, thậm chí phong phú và có chất hơn sự nghiệp của nhiều cây bút nghiên cứu, phê bình chuyên nghiệp."

(Nguyễn Đăng Mạnh, Kinh nghiệm viết một bài văn, NXB Giáo Dục, 2006)

  • A.

    Xuân Diệu, một nhà thơ yêu đời mãnh liệt, thiết tha

  • B.

    Nói về Xuân Diệu, cuộc đời thăng trầm và những thành tựu xuất sắc ông đã đạt được.

  • C.

    Nói về Xuân Diệu với cảm hứng thơ ca bất tận, để lại nhiều thành tựu to lớn cho nền văn học nước nhà.

  • D.

    Xuân Diệu – nhà nghiên cứu, phê bình văn học.

Câu 28 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Câu thơ cuối của bài thơ Lai Tân bộc lộ thái độ gì của tác giả?

Châm biếm, đả kích, mỉa mai

Ca ngợi, tự hào

Trân trọng, biết ơn

Câu 29 :

Thế nào là tóm tắt văn bản nghị luận?

  • A.

    Là trình bày lại ngắn gọn nội dung của văn bản nghị luận gốc theo mục đích định trước.

  • B.

    Là diễn giải thêm nội dung văn bản nghị luận gốc.

  • C.

    Là phân tích chi tiết trong văn bản nghị luận gốc.

  • D.

    Là nêu ý kiến bác bỏ lại nội dung chính trong văn bản gốc theo quan điểm cá nhân của mình.

Câu 30 :

Câu thơ thể nào quan điểm mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu trong 13 câu thơ đầu?

  • A.

    Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

  • B.

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

  • C.

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

  • D.

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

Câu 31 :

Tiếng là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên:

  • A.

    Từ

  • B.

    Câu

  • C.

    Đoạn văn

  • D.

    Văn bản

Câu 32 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây?

Nhà em có một giàn giầu,

Nhà anh có một hàng cau liên phòng.

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

(Tương tư – Nguyễn Bính)

Chàng trai bày tỏ nỗi tương tư của mình

Khao khát hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn

Câu 33 :

Một thời đại trong thi ca của tác giả nào?

  • A.

    Hoài Thanh

  • B.

    Tố Hữu

  • C.

    Nguyễn Bính

  • D.

    Anh Thơ

Câu 34 :

Cách tóm tắt văn bản nghị luận như thế nào?

  • A.

    Đọc kĩ văn bản gốc. Dựa vào nhan đề, phần mở bài và kết thúc để lựa chọn những ý, những chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt.

  • B.

    Đọc từng đoạn trong phần triển khai ý để nắm được các luận điểm và luận cứ làm sáng tỏ chúng.

  • C.

    Tìm cách diễn đạt lại các luận điểm, luận cứ một cách mạch lạc.

  • D.

    Tất cả các ý trên.

Câu 35 :

Giá trị nội dung của tác phẩm Người trong bao –Sê-khốp:

  • A.

    Bức tranh phong cảnh, cũng là bức tranh tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của tác giả trong một mối tình xa xăm, vô vọng

  • B.

    Truyện tiếng lòng da diết với cuộc sống bên ngoài. Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

  • C.

    Bộc lộ nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người.

  • D.

    Truyện phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận trí thức Nga cuối thể kỉ XIX.

Câu 36 :

Tiếng Việt thuộc dòng ngôn ngữ nào?

  • A.

    Dòng Môn

  • B.

    Dòng Môn - Khmer

  • C.

    Dòng Munda

  • D.

    Dòng Khmer

Câu 37 :

Chỉ ra biện pháp tư từ trong đoạn văn chính luận sau:

Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước

(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

  • A.

    Điệp ngữ kết hợp với điệp cú

  • B.

    Liệt kê

  • C.

    Điệp vòng

  • D.

    Đáp án A và B

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái.”

(Trích Viết bên bờ Loiret - Trịnh Công Sơn, theo https://trinhcongsonblog.wordpress.com)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản:

  • A

    Nghị luận

  • B

    Biểu cảm

  • C

    Miêu tả

  • D

    Tự sự

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản và các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 1.2

Nội dung chính của văn bản trên là:

  • A

    Lời khẩn cầu tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người

  • B

    Lời chuông cảnh tỉnh về sự vô cảm trong đời sống con người

  • C

    Vai trò của tình yêu thương trong đời sống

  • D

    Sức mạnh của tình yêu thương

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Lời khẩn cầu tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người.

Câu 1.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm tay trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận.

  • A

    Nhân hóa

  • B

    So sánh

  • C

    Ẩn dụ

  • D

    Điệp từ

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

Biện  pháp nghệ thuật so sánh

Tác dụng:

+ Tạo cách nói sinh động, giàu hình ảnh và gợi cảm.

+ Khẳng định ý nghĩa của nhừng nụ cười yêu thương mà con người trao tặng cho nhau.

Câu 1.4

Thông điệp của văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A

    Hãy mang đến cho nhau những điều tốt đẹp

  • B

    Hãy sống nhân ái, giàu lòng yêu thương

  • C

    Hãy mạnh mẽ đối diện với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống

  • D

    Tình yêu thương, lòng nhân ái là hạnh phúc của con người.

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Thông điệp không được nhắc đến trong văn bản trên: Hãy mạnh mẽ đối diện với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Câu 2 :

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

(Tố Hữu, Từ ấy)

Khổ thơ trên thể hiện chính xác tâm trạng nào của nhà thơ?

  • A.

    Niềm hân hoan, phấn khởi chào đón mùa hạ

  • B.

    Niềm hạnh phúc của một tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên

  • C.

    Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng cách mạng

  • D.

    Niềm vui sướng khi lần đầu đến với thơ ca

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại khổ thơ đầu bài thơ Từ ấy

Lời giải chi tiết :

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

(Tố Hữu, Từ ấy)

=> Khổ thơ thể hiện niềm vui sướng, say mê của tác giả khi bắt gặp lí tưởng cách mạng.

Câu 3 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Từ “điệp điệp” trong câu thơ “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp” có tác dụng:

Gợi lên hình ảnh những đợt sóng cứ nối đuôi nhau vỗ vào bờ không dứt

Tô đậm thêm không gian bao la rộng lớn

Cả hai đáp án trên

Đáp án

Cả hai đáp án trên

Lời giải chi tiết :

Từ “điệp điệp” gợi lên hình ảnh những đợt sóng cứ nối đuôi nhau vỗ vào bờ không ngừng nghỉ, không dứt, tô đậm thêm không gian bao la, rộng lớn.

Câu 4 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Xét theo nội dung bàn luận, văn nghị luận được chia làm hai thể nào?

Chọn đáp án không đúng.

Văn chính luận và văn phê bình văn học

Văn chính luận và văn đời thường

Văn phê bình văn học và văn đời thường

Đáp án

Văn chính luận và văn phê bình văn học

Lời giải chi tiết :

Xét theo nội dung bàn luận, văn nghị luận được phân ra làm hai thể: văn chính luận (bàn luận về các vấn đề chính trị, xã hội, triết học, đạo đức), văn phê bình văn học (bàn luận về các vấn đề văn học nghệ thuật)

Câu 5 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau đúng hay sai?

“Một câu có thể chỉ có nghĩa sự việc hoặc nghĩa tình thái”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Hai thành phần nghĩa của câu hòa quyện với nhau, không thể có nghĩa sự việc mà không có nghĩa tình thái, trừ trường hợp câu chỉ có nghĩa tình thái khi câu cấu tạo bằng từ cảm thán.

Câu 6 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Câu thơ nào là lời từ giã tình yêu của Pu-skin trong bài thơ Tôi yêu em?

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài

Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

Đáp án

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài

Lời giải chi tiết :

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài

Nhà thơ nhận thức được tình yêu đơn phương của mình sẽ làm cho người yêu băn khoăn, u hoài. Vì vậy, trong lí trí, tác giả muốn dập tắt ngọn lửa tình yêu để trả lại sự yên tĩnh, thanh thản trong tâm hồn người mình yêu.

Câu 7 :

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:

Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước

(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ hành chính

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận

Câu 8 :

Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ và chính xác các đặc điểm về ngôn ngữ của phong cách ngôn ngữ chính luận?

  • A.

    Nhiều từ ngữ chính trị; câu văn chuẩn mực, gần với phán đoán và suy luận logic; sử dụng các biện pháp tu từ để giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn.

  • B.

    Nhiều từ ngữ chính trị; ngữ điệu linh hoạt; sử dụng các biện pháp tu từ để giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn.

  • C.

    Câu văn chuẩn mực, gần với phán đoán và suy luận logic; sử dụng các biện pháp tu từ để giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn; ngữ điệu linh hoạt.

  • D.

    Nhiều từ ngữ chính trị; sử dụng các biện pháp tu từ để giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại đặc điểm về ngôn ngữ phong cách ngôn ngữ chính luận

Lời giải chi tiết :

- Đặc điểm về ngôn ngữ phong cách ngôn ngữ chính luận: Nhiều từ ngữ chính trị; câu văn chuẩn mực, gần với phán đoán và suy luận logic; sử dụng các biện pháp tu từ để giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn.

Câu 9 :

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

Câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A.

    so sánh

  • B.

    ẩn dụ

  • C.

    nhân hóa

  • D.

    hoán dụ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

- Nghệ thuật: Ẩn dụ

- Hình ảnh ẩn dụ “ngọn lửa tình”: tình yêu mãnh liệt của nhà thơ.

Câu 10 :

Theo Huy Cận, viết câu thơ “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu” trong bài Tràng giang, ông đã học tập từ một câu thơ dịch “Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò” thuộc tác phẩm nào?

  • A.

    Chinh phụ ngâm

  • B.

    Thu hứng

  • C.

    Cung oán ngâm khúc

  • D.

    Tì bà hành

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Câu thơ Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò là câu thơ được dịch từ tác phẩm Chinh phụ ngâm.

Câu 11 :

Mục đích của thao tác lập luận bình luận là:

  • A.

     Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan đối với đối tượng khác

  • B.

    Làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.

  • C.

    Làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng

  • D.

    Đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn bạc của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mục đích thao tác lập luận bình luận là:

Đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn bạc của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học.

Câu 12 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Thời gian trong hai câu thơ trên là thời gian như thế nào?

Thời gian tuyến tính, không trở lại

Thời gian tuần hoàn, thời gian trở lại

Đáp án

Thời gian tuyến tính, không trở lại

Lời giải chi tiết :

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

=> Thời gian tuyến tính, một đi không trở lại.

Câu 13 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Giăng Van-giăng để tay lên bàn tay Gia-ve đang túm lấy ông, cậy bàn tay ấy ra như cậy bàn tay trẻ con và bảo hắn:

Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó.

Bàn tay Phăng-tin buông thõng ngoài giường. Giăng Van-giăng quỳ xuống trước bàn tay ấy, nhẹ nhàng nâng lên và đặt vào đấy một nụ hôn.

Rồi ông đứng dậy, quay về phía Gia-ve và nói:

Giờ thì tôi thuộc về anh.

(Người cầm quyền khôi phục uy quyền – Huy-gô)

Giăng Van-giăng chưa mất hết uy quyền của một thị trưởng

Thân phận thật vủa thị trưởng Ma-đơ-len bại lộ: Tù khổ sai Giăng Van-giăng

Giăng Van-giăng khôi phục lại uy quyền

Đáp án

Giăng Van-giăng khôi phục lại uy quyền

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Giăng Van-giăng khôi phục lại uy quyền

Câu 14 :

Nghĩa sự việc của câu dưới đây:

“Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

  • A.

    Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm

  • B.

    Câu biểu hiện hành động

  • C.

    Câu biểu hiện quá trình

  • D.

    Câu biểu hiện tư thế

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại nghĩa biểu hiện của câu

Lời giải chi tiết :

Câu biểu hiện quá trình.

Câu 15 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Bi kịch phản ánh điều gì?

Phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc ác; sự thảm bại hay cái chết của những nhân vật ấy gợi nên sự xót xa, thương cảm.

Khai thác những tình huống khôi hài, sự đối lập giữa vẻ ngoài đẹp đẽ với cái bên trong xấu xa làm bật lên tiếng cười chế giễu, mỉa mai.

Phản ánh mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hằng ngày  với bi hài, vui buồn lẫn lộn.

Đáp án

Phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc ác; sự thảm bại hay cái chết của những nhân vật ấy gợi nên sự xót xa, thương cảm.

Phương pháp giải :

Xem khái lược về kịch

Lời giải chi tiết :

Bi kịch phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc ác; sự thảm bại hay cái chết của những nhân vật ấy gợi nên sự xót xa, thương cảm.

Câu 16 :

Thời gian có sự vận động như thế nào trong hai câu thơ cuối bài thơ Chiều tối?

  • A.

    Từ sáng sang chiều tối

  • B.

    Từ sáng sang tối

  • C.

    Từ chiều tối sang tối

  • D.

    Từ tối sang đêm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thời gian chuyển từ chiều tối sang tối.

Câu 17 :

Đoạn văn dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

Nỗi riêng riêng những bàn hoàn trong lòng Thúy Kiều đêm nay là vậy. Nàng chỉ có thức với ngọn đèn cho đến khi dầu khô trong đĩa mà dòng lệ vẫn không dứt đầm khăn: Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn, bởi nàng  chỉ có xót đau rồi đau xót chứ chưa tìm được phương kế nào. Bàn hoàn mang ý quanh quẩn, quẩn quanh, lại thêm những (bàn hoàn) nên càng thêm rối rắm. Âm điệu câu thơ lại xoáy sâu vào trong lòng cô độc, vào chỗ sâu kín nhất, chỉ mình biết mình hay (nỗi riêng, riêng những), càng tăng cái giày vò của tâm trạng, đang hoàn toàn bế tắc”

(Lê Trí Viễn, Đến với thơ hay)

  • A.

    Phân tích

  • B.

    Chứng minh

  • C.

    Bình luận

  • D.

    So sánh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm các thao tác lập luận đã học

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn sử dụng thao tác lập luận phân tích

Câu 18 :

Chọn khái niệm đúng về ngôn ngữ chính luận:

  • A.

    Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

  • B.

    Là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống.

  • C.

    Là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự…

  • D.

    Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong cơ quan nhà nước.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,… nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng…theo một quan điểm chính trị nhất định.

Câu 19 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

“Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay nghèo?”

  • A.

    Phân tích

  • B.

    Giải thích

  • C.

    Chứng minh

  • D.

    Bác bỏ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại các thao tác lập luận đã học

Lời giải chi tiết :

Thao tác bác bỏ

Câu 20 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Không gian được miêu tả trong bài thơ Chiều tối:

Không gian núi rừng rộng lớn

Không gian nhà tù

Đáp án

Không gian núi rừng rộng lớn

Lời giải chi tiết :

Không gian núi rừng rộng lớn.

Câu 21 :

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác theo thể thơ:

  • A.

    Ngũ ngôn

  • B.

    Thất ngôn

  • C.

    Thất ngôn bát cú

  • D.

    Lục bát

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Thể thơ: thất ngôn

Câu 22 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Tên bài Về luân lí xã hội ở nước ta và số thứ tự trong đoạn trích là do ai đặt?

Tác giả

Người soạn đặt

Đáp án

Người soạn đặt

Lời giải chi tiết :

Tên bài Về luân lí xã hội ở nước ta và số thứ tự trong đoạn trích là do người biên soạn đặt.

Câu 23 :

Tràng giang được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1938

  • B.

    1939

  • C.

    19340

  • D.

    1941

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tràng giang được sáng tác năm 1939.

Câu 24 :

Hầu trời của tác giả nào?

  • A.

    Phan Bội Châu

  • B.

    Huy Cận

  • C.

    Xuân Diệu

  • D.

    Tản Đà

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hầu trời – Tản Đà

Câu 25 :

Yêu cầu khi phân tích là gì?

  • A.

    Phải nắm vững đặc điểm hình thức của đối tượng để chia tách một cách hợp lí

  • B.

    Phải nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng để chia tách một cách hợp lí

  • C.

    Phải nắm vững đặc điểm nội dung của đối tượng để chia tách một cách hợp lí

  • D.

    Phải nắm vững đặc điểm ý nghĩa của đối tượng để chia tách một cách hợp lí

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại yêu cầu phân tích.

Lời giải chi tiết :

Yêu cầu phân tích: Phải nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng để chia tách một cách hợp lí. Sau khi phân tích tìm hiểu từng bộ phận, chi tiết phải tổng hợp khái quát lại để nhận thức đối tượng đầy đủ, sâu sắc và trình bày ngắn gọn.

Câu 26 :

Yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ:

  • A.

    Nắm chắc những sai lầm của ý kiến

  • B.

    Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục

  • C.

    Thái độ thẳng thắn, cẩn trọng, có chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Yêu cầu:

- Nắm chắc những sai lầm của ý kiến

- Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục

- Thái độ thẳng thắn, cẩn trọng, có chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận

Câu 27 :

Căn cứ vào nhan đề và phần mở đầu, xác định chủ đề nghị luận của văn bản sau đây:

"Bên cạnh một Xuân Diệu - một nhà thơ, một Xuân Diệu - văn xuôi, còn có một Xuân Diệu - nghiên cứu, phê bình văn học. Cả về mẳ này, thành tựu ông đạt được cũng không kém phần bề thế, thậm chí phong phú và có chất hơn sự nghiệp của nhiều cây bút nghiên cứu, phê bình chuyên nghiệp."

(Nguyễn Đăng Mạnh, Kinh nghiệm viết một bài văn, NXB Giáo Dục, 2006)

  • A.

    Xuân Diệu, một nhà thơ yêu đời mãnh liệt, thiết tha

  • B.

    Nói về Xuân Diệu, cuộc đời thăng trầm và những thành tựu xuất sắc ông đã đạt được.

  • C.

    Nói về Xuân Diệu với cảm hứng thơ ca bất tận, để lại nhiều thành tựu to lớn cho nền văn học nước nhà.

  • D.

    Xuân Diệu – nhà nghiên cứu, phê bình văn học.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nhan đề và phần mở đầu

Lời giải chi tiết :

 Chủ đề nghị luận: Xuân Diệu – nhà nghiên cứu, phê bình văn học

Câu 28 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Câu thơ cuối của bài thơ Lai Tân bộc lộ thái độ gì của tác giả?

Châm biếm, đả kích, mỉa mai

Ca ngợi, tự hào

Trân trọng, biết ơn

Đáp án

Châm biếm, đả kích, mỉa mai

Lời giải chi tiết :

“Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”

Thái độ châm biếm, mỉa mai, đả kích. Thực trạng thối nát như vậy thì thiên hạ sao có thể “thái bình”?.

 

Câu 29 :

Thế nào là tóm tắt văn bản nghị luận?

  • A.

    Là trình bày lại ngắn gọn nội dung của văn bản nghị luận gốc theo mục đích định trước.

  • B.

    Là diễn giải thêm nội dung văn bản nghị luận gốc.

  • C.

    Là phân tích chi tiết trong văn bản nghị luận gốc.

  • D.

    Là nêu ý kiến bác bỏ lại nội dung chính trong văn bản gốc theo quan điểm cá nhân của mình.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại mục đích tóm tắt văn bản nghị luận

Lời giải chi tiết :

Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản gốc theo một mục đích định trước.

Câu 30 :

Câu thơ thể nào quan điểm mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu trong 13 câu thơ đầu?

  • A.

    Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

  • B.

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

  • C.

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

  • D.

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thánh giêng ngon như một cặp môi gần: Trong văn học xưa coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp thì trong thơ Xuân Diệu, con người là chuẩn mực của cái đẹp, tôn vinh vẻ đẹp của con người

=> Quan điểm mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu.

Câu 31 :

Tiếng là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên:

  • A.

    Từ

  • B.

    Câu

  • C.

    Đoạn văn

  • D.

    Văn bản

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm về tiếng

Lời giải chi tiết :

Tiếng là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất câu tạo nên từ.

Câu 32 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây?

Nhà em có một giàn giầu,

Nhà anh có một hàng cau liên phòng.

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

(Tương tư – Nguyễn Bính)

Chàng trai bày tỏ nỗi tương tư của mình

Khao khát hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn

Đáp án

Khao khát hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Khao khát hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn.

Câu 33 :

Một thời đại trong thi ca của tác giả nào?

  • A.

    Hoài Thanh

  • B.

    Tố Hữu

  • C.

    Nguyễn Bính

  • D.

    Anh Thơ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh.

Câu 34 :

Cách tóm tắt văn bản nghị luận như thế nào?

  • A.

    Đọc kĩ văn bản gốc. Dựa vào nhan đề, phần mở bài và kết thúc để lựa chọn những ý, những chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt.

  • B.

    Đọc từng đoạn trong phần triển khai ý để nắm được các luận điểm và luận cứ làm sáng tỏ chúng.

  • C.

    Tìm cách diễn đạt lại các luận điểm, luận cứ một cách mạch lạc.

  • D.

    Tất cả các ý trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để tóm tắt được tốt văn bản nghị luận, cần:

- Đọc kĩ văn bản gốc. Dựa vào nhan đề, phần mở bài và kết thúc để lựa chọn những ý, những chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt.

- Đọc từng đoạn trong phần triển khai ý để nắm được các luận điểm và luận cứ làm sáng tỏ chúng.

- Tìm cách diễn đạt lại các luận điểm, luận cứ một cách mạch lạc.

Câu 35 :

Giá trị nội dung của tác phẩm Người trong bao –Sê-khốp:

  • A.

    Bức tranh phong cảnh, cũng là bức tranh tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của tác giả trong một mối tình xa xăm, vô vọng

  • B.

    Truyện tiếng lòng da diết với cuộc sống bên ngoài. Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

  • C.

    Bộc lộ nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người.

  • D.

    Truyện phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận trí thức Nga cuối thể kỉ XIX.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung:

Truyện phê phán sâu sắc lối sống hèn nhác, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận trí thức Nga cuối thể kỉ XIX. Từ đó, nhà văn khẩn thiết thức tỉnh mọi người “không thể sống mãi như thế được”

Câu 36 :

Tiếng Việt thuộc dòng ngôn ngữ nào?

  • A.

    Dòng Môn

  • B.

    Dòng Môn - Khmer

  • C.

    Dòng Munda

  • D.

    Dòng Khmer

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại Lịch sử phát triển tiếng Việt

Lời giải chi tiết :

Tiếng Việt thuộc dòng Môn – Khmer.

Câu 37 :

Chỉ ra biện pháp tư từ trong đoạn văn chính luận sau:

Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước

(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

  • A.

    Điệp ngữ kết hợp với điệp cú

  • B.

    Liệt kê

  • C.

    Điệp vòng

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết :

Biện pháp tu từ:

- Điệp ngữ kết hợp với điệp cú: Ai có…dùng

- Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc.

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.