Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 11 - Đề số 3 có lời giải chi tiết

Tải về

Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 11 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Câu 1: (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Gươm mài đá, đá nũi cũng mòn,

Voi uống nước, nước sông phải cạn,

Đánh một trận, sạch không kình ngạc,

Đánh hai trận, tan tác chim muông.

Nổi gió to trút sạch lá khô,

Trông tổ kiến phá toang đê vỡ

(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

a) Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích.

b) Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 2: (7 điểm): Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài

H.C

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

 

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

 

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

 

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

(Tràng giang – Huy Cận)

Lời giải chi tiết

Câu 1: (3,0 điểm)

a) Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

b)

- Biện pháp tu từ: Nói quá: "gươm mài đá" – "đá núi phải mòn"; "Voi uống nước" - "nước sông phải cạn".

- Tác dụng: Đoạn văn khẳng định sức mạnh và ca ngợi sức tiến công như vũ bão của quân ta trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lựơc.

Câu 2: Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

MB: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm. (0,5 điểm)

TB: (6,0 điểm)

1. Nhan đề bài thơ và lời đề từ (0,5 điểm)

a. Nhan đề

- Từ Hán Việt “Tràng giang” (sông dài) → gợi không khí cổ kính.

- Điệp vần “ang”: tạo dư âm vang xa, trầm lắng, mênh mang.

→ Gợi không khí cổ kính, khái quát → nỗi buồn mênh mang, rợn ngợp.

b. Lời đề từ

- Thể hiện nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác giả.

+ Nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la bát ngát.

+ Hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, tâm sự của cái tôi cô đơn mang nhiều nỗi niềm.

2. Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ

a. Khổ 1 ((1,75 điểm)

- Hình ảnh: "sóng gợn", "thuyền", "nước song song" → cảnh sông nước mênh mông, vô tận, bóng con thuyền xuất hiện càng làm cho nó hoang vắng hơn.

- "Củi một cành khô" >< "lạc mấy dòng" → sự chìm nổi cô đơn, biểu tượng về thân phận con người lênh đênh, lạc loài giữa dòng đời.

- Tâm trạng: "buồn điệp điệp" → từ láy gợi nỗi buồn thương da diết, miên man không dứt.

→ Khổ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu và cách gieo vần nhịp nhàng và dùng nhiều từ láy, khổ thơ đã diễn tả nỗi buồn trầm lắng của tác giả trước thiên nhiên.

b. Khổ 2: cảnh có thêm đất, thêm người nhưng càng buồn hơn. (1,75 điểm)

- Cảnh sông: cồn nhỏ lơ thơ, gió đìu hiu gợi lên cái vắng lặng, lạnh lẽo cô đơn đến rợn ngợp.

- Âm thanh: Tiếng chợ chiều gợi lên cái mơ hồ, âm thanh yếu ớt gợi thêm không khí tàn tạ, vắng vẻ tuy thoáng chút hơi người.

- Hình ảnh: Trời "sâu chót vót" cách dùng từ tài tình, ta như thấy bầu trời được nâng cao hơn, khoáng đãng hơn.

- "Sông dài, trời rộng" >< "bến cô liêu": Sự tương phản giữa cái nhỏ bé và cái vô cùng gợi lên cảm giác trống vắng, cô đơn.

→ Với cách gieo vần tài tình, âm hưởng trầm bổng, Huy Cận như muốn lấy âm thanh để xoá nhoà không gian buồn tẻ hiện hữu nhưng không được. Nhà thơ cố tìm sự giao cảm với vũ trụ cao rộng nhưng tất cả đều đóng kín.

c. Khổ 3 (1,75 điểm)

- Hình ảnh ước lệ: “bèo” để diễn tả thân phận, kiếp người chìm nổi.

- Câu hỏi: “về đâu” gợi cái bơ vơ, lạc loài của kiếp người vô định.

- Không cầu, không đò: không có sự giao lưu kết nối, không có dấu hiệu của sự sống → tình cảnh cô độc.

→ Ba khổ thơ là một bức tranh thiên nhiên thấm đượm tình người, mang nặng nỗi buồn bâng khuâng, nỗi bơ vơ của kiếp người.

B. Nghệ thuật. (0,25)

- Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và hiện đại.

- Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.

KB: Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ. (0,5 điểm)

 Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí