Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 1

Đề bài

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

... Bây giờ, tôi muốn bạn xem lại hai thực đơn mà lâu nay bạn cũng như xã hội vẫn dùng. Chúng ta đang chạy đua nhiều lúc quá sức cho thực đơn thể chất của chúng ta. Chúng ta tìm mọi cách để có được những thực phẩm tốt nhất, ngon nhất, và lạ nhất để phục vụ mình. Chúng ta thường cất câu hỏi: Hôm nay sẽ ăn gì? Thế nhưng, chúng ta hầu như không cất tiếng hỏi: Hôm nay chúng ta sẽ đọc gì, xem gì, nghe gì. Khi chúng ta kiếm được tiền thì hầu như chúng ta chỉ nghĩ đến việc hưởng thụ vật chất như ăn uống, mua sắm, tích lũy mà chúng ta quá ít nghĩ đến việc tổ chức một cuộc sống tinh thần. Nhiều người khi có một mảnh đất rộng thường xây một ngôi nhà càng to càng tốt mà không nghĩ đến một mảnh vườn để trồng cây và hoa và chim chóc đến ở...

Mới đây, tôi xem một bộ phim nói về một dự án của các sinh viên thuộc một số trường đại họ ở Tokyo Nhật Bản. Những sinh viên này lập ra một dự án có tên Dự án Phục hồi Kỷ niệm. Công việc của dự án là tìm lại những bức ảnh của các gia đình bị trận sóng thần trước đó cuốn đi. .. Có một người cha chỉ có duy nhất một đứa con gái nhưng đã bị sóng thần cướp đi sinh mạng. Ông không còn bất cứ tấm ảnh nào của con ông. Dự án Phục hồi Kỷ niệm đã tìm lại được một tấm ảnh con gái ông. Với ông, tấm ảnh đứa con gái bé bỏng của mình đã trở thành tài sản quý báu nhất của ông và làm cho nỗi đau đớn mất con của ông vơi đi rất nhiều. Vật chất và đời sống đầy đủ của nước Nhật không thể mang đến cho người cha kia hạnh phúc nhưng một kí ức đẹp đã cứu ông khỏi đau đớn và tuyệt vọng...

(Nguyễn Quang Thiều – Người Việt đang sống với tâm hồn khô cằn?)

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản:

  • A.

    Biểu cảm

  • B.

    Tự sự

  • C.

    Nghị luận

  • D.

    Miêu tả

Câu 2

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Câu 3

Hai thực đơn này được tác giả đề cập đến trong văn bản là gì?

  • A.

    Thực đơn cho thể chất và thực đơn cho đời sống tinh thần

  • B.

    Thực đơn nhiều dinh dưỡng và thực đơn ít dinh dưỡng

  • C.

    Thực đơn nên ăn và không nên ăn

  • D.

    Thực đơn mỗi ngày

Câu 4

Qua việc đọc hiểu đoạn trích trên, một cuộc sống hạnh phúc thực sự là cuộc sống như thế nào?

  • A.

    Một cuộc sống đầy đủ về vật chất

  • B.

    Một cuộc sống tinh thần khỏe mạnh

  • C.

    Một cuộc sống có sự cân bằng, hài hòa giữa yếu tố vật chất và tinh thần.

  • D.

    Một cuộc sống dài lâu

Câu 5 :

Qua bài hát nói “Bài ca phong cảnh Hương Sơn”, tác giả muốn gửi gắm điều gì?

  • A.

    Niềm say mê thắng cảnh

  • B.

    Bộc lộ sự sùng đạo

  • C.

    Tình yêu, niềm tự hào về đất nước

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 6 :

Nhân vật nào sau đây không có trong tác phẩm Chí Phèo?

  • A.

    Binh Chức

  • B.

    Tư Lãng

  • C.

    Lang Rận

  • D.

    Năm Thọ

Câu 7 :

Chi tiết sau đây thuộc phần nào của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh?

Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên rà làm nguồn gốc cho cái hậu thiện...".

A. Phần 1: Cuộc sống nơi phủ chúa

B. Phần 2: Cảnh Lễ Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán

Câu 8 :

Nhận định nào không đúng về thơ Hồ Xuân Hương?

  • A.

    Hồ Xuân Hương có tài năng viết thơ bằng chữ Nôm.

  • B.

    Tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.

  • C.

    Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ, khác thường.

  • D.

    Hồ Xuân Hương chỉ viết thơ bằng chữ Nôm. Vì vậy, bà được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm”.

Câu 9 :

Vị trí của tác phẩm Thượng kinh kí sự trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh?

  • A.

    Đầu bộ

  • B.

    Giữa bộ 

  • C.

    Cuối bộ

  • D.

    Không nằm trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh

Câu 10 :

Lời thoại sau trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là của nhân vật nào?

Vậy mà ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, manh di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông

  • A.

    Đan Thiềm

  • B.

    Lê Tương Dực

  • C.

    Nguyễn Vũ

  • D.

    Lê Trung Mại

Câu 11 :

Nội dung sau về đoạn trích Tình yêu và thù hận đúng hay sai?

“Thù hận không chỉ xuất hiện như một thế lực cản trở tình yêu mà còn chi phối suy nghĩ, hành động của các nhân vật”

Đúng
Sai
Câu 12 :

Vịnh khoa thi Hương – Trần Tế Xương thuộc thơ:

  • A.

    Thơ trữ tình

  • B.

    Thơ trào phúng

  • C.

    Thơ tự sự

  • D.

    Thơ văn xuôi

Câu 13 :

Hai câu kết sử dụng nghệ thuật gì?

  • A.

    Nghệ thuật tiểu đối

  • B.

    Điệp ngữ

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 14 :

Tác phẩm Tình yêu và thù hận của tác giả nào?

  • A.

    Sếch-xpia

  • B.

    Mô-li-e

  • C.

    Sô-lô-khốp

  • D.

    Sê-khốp

Câu 15 :

Đáp án không thể hiện đúng thái độ của sĩ phu Bắc Hà:

  • A.

    Kẻ sĩ mai danh ẩn tích uổng phí tài năng

  • B.

    Người ra làm quan thì giữ mình không dám nói thẳng

  • C.

    Nhiều người có tài năng còn chưa chịu ra giúp nước

  • D.

    Nhiều người ngưỡng mộ tài năng của vua Quang Trung đã ra tiến cử

Câu 16 :

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

 Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"

Hai câu thơ trên là:

  • A.

    Hai câu đề

  • B.

    Hai câu thực

  • C.

    Hai câu luận

  • D.

    Hai câu kết

Câu 17 :

Giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Thương vợ là:

A. Ngôn ngữ giải dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm

B. Vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian

C. Hình tượng thơ hàm súc, gợi cảm.

D. Các chi tiết nghệ thuật chọn lọc vừa cá thể vừa khái quát sâu sắc

E. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 18 :

Đáp án nào thể hiện sự đấu tranh giằng co bên trong con người Lê Hữu Trác khi kê đơn cho thế tử:

  • A.

    Hiểu rõ bệnh của thế tử và tìm cách chữa tìm cội nguồn, gốc rễ. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị danh lợi ràng buộc.

  • B.

    Nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng vô thưởng vô phạt

  • C.

    Y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm, tấm lòng, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã lên tiếng. Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 19 :

Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:

Giải thích

Phân tích

Chứng minh

So sánh

Bình luận

Bác bỏ

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề

Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.

Câu 20 :

Ngô Thì Nhậm từng làm quan dưới triều đại nào?

  • A.

    Triều Mạc, Lê, Trịnh

  • B.

    Triều Lê, Mạc, Tây Sơn

  • C.

    Triều Lê, Trịnh, Tây Sơn

  • D.

    Triều Mạc, Lê, Trịnh, Tây Sơn

Câu 21 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải là văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc?

  • A.

    Bản án chế độ thực dân Pháp

  • B.

    Đạo đức và lí luận Đông Tây

  • C.

    Tuyên ngôn độc lập

  • D.

    Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Câu 22 :

Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Chữ người tử tù:

Tạo dựng tình huống truyện độc đáo

Nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng.

Từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế

Sử dụng thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu tính tạo hình

Vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian

Câu 23 :

Tập Nắng trong vườn được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1937

  • B.

    1938

  • C.

    1941

  • D.

    1942

Câu 24 :

Câu thơ nào dưới đây trong bài Khóc Dương Khuê tác giả sử dụng điển tích của Trung Quốc?

  • A.

    Câu thơ nghĩ đắn đo không viết  / Viết đưa ai, ai biết mà đưa”

  • B.

    “Giường kia treo cũng hững hờ / Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

  • C.

    Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở / Tôi tuy thương, nhớ lấy làm thương

  • D.

    Tuổi già hạt lệ như sương / Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!”

     

Câu 25 :

Vì sao Vũ Như Tô thất bại, không thể xây xong Cửu Trùng Đài?

  • A.

    Vũ Như Tô không đủ tài năng

  • B.

    Vũ Như Tô không đủ nguồn lực xây Cửu Trùng Đài

  • C.

    Cửu Trùng Đài không phục vụ cho lợi ích của nhân dân, xây Cửu Trùng Đài khiến nhân dân đói khổ, lầm than

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 26 :

Luận điểm chính của Vào phủ chúa Trịnh ?

  • A.

    Quang cảnh trong phủ chúa

  • B.

    Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa

  • C.

    Thái độ và tâm trạng của tác giả khi vào phủ chúa Trịnh

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 27 :

Tại sao trong các sĩ phu lại có người không phục vua Quang Trung?

  • A.

    Vua Quang Trung không biết phép trị nước

  • B.

    Vua Quang Trung có xuất thân từ tầng lớp bình dân

  • C.

    Vua Quang Trung không thông hiểu đạo Nho

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 28 :

Đáp án không phải nội dung chính xác về sự nghiệp văn học của Nguyễn Công Trứ?

  • A.

    Nguyễn Công Trứ sáng tác bằng cả chữ Nôm và chữ Hán

  • B.

    Nguyễn Công Trứ chủ yếu sáng tác bằng chữ Hán

  • C.

    Nguyễn Công Trứ chủ yếu sáng tác bằng chữ Nôm

  • D.

    Nguyễn Công Trứ sáng tác thơ, ca trù, phú.

Câu 29 :

Nguyên nhân nào đã khiến Chí Phèo phải vào tù?

  • A.

    Vì cơn ghen của lí Kiến (Bá Kiến)

  • B.

    Vì Chí Phèo đánh nhau với người trong làng

  • C.

    Vì Chí Phèo ăn trộm đồ nhà Bá Kiến

  • D.

    Vì đánh bạc

Câu 30 :

Bài thơ Bài ca ngất ngưởng được ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Sáng tác sau 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.

  • B.

    Sáng tác trước 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.

  • C.

    Sáng tác trước năm 1848, khi ông đang làm quan cho triều đình.

  • D.

    Sáng tác sau năm 1848, khi ông đang làm quan cho triều đình.

Câu 31 :

Giu-li-ét là con gái của dòng họ:

  • A.

    Môn-ta-ghiu

  • B.

    Ca-piu-lét

  • C.

    Môn-piu-lét

  • D.

    Ca-ta-ghiu

Câu 32 :

Đáp án không phải các cách so sánh?

  • A.

    Đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất

  • B.

    So sánh tương đồng

  • C.

    So sánh tương phản

  • D.

    So sánh các yếu tố trong nội bộ đối tượng

Câu 33 :

Từ “trơ” trong câu thơ “Tro cái hồng nhan với nước non” thể hiện:

  • A.

    Thể hiện bản lĩnh của nhân vật trữ tình

  • B.

    Sự thách thức của nhân vật trữ tình

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 34 :

Câu văn nào thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của nghĩa sĩ Cần Giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh?

  • A.

    "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ cua, lời dụ dãy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó".

  • B.

    "Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ".

  • C.

    "Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ".

  • D.

    "Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ".

Câu 35 :

Vũ Trọng Phụng sinh ra ở đâu?

  • A.

    Mỹ Hào, Hưng Yên

  • B.

    Bình Lục, Hà Nam

  • C.

    Nghi Xuân, Hà Tĩnh

  • D.

    Hà Nội

Câu 36 :

Chí Phèo có xuất thân như thế nào?

  • A.

    Cha Chí mất sớm, Chí ở với mẹ. Sau này, cha cũng lâm bệnh và qua đời, Chí trở thành đứa trẻ mồ côi, đi ăn xin sống qua ngày.

  • B.

    Chí là đứa trẻ mồ côi bị bỏ ở cái lò gạch bỏ không, qua tay nhiều người nuôi.

  • C.

    Cha mẹ Chí bị bệnh đậu mùa, Chí bị bắt đem bán xuống miền xuôi làm thuê cho nhà Bá Kiến

  • D.

    Chí là đứa trẻ không cha, mẹ Chí vì quá nghèo đã bán chi đi ở cho nhà Bá Kiến

Câu 37 :

Mâu thuẫn chính trong đoạn trích Tình yêu và thù hận:

  • A.

    Mâu thuẫn giữa các thế hệ khác nhau ở hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét

  • B.

    Mâu thuẫn giữa các thế hệ khác nhau ở dòng hộ Môn-ta-ghiu

  • C.

    Mâu thuẫn giữa tình yêu của đôi trai gái với mối thù truyền kiếp của hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-pu-lét

  • D.

    Mâu thuẫn giữa tình yêu của đôi trai gái với các định kiến xã hội

Câu 38 :

Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Mĩ. Đúng hay sai?

Đúng

Sai

Câu 39 :

Hai bộ phận chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 là:

  • A.

    Văn học dân gian và văn học viết

  • B.

    Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm

  • C.

    Văn học thuần Việt và văn học chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây

  • D.

    Văn học công khai và văn học không công khai

Câu 40 :

Điểm giống nhau giữa hai tác phẩm “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) và “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” (Thân Nhân Trung)

  • A.

    Đều viết về người hiền

  • B.

    Đề cao vai trò của người hiền đối với việc xây dựng đất nước.

  • C.

    Đều viết thay vua

  • D.

    Tất cả đều đúng

Lời giải và đáp án

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

... Bây giờ, tôi muốn bạn xem lại hai thực đơn mà lâu nay bạn cũng như xã hội vẫn dùng. Chúng ta đang chạy đua nhiều lúc quá sức cho thực đơn thể chất của chúng ta. Chúng ta tìm mọi cách để có được những thực phẩm tốt nhất, ngon nhất, và lạ nhất để phục vụ mình. Chúng ta thường cất câu hỏi: Hôm nay sẽ ăn gì? Thế nhưng, chúng ta hầu như không cất tiếng hỏi: Hôm nay chúng ta sẽ đọc gì, xem gì, nghe gì. Khi chúng ta kiếm được tiền thì hầu như chúng ta chỉ nghĩ đến việc hưởng thụ vật chất như ăn uống, mua sắm, tích lũy mà chúng ta quá ít nghĩ đến việc tổ chức một cuộc sống tinh thần. Nhiều người khi có một mảnh đất rộng thường xây một ngôi nhà càng to càng tốt mà không nghĩ đến một mảnh vườn để trồng cây và hoa và chim chóc đến ở...

Mới đây, tôi xem một bộ phim nói về một dự án của các sinh viên thuộc một số trường đại họ ở Tokyo Nhật Bản. Những sinh viên này lập ra một dự án có tên Dự án Phục hồi Kỷ niệm. Công việc của dự án là tìm lại những bức ảnh của các gia đình bị trận sóng thần trước đó cuốn đi. .. Có một người cha chỉ có duy nhất một đứa con gái nhưng đã bị sóng thần cướp đi sinh mạng. Ông không còn bất cứ tấm ảnh nào của con ông. Dự án Phục hồi Kỷ niệm đã tìm lại được một tấm ảnh con gái ông. Với ông, tấm ảnh đứa con gái bé bỏng của mình đã trở thành tài sản quý báu nhất của ông và làm cho nỗi đau đớn mất con của ông vơi đi rất nhiều. Vật chất và đời sống đầy đủ của nước Nhật không thể mang đến cho người cha kia hạnh phúc nhưng một kí ức đẹp đã cứu ông khỏi đau đớn và tuyệt vọng...

(Nguyễn Quang Thiều – Người Việt đang sống với tâm hồn khô cằn?)

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản:

  • A.

    Biểu cảm

  • B.

    Tự sự

  • C.

    Nghị luận

  • D.

    Miêu tả

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản và các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 3

Hai thực đơn này được tác giả đề cập đến trong văn bản là gì?

  • A.

    Thực đơn cho thể chất và thực đơn cho đời sống tinh thần

  • B.

    Thực đơn nhiều dinh dưỡng và thực đơn ít dinh dưỡng

  • C.

    Thực đơn nên ăn và không nên ăn

  • D.

    Thực đơn mỗi ngày

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Hai thực đơn này được tác giả đề cập đến trong văn bản là: thực đơn thể chất (vật chất) và thực đơn cho cuộc sống tinh thần.

Câu 4

Qua việc đọc hiểu đoạn trích trên, một cuộc sống hạnh phúc thực sự là cuộc sống như thế nào?

  • A.

    Một cuộc sống đầy đủ về vật chất

  • B.

    Một cuộc sống tinh thần khỏe mạnh

  • C.

    Một cuộc sống có sự cân bằng, hài hòa giữa yếu tố vật chất và tinh thần.

  • D.

    Một cuộc sống dài lâu

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Theo văn bản trên, Một cuộc sống có sự cân bằng, hài hòa giữa yếu tố vật chất và tinh thần.

Câu 5 :

Qua bài hát nói “Bài ca phong cảnh Hương Sơn”, tác giả muốn gửi gắm điều gì?

  • A.

    Niềm say mê thắng cảnh

  • B.

    Bộc lộ sự sùng đạo

  • C.

    Tình yêu, niềm tự hào về đất nước

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tác giả Chu Mạnh Trinh gửi gắm tình yêu, niềm tự hào về đất nước

Câu 6 :

Nhân vật nào sau đây không có trong tác phẩm Chí Phèo?

  • A.

    Binh Chức

  • B.

    Tư Lãng

  • C.

    Lang Rận

  • D.

    Năm Thọ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Lang Rận là nhân vật chính trong tác phẩm Lang Rận – Nam Cao

Câu 7 :

Chi tiết sau đây thuộc phần nào của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh?

Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên rà làm nguồn gốc cho cái hậu thiện...".

A. Phần 1: Cuộc sống nơi phủ chúa

B. Phần 2: Cảnh Lễ Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán

Đáp án

B. Phần 2: Cảnh Lễ Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán

Lời giải chi tiết :

Từ thực trạng bệnh tình và thể lực của thế tử, ông phân tích, cân nhắc thiệt hơn rồi tìm ra cách chữa phù hợp nhất:

Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên rà làm nguồn gốc cho cái hậu thiện...".

Câu thoại thuộc phần 2: Cảnh Lê Hữu Trác bắt mạch và kê đơn cho thế tử Trịnh Cán.

Câu 8 :

Nhận định nào không đúng về thơ Hồ Xuân Hương?

  • A.

    Hồ Xuân Hương có tài năng viết thơ bằng chữ Nôm.

  • B.

    Tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.

  • C.

    Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ, khác thường.

  • D.

    Hồ Xuân Hương chỉ viết thơ bằng chữ Nôm. Vì vậy, bà được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm”.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại tiểu dẫn SGK - 18

Lời giải chi tiết :

Sáng tác của Hồ Xuân Hương gồm cả chữ Nôm và chữ Hán.

Câu 9 :

Vị trí của tác phẩm Thượng kinh kí sự trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh?

  • A.

    Đầu bộ

  • B.

    Giữa bộ 

  • C.

    Cuối bộ

  • D.

    Không nằm trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thượng kinh kí sự được xếp ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh như một quyển phụ lục.

Câu 10 :

Lời thoại sau trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là của nhân vật nào?

Vậy mà ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, manh di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông

  • A.

    Đan Thiềm

  • B.

    Lê Tương Dực

  • C.

    Nguyễn Vũ

  • D.

    Lê Trung Mại

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Đan Thiềm: Vậy mà ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt alf vì ông, dân gian lầm than là vì ông, manh di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông. Cửu Trùng Đài, họ có cần đâu? Họ dấy nghĩa cốt diết ông, phá Cửu Trùng Đài.

Câu 11 :

Nội dung sau về đoạn trích Tình yêu và thù hận đúng hay sai?

“Thù hận không chỉ xuất hiện như một thế lực cản trở tình yêu mà còn chi phối suy nghĩ, hành động của các nhân vật”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

- Sai

- Thù hận không xuất hiện như một thế lực cản trở tình yêu mà thù hận chỉ hiện qua dòng suy nghĩ của các nhân vật, song không phải động lực chi phối hành động của các nhân vật. Mâu thuẫn giữa tình yêu của đôi trai gái với mối thù truyền kiếp của hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-pu-lét

- Tình yêu trong sáng diễn ra trên cái nền thù hận, thù hận bị đẩy lùi chỉ còn lại tình người, tình đời.

Câu 12 :

Vịnh khoa thi Hương – Trần Tế Xương thuộc thơ:

  • A.

    Thơ trữ tình

  • B.

    Thơ trào phúng

  • C.

    Thơ tự sự

  • D.

    Thơ văn xuôi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương là một bài thơ trào phúng.

Câu 13 :

Hai câu kết sử dụng nghệ thuật gì?

  • A.

    Nghệ thuật tiểu đối

  • B.

    Điệp ngữ

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Điệp ngữ “nửa phần”

- Nghệ thuật tiểu đối “thương”, “ghét”

=> Tuy nói chuyện sử sách nhưng ít nhiều đều phù hợp với chế độ thối nát của nhà Nguyễn và tâm sự của Nguyễn Đình Chiểu lúc bấy giờ.

Câu 14 :

Tác phẩm Tình yêu và thù hận của tác giả nào?

  • A.

    Sếch-xpia

  • B.

    Mô-li-e

  • C.

    Sô-lô-khốp

  • D.

    Sê-khốp

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Tình yêu và thù hận – Sếch-xpia

Câu 15 :

Đáp án không thể hiện đúng thái độ của sĩ phu Bắc Hà:

  • A.

    Kẻ sĩ mai danh ẩn tích uổng phí tài năng

  • B.

    Người ra làm quan thì giữ mình không dám nói thẳng

  • C.

    Nhiều người có tài năng còn chưa chịu ra giúp nước

  • D.

    Nhiều người ngưỡng mộ tài năng của vua Quang Trung đã ra tiến cử

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thái độ của sĩ phu Bắc Hà:

- “Kẻ sĩ ẩn trong ngòi khe trốn tránh việc đời”: kẻ sĩ mai danh ẩn tích uống phí tài năng.

- “Những bậc tinh anh trong triều đương phải kiêng dè không dám lên tiếng”: người ra làm quan thì giữ mình không dám nói thẳng

- Nhiều người có tài năng còn chưa chịu ra giúp nước

Câu 16 :

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

 Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"

Hai câu thơ trên là:

  • A.

    Hai câu đề

  • B.

    Hai câu thực

  • C.

    Hai câu luận

  • D.

    Hai câu kết

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hai câu thực:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

 Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Câu 17 :

Giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Thương vợ là:

A. Ngôn ngữ giải dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm

B. Vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian

C. Hình tượng thơ hàm súc, gợi cảm.

D. Các chi tiết nghệ thuật chọn lọc vừa cá thể vừa khái quát sâu sắc

E. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Đáp án

E. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Lời giải chi tiết :

Giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Thương vợ

- Ngôn ngữ thơ bình dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày.

- Các chi tiết nghệ thuật chọn lọc vừa cá thể (bà Tú với “năm con, một chồng”) vừa khái quát sâu sắc (người phụ nữ ngày xưa).

- Hình tượng thơ hàm súc, gợi cảm.

- Vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.

Câu 18 :

Đáp án nào thể hiện sự đấu tranh giằng co bên trong con người Lê Hữu Trác khi kê đơn cho thế tử:

  • A.

    Hiểu rõ bệnh của thế tử và tìm cách chữa tìm cội nguồn, gốc rễ. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị danh lợi ràng buộc.

  • B.

    Nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng vô thưởng vô phạt

  • C.

    Y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm, tấm lòng, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã lên tiếng. Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tâm trạng của tác giả khi kê đơn cho thế tử:

- Biết được bệnh rồi nhưng chữa thế nào đây lại là một cuộc đấu tranh giằng co bên trong con người Hải Thượng Lãn Ông:

+ Hiểu rõ bệnh của thế tử và tìm cách chữa tìm cội nguồn, gốc rễ. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị danh lợi ràng buộc, không thể về núi được

+ Nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng vô thưởng vô phạt

+ Y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm, tấm lòng, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã lên tiếng. Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử. Ông kiên quyết bảo vệ quan điểm của chính mình mặc dù không thuận với số đông.

Câu 19 :

Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:

Giải thích

Phân tích

Chứng minh

So sánh

Bình luận

Bác bỏ

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề

Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.

Đáp án

Giải thích

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề

Phân tích

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Chứng minh

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

So sánh

Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.

Bình luận

Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề

Bác bỏ

Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai

Phương pháp giải :

Xem lại các thao tác lập luận trong văn nghị luận

Lời giải chi tiết :

Các thao tác lập luận trong văn nghị luận:

- Giải thích: là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

- Phân tích: là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu vào xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

- Chứng minh: dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng to đối tượng.

- Bình luận: bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề.

- Bác bỏ: trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai.

- So sánh: là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật, hiện tượng ấy.

Câu 20 :

Ngô Thì Nhậm từng làm quan dưới triều đại nào?

  • A.

    Triều Mạc, Lê, Trịnh

  • B.

    Triều Lê, Mạc, Tây Sơn

  • C.

    Triều Lê, Trịnh, Tây Sơn

  • D.

    Triều Mạc, Lê, Trịnh, Tây Sơn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

     Ngô Thì Nhậm từng làm quan dưới triều đại Lê, Trịnh, Tây Sơn.

Câu 21 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải là văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc?

  • A.

    Bản án chế độ thực dân Pháp

  • B.

    Đạo đức và lí luận Đông Tây

  • C.

    Tuyên ngôn độc lập

  • D.

    Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đạo đức và lí luận Đông Tây – Phan Chân Trinh

Câu 22 :

Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Chữ người tử tù:

Tạo dựng tình huống truyện độc đáo

Nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng.

Từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế

Sử dụng thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu tính tạo hình

Vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian

Đáp án

Tạo dựng tình huống truyện độc đáo

Nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng.

Sử dụng thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu tính tạo hình

Lời giải chi tiết :

Giá trị nghệ thuật:

- Tạo dựng tình huống truyện độc đáo

- Nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng;

- Sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình

Câu 23 :

Tập Nắng trong vườn được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1937

  • B.

    1938

  • C.

    1941

  • D.

    1942

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nắng trong vườn (1938)

Câu 24 :

Câu thơ nào dưới đây trong bài Khóc Dương Khuê tác giả sử dụng điển tích của Trung Quốc?

  • A.

    Câu thơ nghĩ đắn đo không viết  / Viết đưa ai, ai biết mà đưa”

  • B.

    “Giường kia treo cũng hững hờ / Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

  • C.

    Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở / Tôi tuy thương, nhớ lấy làm thương

  • D.

    Tuổi già hạt lệ như sương / Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!”

     

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

 

Lời giải chi tiết :

Hai câu thơ sử dụng điển tích Trung Quốc:

“Giường kia treo cũng hững hờ / Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”

Câu 25 :

Vì sao Vũ Như Tô thất bại, không thể xây xong Cửu Trùng Đài?

  • A.

    Vũ Như Tô không đủ tài năng

  • B.

    Vũ Như Tô không đủ nguồn lực xây Cửu Trùng Đài

  • C.

    Cửu Trùng Đài không phục vụ cho lợi ích của nhân dân, xây Cửu Trùng Đài khiến nhân dân đói khổ, lầm than

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Vũ Như Tô mượn tay Lê Tương Dực xây Cửu Trùng Đài vì mục đích nghệ thuật thuần túy. Cửu Trùng Đài bị đốt bởi nó không phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Việc xây Cửu Trùng Đài khiến nhân dân đói khổ, lầm than.

Câu 26 :

Luận điểm chính của Vào phủ chúa Trịnh ?

  • A.

    Quang cảnh trong phủ chúa

  • B.

    Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa

  • C.

    Thái độ và tâm trạng của tác giả khi vào phủ chúa Trịnh

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Vào phủ chúa Trịnh miêu tả quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa. Qua đó, tác giả thể hiện thái độ của mình trước cảnh “xa hoa” và tâm trạng khi kê đơn cho thế tử.

Câu 27 :

Tại sao trong các sĩ phu lại có người không phục vua Quang Trung?

  • A.

    Vua Quang Trung không biết phép trị nước

  • B.

    Vua Quang Trung có xuất thân từ tầng lớp bình dân

  • C.

    Vua Quang Trung không thông hiểu đạo Nho

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vua Quang Trung xuất thân từ đâu?

Lời giải chi tiết :

Vua Quang Trung là người tài đức, lo lắng cho sự nghiệp đất nước. Tuy nhiên, ông xuất thân từ tần lớp nông dân, vì vậy trong các sĩ phu có người không phục ông.

Câu 28 :

Đáp án không phải nội dung chính xác về sự nghiệp văn học của Nguyễn Công Trứ?

  • A.

    Nguyễn Công Trứ sáng tác bằng cả chữ Nôm và chữ Hán

  • B.

    Nguyễn Công Trứ chủ yếu sáng tác bằng chữ Hán

  • C.

    Nguyễn Công Trứ chủ yếu sáng tác bằng chữ Nôm

  • D.

    Nguyễn Công Trứ sáng tác thơ, ca trù, phú.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Công Trứ sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm. Ngoài ra còn sáng tác bằng chữ Hán, khoảng 50 bài thơ, 60 bài ca trù và một bài phú nổi tiếng Hàn nho phong vị phú.

Câu 29 :

Nguyên nhân nào đã khiến Chí Phèo phải vào tù?

  • A.

    Vì cơn ghen của lí Kiến (Bá Kiến)

  • B.

    Vì Chí Phèo đánh nhau với người trong làng

  • C.

    Vì Chí Phèo ăn trộm đồ nhà Bá Kiến

  • D.

    Vì đánh bạc

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân: Chí Phèo bị lí Kiến ghen tuông, đẩy vào tù.

Câu 30 :

Bài thơ Bài ca ngất ngưởng được ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Sáng tác sau 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.

  • B.

    Sáng tác trước 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.

  • C.

    Sáng tác trước năm 1848, khi ông đang làm quan cho triều đình.

  • D.

    Sáng tác sau năm 1848, khi ông đang làm quan cho triều đình.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bài ca ngất ngưởng được sáng tác sau năm 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.

Câu 31 :

Giu-li-ét là con gái của dòng họ:

  • A.

    Môn-ta-ghiu

  • B.

    Ca-piu-lét

  • C.

    Môn-piu-lét

  • D.

    Ca-ta-ghiu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Giu-li-ét là con gái của dòng họ Ca-piu-lét.

Câu 32 :

Đáp án không phải các cách so sánh?

  • A.

    Đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất

  • B.

    So sánh tương đồng

  • C.

    So sánh tương phản

  • D.

    So sánh các yếu tố trong nội bộ đối tượng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các cách so sánh:

- So sánh tương đồng, so sánh tương phản

- So sánh các yếu tố trong nội bộ đối tượng

Câu 33 :

Từ “trơ” trong câu thơ “Tro cái hồng nhan với nước non” thể hiện:

  • A.

    Thể hiện bản lĩnh của nhân vật trữ tình

  • B.

    Sự thách thức của nhân vật trữ tình

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu thơ không hẳn chỉ có nỗi đau, mà còn thể hiện bản lĩnh của nhân vật trữ tình. Bản lĩnh ấy thể hiện ngay trong chữ “trơ” như là một sự thách thức vậy.  Từ “trơ” kết hợp với “nước non” thể hiện sự bền gan, sự thách đố.

Câu 34 :

Câu văn nào thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của nghĩa sĩ Cần Giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh?

  • A.

    "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ cua, lời dụ dãy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó".

  • B.

    "Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ".

  • C.

    "Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ".

  • D.

    "Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ".

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại chú thích của các từ trong câu. Từ đó lựa chọn câu thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ.

Lời giải chi tiết :

Câu văn thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của người nghĩa sĩ Cần giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ cua, lời dụ dãy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó”. Bài học lớn nhất của người nghĩa sĩ để lại cho đất nước và nhân dân là bài học về sống và chết. Sống hiên ngang. Chết bất khuất. Tâm thế ấy đã tô đậm chất bi tráng cho “tượng đài nghệ thuật” về người nông dân đánh giặc.

Câu 35 :

Vũ Trọng Phụng sinh ra ở đâu?

  • A.

    Mỹ Hào, Hưng Yên

  • B.

    Bình Lục, Hà Nam

  • C.

    Nghi Xuân, Hà Tĩnh

  • D.

    Hà Nội

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Vũ Trọng Phụng sinh ra ở Mỹ Hào, Hưng Yên

Câu 36 :

Chí Phèo có xuất thân như thế nào?

  • A.

    Cha Chí mất sớm, Chí ở với mẹ. Sau này, cha cũng lâm bệnh và qua đời, Chí trở thành đứa trẻ mồ côi, đi ăn xin sống qua ngày.

  • B.

    Chí là đứa trẻ mồ côi bị bỏ ở cái lò gạch bỏ không, qua tay nhiều người nuôi.

  • C.

    Cha mẹ Chí bị bệnh đậu mùa, Chí bị bắt đem bán xuống miền xuôi làm thuê cho nhà Bá Kiến

  • D.

    Chí là đứa trẻ không cha, mẹ Chí vì quá nghèo đã bán chi đi ở cho nhà Bá Kiến

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Từ khi sinh ra Chí đã là đứa trẻ mồ côi: Một người đi thả ống lươn nhặt được Chí Phèo “trần truồng và xám ngắt” trong một chiếc váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không”, sau đó, chuyền tay cho người làng nuôi.

Câu 37 :

Mâu thuẫn chính trong đoạn trích Tình yêu và thù hận:

  • A.

    Mâu thuẫn giữa các thế hệ khác nhau ở hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét

  • B.

    Mâu thuẫn giữa các thế hệ khác nhau ở dòng hộ Môn-ta-ghiu

  • C.

    Mâu thuẫn giữa tình yêu của đôi trai gái với mối thù truyền kiếp của hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-pu-lét

  • D.

    Mâu thuẫn giữa tình yêu của đôi trai gái với các định kiến xã hội

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Mâu thuẫn giữa tình yêu của đôi trai gái với mối thù truyền kiếp của hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-pu-lét.

Câu 38 :

Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Mĩ. Đúng hay sai?

Đúng

Sai

Đáp án

Đúng

Sai

Lời giải chi tiết :

- Sai

- Sau Cách mạng, Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)

Câu 39 :

Hai bộ phận chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 là:

  • A.

    Văn học dân gian và văn học viết

  • B.

    Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm

  • C.

    Văn học thuần Việt và văn học chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây

  • D.

    Văn học công khai và văn học không công khai

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Văn học hình thành hai bộ phận:

- Bộ phận văn học công khai

- Bộ phận văn học không công khai

Câu 40 :

Điểm giống nhau giữa hai tác phẩm “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) và “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” (Thân Nhân Trung)

  • A.

    Đều viết về người hiền

  • B.

    Đề cao vai trò của người hiền đối với việc xây dựng đất nước.

  • C.

    Đều viết thay vua

  • D.

    Tất cả đều đúng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vì sao người hiền được xem trọng?

Lời giải chi tiết :

Điểm giống nhau: Đều đề cao vai trò của người hiền với việc xây dựng đất nước.

- Trong Chiếu cầu hiền: so sánh người hiền tài như vì sao tinh tú, đề cao vị trí, vai trò của người tài.

- Trong Hiền tài là nguyên khí quốc gia: căn nguyên cho sự lớn mạnh của một quốc gia nằm ở những người tài giỏi và nhân cách cao đẹp.

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.