Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CÂU CHUYỆN CÂY BÚT CHÌ

Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc rằng cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ nói chuyện với nhau. Bút chì băn khoăn mãi, anh em của nó cũng không biết gì hơn. Cuối cùng, trước hôm được mang đến các cửa hàng, bút chì hỏi người thợ làm bút rằng nó và anh em nó sẽ ra sao ở bên ngoài cuộc sống rộng lớn kia.

Người thợ làm bút mỉm cười. Ông nói:

Có năm điều cháu và các anh em của cháu nên nhớ khi bắt đầu cuộc sống. Nếu cháu nhớ và làm được thì cháu sẽ trở thành cày bút chì tốt nhất.

Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc.

Thứ hai: cháu sẽ cảm thấỵ đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Thứ ba: nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sửa lại là được.

Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy.

Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình.

(Truyện ngụ ngôn, theo Internet)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản:

  • A

    Biểu cảm

  • B

    Tự sự

  • C

    Nghị luận

  • D

    Miêu tả

Câu 1.2

Vì sao tác giả cho rằng: Ngươi sẽ trải qua việc gọt giũa đau đớn hết lần này đến lần khác, nhưng phải như thế ngươi mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A

    Cuộc sống của cây bút chì có giá trị khi nó viết lên những nét chữ cho đời.

  • B

    Cây bút chì có thể sống đúng nghĩa là một cây bút chì khi nó trải qua gọt giũa.

  • C

    Cuộc sống của con người cũng giống như cây bút chì, phải trải qua rèn luyện mới trưởng thành

  • D

    Cây bút chì có khả năng chịu đựng mọi đau đớn, con người cũng vậy

Câu 1.3

Biệp pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn văn dưới đây:

Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc.

Thứ hai: cháu sẽ cảm thấỵ đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Thứ ba: nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sửa lại là được.

Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy.

Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình.

  • A

    Đảo ngữ

  • B

    Lặp cấu trúc

  • C

    Liệt kê

  • D

    Đối

Câu 1.4

Thông điệp của văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A

    Thông điệp về sai lầm và sửa chữa sai lầm

  • B

    Thông điệp về tình yêu thương con người

  • C

    Thông điệp về sự cho đi, cống hiến cho cuộc sống

  • D

    Thông điệp về con người cần phải trải qua quá trình rèn luyện để trưởng thành

Câu 2 :

Câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” trong bài Thương vợ có nội dung gần với câu ca dao nào nhất?

  • A.

    Nước non lận đận một mình / Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

  • B.

    Con cò lặn lội bờ sông / Ghánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.

  • C.

    Con cò mà đi ăn đêm / Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

  • D.

    Cái cò là cái cò con / Mẹ đi xúc tép để con ở nhà.

Câu 3 :

Chi tiết nào không xuất hiện trong cảnh phố huyện lúc chiều tàn?

  • A.

    Chân trời phương Tây đỏ rực như lửa cháy

  • B.

    Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn

  • C.

    Vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những cành cây

  • D.

    Màu đen của những dãy tre làng cắt hinh rõ rệt trên nền trời

Câu 4 :

Tác giả Nguyễn Tuân không dùng hình ảnh nào để miêu tả về viên quản ngục trong tác phẩm chữ người tử tù:

  • A.

    “Người có tâm điền tốt và thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”

  • B.

    “Một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”

  • C.

    “Một đóa sen thơm tinh khiết bị ném vào giữa hôi hám bùn nhơ”

  • D.

    “Cái thuần khiết bị đày vào giữa đống cặn bã”

Câu 5 :

Các từ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: "Hỡi ôi, Khá thương thay, Ôi thôi thôi, Hỡi ôi thương thay" có ý nghĩa gì?

  • A.

    Là những từ thể hiện tình cảm tiếc thương của người đứng tế đối với người đã mất

  • B.

    Là những từ mở đầu cho những bước ngoặt trong cuộc đời của người đã mất

  • C.

    Là những từ bắt buộc phải có trong hình thức của bài văn tế, không có giá trị nội dung.

  • D.

    Là những tiếng hô to để tạo sự chú ý của người nghe về những điểm nhấn trong cuộc đời người đã mất

Câu 6 :

Bài thơ Khóc Dương Khuê ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Năm 1902, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn

  • B.

    Năm 1903, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn

  • C.

    Năm 1904, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn

  • D.

    Năm 1905, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn

Câu 7 :

Nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” mang ý nghĩa:

  • A.

    Thể hiện sự châm biếm, mỉa mai

  • B.

    Thể hiện sự mâu thuẫn, đối lập tạo nên tiếng cười bi hài

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 8 :

Trần Tế Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói lên điều gì?

  • A.

    Tình cảm của tác giả gắn với quê hương, ruộng đồng

  • B.

    Sự vất vả, lận đận của mình

  • C.

    Những người nông dân nghèo khổ

  • D.

    Gợi liên tưởng về thân phận vất vả, khổ cực của bà Tú cũng như những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ

Câu 9 :

Đáp án không phải mẫu người lí tưởng trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?

  • A.

    Con người nhân hậu

  • B.

    Con người ngay thẳng, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế.

  • C.

    Con người thủy chung

  • D.

    Con người gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống

Câu 10 :

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 phát triển dưới chế độ xã hội nào ?

  • A.

    Phong kiến

  • B.

    Thực dân, phong kiến

  • C.

    Thực dân, nửa phong kiến

  • D.

    Nửa thực dân, nửa phong kiến

Câu 11 :

Luận điểm chính của Vào phủ chúa Trịnh ?

  • A.

    Quang cảnh trong phủ chúa

  • B.

    Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa

  • C.

    Thái độ và tâm trạng của tác giả khi vào phủ chúa Trịnh

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 12 :

Ngữ cảnh là:

  • A.

    Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ (văn bản) được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó.

  • B.

    Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó lời nói được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó.

  • C.

    Ngữ cảnh là hoàn cảnh giao tiếp trong đời sống hàng ngày.

  • D.

    Ngữ cảnh sản sinh ra sản phầm ngôn ngữ.

Câu 13 :

Bản tin dưới đây thuộc loại tin nào?

“Sáng 19/8, không ghi nhận ca mắc COVID1-19, đang có 100 ca âm tính từ 1 đến 3 lần với SARS-CoV-2”.

  • A.

    Tin vắn

  • B.

    Tin thường

  • C.

    Tin tường thuật

  • D.

    Tin tổng hợp

Câu 14 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Hai đứa trẻ là tác phẩm giàu chất thơ”

Đúng
Sai
Câu 15 :

Cách làm khi phân tích:

  • A.

    Khám phá chức năng biểu hiện của các chi tiết.

  • B.

    Dùng phép liên tưởng để mở rộng nội dung, ý nghĩa.

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng.

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai.

Câu 16 :

Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là:

  • A.

    Huấn Cao đứng đầu một cuộc tạo phản chống lại triều đình.

  • B.

    Cuộc gặp gỡ tình cờ, éo le và trở thành tri âm, tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt giữa Huấn Cao và quản ngục.

  • C.

    Cảnh cho chữ, một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 17 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:

Giải thích

Phân tích

Chứng minh

Bình luận

Bác bỏ

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề

Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

Câu 18 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nhận định sau về bài thơ Thu điếu đúng hay sai?

“Cảnh sắc mùa thu đẹp nhưng tĩnh lặng vắng bóng người, vắng cả âm thanh dù đó là sự chuyển động nhưng đó là sự chuyển động rất khẽ khàng và cả tiếng cá đớp mồi cũng không làm không gian xao động”

Đúng
Sai
Câu 19 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Em hãy sắp xếp lại vị trí các câu thơ sau trong bài thơ Bài ca

ngất ngưởng:

A.“Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Được mất dương dương người tái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không tiên, không vướng tục”

B.“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”

C.“Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”

Câu 20 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau đúng hay sai?

“Chí Phèo là một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam trung đại, một truyện ngắn có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, chứng tỏ trình độ nghệ thuật bậc thầy của một nhà văn lớn”

Đúng
Sai
Câu 21 :

Đoạn trích Lẽ ghét thương được trích từ tác phẩm nào?

  • A.

    Ngư, tiều y thuật vấn đáp – Nguyễn Đình Chiểu

  • B.

    Dương Từ - Hà Mậu – Nguyễn Đình Chiểu

  • C.

    Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu

  • D.

    Chạy giặc – Nguyễn Đình Chiểu

Câu 22 :

Đáp án nào dưới đây không phải là phân loại của bản tin?

  • A.

    Tin vắn

  • B.

    Tin thường

  • C.

    Tin tường thuật

  • D.

    Phóng sự

Câu 23 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung dưới đây đúng hay sai?

“Bài thơ Thu điếu thể hiện một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín và sâu sắc”

Đúng
Sai
Câu 24 :

Câu nào dưới đây đúng về thể loại chiếu?

  • A.

    Một thể loại văn học lịch sử trung đại để ghi công tích các bậc danh nhân, anh hùng hoặc các sự kiện lịch sử,…

  • B.

    Một thể văn thư nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân

  • C.

    Một thể văn thư bề tôi viết đưa lên nhà vua để bày tỏ một điều gì đó với lời lẽ cung kính.

  • D.

    Một loại văn nghị luận cổ, thường do vua chúa ban ra đề triều đình và nhân dân thực hiện. Có thể do đích thân nhà vua viết nhưng thường do các văn tài võ lược viết thay vua.

Câu 25 :

Từ “trơ” trong câu thơ “Tro cái hồng nhan với nước non” thể hiện:

  • A.

    Thể hiện bản lĩnh của nhân vật trữ tình

  • B.

    Sự thách thức của nhân vật trữ tình

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 26 :

Đề tài của bài thơ Thương vợ là:

  • A.

    Viết về vợ nhà thơ

  • B.

    Viết về người phụ nữ

  • C.

    Viết về tình cảm gia đình

  • D.

    Viết về tình yêu lứa đôi

Câu 27 :

Chí Phèo được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1941

  • B.

    1942

  • C.

    1943

  • D.

    1944

Câu 28 :

Khi trả lời phỏng vấn, người trả lời cần:

  • A.

    Cung cấp đầy đủ những thông tin trung thực, phù hợp với chủ đề phỏng vấn

  • B.

    Câu trả lời rõ ràng

  • C.

    Cả hai đáp án trên

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 29 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây?

Xuống tới cầu Mê Tức, phần thì mệt, phần thì mỏi cẳng, nên Trần Văn Sửu ngồi dựa cầu mà nghỉ. Trên trời trăng thanh vằng vặc; dưới sông dòng bích nao nao. Cảnh im lìm, mà lòng lại bồi hồi; con vui sướng, còn cha thì sầu não. […] Bây giờ mình biết rõ nó thương mình, nó còn kính trọng mình, mà nó lại gần được sung sướng hết thảy nữa, vậy thì nên chết rồi, chết mới quên hết được việc cũ, chết đặng hết buồn rầu cực khổ nữa”.

  • A.

    Tâm trạng của Trần Văn Sửu trên cầu Mê Tức

  • B.

    Cuộc gặp gỡ cảm động của hai cha con

  • C.

    Hai cha con trở về Phú Tiên

  • D.

    Trần Văn Sửu được ân xá

Câu 30 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:

Giải thích

Phân tích

Chứng minh

So sánh

Bình luận

Bác bỏ

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề

Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.

Câu 31 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Nội dung nào không đúng về cuộc chiến đấu chống kẻ thù của nghĩa sĩ Cần Giuộc?

Cuộc khởi nghĩa có quy củ, có sự chuẩn bị từ lâu.

Binh thư, binh pháp không quen, không biết.

Vũ khí chiến đấu thô sơ.

Lực lượng không quen binh đao.

Người nông dân chờ đợi thời cơ chín muồi để vùng lên khởi nghĩa, giành lại quê hương.

Người nghĩa sĩ chiến đấu theo tình cảm tự nhiên, không tính toán, quả cảm, khí thế vũ bão

Câu 32 :

Qúa trình hiện đại hóa được chia làm mấy giai đoạn?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 33 :

Đáp án không phải là đặc điểm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu?

  • A.

    Ông thường sáng tác bằng chữ Nôm, ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức gợi cảm.

  • B.

    Ông là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh người nông dân trong văn học Việt

  • C.

    Vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian

  • D.

    Ông đề cao tư tưởng Nho gia

Câu 34 :

Đáp án không phải các cách so sánh?

  • A.

    Đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất

  • B.

    So sánh tương đồng

  • C.

    So sánh tương phản

  • D.

    So sánh các yếu tố trong nội bộ đối tượng

Câu 35 :

Cụ cố Hồng có mối quan hệ như thế nào với người quá cố?

  • A.

    Con trai

  • B.

    Con rể

  • C.

    Cháu trai

  • D.

    Cháu rể

Câu 36 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Tích vào đáp án  không phải phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến?

Ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến rất phong phú không chỉ trong cách nói mà còn rất mỹ lệ, gợi cảm trong cách miêu tả.

Ngôn ngữ trào phúng của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, hóm hỉnh, nhiều cung bậc.

Nguyễn Khuyến sử dụng vốn ngôn ngữ bình dân nhưng không hề rơi vào sự thông tục hóa, cảnh nào cũng được vẽ, được chạm khắc thần tình đạt đến mức nghệ thuật.

Thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.

Thơ Nguyễn Khuyến là thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.

Câu 37 :

Trong đoạn thơ :

Lặn lội thân cò khi quãng văng

Eo seo mặt nước buổi đò đông

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

(Trần Tế Xương, Thương vợ)

có mấy thành ngữ ?

  • A.

    Hai

  • B.

    Ba

  • C.

    Bốn

  • D.

    Năm

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CÂU CHUYỆN CÂY BÚT CHÌ

Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc rằng cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ nói chuyện với nhau. Bút chì băn khoăn mãi, anh em của nó cũng không biết gì hơn. Cuối cùng, trước hôm được mang đến các cửa hàng, bút chì hỏi người thợ làm bút rằng nó và anh em nó sẽ ra sao ở bên ngoài cuộc sống rộng lớn kia.

Người thợ làm bút mỉm cười. Ông nói:

Có năm điều cháu và các anh em của cháu nên nhớ khi bắt đầu cuộc sống. Nếu cháu nhớ và làm được thì cháu sẽ trở thành cày bút chì tốt nhất.

Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc.

Thứ hai: cháu sẽ cảm thấỵ đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Thứ ba: nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sửa lại là được.

Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy.

Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình.

(Truyện ngụ ngôn, theo Internet)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản:

  • A

    Biểu cảm

  • B

    Tự sự

  • C

    Nghị luận

  • D

    Miêu tả

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Biểu cảm

Xem lại nội dung văn bản và các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 1.2

Vì sao tác giả cho rằng: Ngươi sẽ trải qua việc gọt giũa đau đớn hết lần này đến lần khác, nhưng phải như thế ngươi mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A

    Cuộc sống của cây bút chì có giá trị khi nó viết lên những nét chữ cho đời.

  • B

    Cây bút chì có thể sống đúng nghĩa là một cây bút chì khi nó trải qua gọt giũa.

  • C

    Cuộc sống của con người cũng giống như cây bút chì, phải trải qua rèn luyện mới trưởng thành

  • D

    Cây bút chì có khả năng chịu đựng mọi đau đớn, con người cũng vậy

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Tác giả cho rằng: Ngươi sẽ trải qua việc gọt giũa đau đớn hết lần này đến lần khác, nhưng phải như thế ngươi mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình. Bởi:

- Cuộc sống của cây bút chì có giá trị khi nó viết lên những nét chữ cho đời.. Cây bút chì có thể sống đúng nghĩa là một cây bút chì khi nó trải qua gọt giũa.

- Cuộc sống của con người cũng giống như cây bút chì, phải trải qua rèn luyện mới trưởng thành

Câu 1.3

Biệp pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn văn dưới đây:

Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc.

Thứ hai: cháu sẽ cảm thấỵ đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Thứ ba: nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sửa lại là được.

Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy.

Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình.

  • A

    Đảo ngữ

  • B

    Lặp cấu trúc

  • C

    Liệt kê

  • D

    Đối

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản và các biện pháp tu từ từ vựng đã học.

Lời giải chi tiết :

Biện pháp: liệt kê

Tác dụng: Nhấn mạnh vào những điều làm cho bản thân, cuộc sống tốt đẹp hơn.

Câu 1.4

Thông điệp của văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A

    Thông điệp về sai lầm và sửa chữa sai lầm

  • B

    Thông điệp về tình yêu thương con người

  • C

    Thông điệp về sự cho đi, cống hiến cho cuộc sống

  • D

    Thông điệp về con người cần phải trải qua quá trình rèn luyện để trưởng thành

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Thông điệp về tình yêu thương con người không được nhắc đến trong văn bản trên.

Câu 2 :

Câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” trong bài Thương vợ có nội dung gần với câu ca dao nào nhất?

  • A.

    Nước non lận đận một mình / Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

  • B.

    Con cò lặn lội bờ sông / Ghánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.

  • C.

    Con cò mà đi ăn đêm / Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

  • D.

    Cái cò là cái cò con / Mẹ đi xúc tép để con ở nhà.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

So sánh nội dung của câu thơ trong bài thơ với câu ca dao.

Lời giải chi tiết :

Câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” có nội dung gần với câu ca dao “Con cò lặn lội bờ sông/ Ghánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”.

Câu 3 :

Chi tiết nào không xuất hiện trong cảnh phố huyện lúc chiều tàn?

  • A.

    Chân trời phương Tây đỏ rực như lửa cháy

  • B.

    Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn

  • C.

    Vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những cành cây

  • D.

    Màu đen của những dãy tre làng cắt hinh rõ rệt trên nền trời

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Màu sắc được miêu tả trong cảnh ngày tàn:

- Chân trời phương Tây đỏ rực như lửa cháy

- Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn

- Màu đen của những dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời

=> Âm thanh và màu sắc gợi nỗi buồn thấm thía, cảm giác tàn lụi.

Câu 4 :

Tác giả Nguyễn Tuân không dùng hình ảnh nào để miêu tả về viên quản ngục trong tác phẩm chữ người tử tù:

  • A.

    “Người có tâm điền tốt và thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”

  • B.

    “Một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”

  • C.

    “Một đóa sen thơm tinh khiết bị ném vào giữa hôi hám bùn nhơ”

  • D.

    “Cái thuần khiết bị đày vào giữa đống cặn bã”

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh sai: “Một đóa sen thơm tinh khiết bị ném vào giữa hôi hám bùn nhơ”

Câu 5 :

Các từ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: "Hỡi ôi, Khá thương thay, Ôi thôi thôi, Hỡi ôi thương thay" có ý nghĩa gì?

  • A.

    Là những từ thể hiện tình cảm tiếc thương của người đứng tế đối với người đã mất

  • B.

    Là những từ mở đầu cho những bước ngoặt trong cuộc đời của người đã mất

  • C.

    Là những từ bắt buộc phải có trong hình thức của bài văn tế, không có giá trị nội dung.

  • D.

    Là những tiếng hô to để tạo sự chú ý của người nghe về những điểm nhấn trong cuộc đời người đã mất

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đây là những từ cảm thán, chúng có giá trị biểu đạt gì?

Lời giải chi tiết :

Những từ trên thể hiện tình cảm thương tiếc của người đứng tế đối với người đã mất

Câu 6 :

Bài thơ Khóc Dương Khuê ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Năm 1902, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn

  • B.

    Năm 1903, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn

  • C.

    Năm 1904, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn

  • D.

    Năm 1905, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Năm 1902, khi nghe tin Dương Khuê mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn.

Câu 7 :

Nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” mang ý nghĩa:

  • A.

    Thể hiện sự châm biếm, mỉa mai

  • B.

    Thể hiện sự mâu thuẫn, đối lập tạo nên tiếng cười bi hài

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa nhan đề:

- Nhan đề xuất hiện như một sự châm biếm, mỉa mai: tang gia mà lại hạnh phúc

- Nhan đề thể hiện sự đối lập, mâu thuẫn tạo nên tiếng cười bi hài: Một bên là sự tang thương, mất mát đáng lẽ phải đau buồn lại song hành với hạnh phúc, niềm vui

=> Nhan đề là dự báo một màn hài kịch sắp diễn ra với nhiều nghịch lí và những pha “cười ra nước mắt”

Câu 8 :

Trần Tế Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói lên điều gì?

  • A.

    Tình cảm của tác giả gắn với quê hương, ruộng đồng

  • B.

    Sự vất vả, lận đận của mình

  • C.

    Những người nông dân nghèo khổ

  • D.

    Gợi liên tưởng về thân phận vất vả, khổ cực của bà Tú cũng như những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, Tú Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú: thân cò lầm lũi gợi liên tưởng về thân phận vất vả, khổ cực của bà Tú cũng như những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa.

Câu 9 :

Đáp án không phải mẫu người lí tưởng trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?

  • A.

    Con người nhân hậu

  • B.

    Con người ngay thẳng, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế.

  • C.

    Con người thủy chung

  • D.

    Con người gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu mang nặng tư tưởng đạo dức nhân nghĩa. Đạo lí làm người của ông mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho. Vì vậy, mẫu người lí tưởng trong các sáng tác của ông là con người nhân hậu, ngay thẳng, thủy chung, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế.

Câu 10 :

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 phát triển dưới chế độ xã hội nào ?

  • A.

    Phong kiến

  • B.

    Thực dân, phong kiến

  • C.

    Thực dân, nửa phong kiến

  • D.

    Nửa thực dân, nửa phong kiến

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945

Lời giải chi tiết :

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 phát triển dưới chế độ xã hội thực dân, nửa phong kiến.

Câu 11 :

Luận điểm chính của Vào phủ chúa Trịnh ?

  • A.

    Quang cảnh trong phủ chúa

  • B.

    Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa

  • C.

    Thái độ và tâm trạng của tác giả khi vào phủ chúa Trịnh

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Vào phủ chúa Trịnh miêu tả quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa. Qua đó, tác giả thể hiện thái độ của mình trước cảnh “xa hoa” và tâm trạng khi kê đơn cho thế tử.

Câu 12 :

Ngữ cảnh là:

  • A.

    Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ (văn bản) được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó.

  • B.

    Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó lời nói được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó.

  • C.

    Ngữ cảnh là hoàn cảnh giao tiếp trong đời sống hàng ngày.

  • D.

    Ngữ cảnh sản sinh ra sản phầm ngôn ngữ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ (văn bản) được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó.

Câu 13 :

Bản tin dưới đây thuộc loại tin nào?

“Sáng 19/8, không ghi nhận ca mắc COVID1-19, đang có 100 ca âm tính từ 1 đến 3 lần với SARS-CoV-2”.

  • A.

    Tin vắn

  • B.

    Tin thường

  • C.

    Tin tường thuật

  • D.

    Tin tổng hợp

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bản tin trên thuộc tin thường

Câu 14 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Hai đứa trẻ là tác phẩm giàu chất thơ”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

- Khái niệm "chất thơ": chất thơ là một thuật ngữ lý luận chỉ một phẩm chất đặc biệt của văn xuôi. Tác phẩm văn xuôi được xem là có chất thơ khi nội dung của nó đi sâu vào trạng thái cảm xúc, diễn tả diễn biến trong trạng thái chủ quan với những rung động tinh tế. Chất thơ còn nằm trong hình thức thể hiện. Đó là tính nhạc, sự hàm xúc của ngôn từ, đó là sự linh hoạt của các thủ pháp nghệ thuật tạo cho giọng văn, lời văn sức truyền cảm lớn.

- Nội dung và nghệ thuật được biểu hiện như thế nào?

Lời giải chi tiết :

- Khái niệm chất thơ: chất thơ là một thuật ngữ lý luận chỉ một phẩm chất đặc biệt của văn xuôi. Tác phẩm văn xuôi được xem là có chất thơ khi nội dung của nó đi sâu vào trạng thái cảm xúc, diễn tả diễn biến trong trạng thái chủ quan với những rung động tinh tế. Chất thơ còn nằm trong hình thức thể hiện. Đó là tính nhạc, sự hàm xúc của ngôn từ, đó là sự linh hoạt của các thủ pháp nghệ thuật tạo cho giọng văn, lời văn sức truyền cảm lớn.

Hai đứa trẻ là tác phẩm giàu chất thơ

Chứng minh:

Nội dung: Thạch Lam chú ý khai thác và biểu hiện một cách tinh tế mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật Liên. Ở nhân vật Liên có vẻ đẹp của tâm hồm trẻ thơ trong sáng và thuần khiết, tự nhiên như chưa từng chịu tác động tiêu cực nào của cuộc sống

+ Những rung động tinh tế trước cuộc sống xung quanh

+ Hoài niệm về quá khứ và mơ mộng với đoàn tàu

+ Lòng trắc ẩn đối với cảnh ngộ đáng thương

Nghệ thuật:

+ Thạch Lam đã sử dụng một bút pháp trữ tình đặc sắc trong lời kể, giọng kể, một bút pháp hoà hợp sự trong sáng, chính xác và dịu dàng, hoà hợp sự kín đáo và giản dị như một lời thủ thỉ vừa phải, êm đềm nhỏ nhẹ nhưng có thể phân biệt được từng âm vị.

+ Văn phong bình dị, câu văn ngắn, nhịp văn chậm rãi, thong thả.

Câu 15 :

Cách làm khi phân tích:

  • A.

    Khám phá chức năng biểu hiện của các chi tiết.

  • B.

    Dùng phép liên tưởng để mở rộng nội dung, ý nghĩa.

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng.

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cách làm:

- Khám phá chức năng biểu hiện của các chi tiết

- Dùng phép liên tưởng để mở rộng nội dung, ý nghĩa

Câu 16 :

Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là:

  • A.

    Huấn Cao đứng đầu một cuộc tạo phản chống lại triều đình.

  • B.

    Cuộc gặp gỡ tình cờ, éo le và trở thành tri âm, tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt giữa Huấn Cao và quản ngục.

  • C.

    Cảnh cho chữ, một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tình huống truyện: Huấn Cao – một tử tù và viên quản ngục tình cờ gặp nhau và trở thành tri âm, tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt: nhà lao nơi quản ngục làm việc.

Câu 17 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:

Giải thích

Phân tích

Chứng minh

Bình luận

Bác bỏ

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề

Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

Đáp án

Giải thích

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

Phân tích

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Chứng minh

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

Bình luận

Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề

Bác bỏ

Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai

Phương pháp giải :

Xem lại các thao tác lập luận trong văn nghị luận.

Lời giải chi tiết :

Các thao tác lập luận trong văn nghị luận:

- Giải thích: là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

- Phân tích: là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu vào xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

- Chứng minh: dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng to đối tượng.

- Bình luận: bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề.

Bác bỏ: trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai.

Câu 18 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nhận định sau về bài thơ Thu điếu đúng hay sai?

“Cảnh sắc mùa thu đẹp nhưng tĩnh lặng vắng bóng người, vắng cả âm thanh dù đó là sự chuyển động nhưng đó là sự chuyển động rất khẽ khàng và cả tiếng cá đớp mồi cũng không làm không gian xao động”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

 

- Nhận định đúng.

Giải thích:

+ Không gian mùa thu tĩnh lặng, phảng phất buồn

+ Câu thơ cuối tạo được một tiếng động duy nhất “Cá đớp động dưới chân bèo”, không phá vỡ cái tĩnh lặng, ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật

=> Cảnh sắc mùa thu đẹp nhưng tĩnh lặng vắng bóng người, vắng cả âm thanh dù đó là sự chuyển động nhưng đó là sự chuyển động rất khẽ khàng và cả tiếng cá đớp mồi cũng không làm không gian xao động.

Câu 19 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Em hãy sắp xếp lại vị trí các câu thơ sau trong bài thơ Bài ca

ngất ngưởng:

A.“Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Được mất dương dương người tái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không tiên, không vướng tục”

B.“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”

C.“Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”

Đáp án

C.“Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”

A.“Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Được mất dương dương người tái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không tiên, không vướng tục”

B.“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Bài ca ngất ngưởng:

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Được mất dương dương người tái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không tiên, không vướng tục

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”

Câu 20 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau đúng hay sai?

“Chí Phèo là một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam trung đại, một truyện ngắn có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, chứng tỏ trình độ nghệ thuật bậc thầy của một nhà văn lớn”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

- Sai

- Chí Phèo là một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, một truyện ngắn có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, chứng tỏ trình độ nghệ thuật bậc thầy của một nhà văn lớn.

Câu 21 :

Đoạn trích Lẽ ghét thương được trích từ tác phẩm nào?

  • A.

    Ngư, tiều y thuật vấn đáp – Nguyễn Đình Chiểu

  • B.

    Dương Từ - Hà Mậu – Nguyễn Đình Chiểu

  • C.

    Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu

  • D.

    Chạy giặc – Nguyễn Đình Chiểu

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích Lẽ ghét thương được trích từ tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)

Câu 22 :

Đáp án nào dưới đây không phải là phân loại của bản tin?

  • A.

    Tin vắn

  • B.

    Tin thường

  • C.

    Tin tường thuật

  • D.

    Phóng sự

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bản tin có nhiều loại: tin vắn, tin thường, tin tường thuật, tin tổng hợp.

Câu 23 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung dưới đây đúng hay sai?

“Bài thơ Thu điếu thể hiện một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín và sâu sắc”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Nguyễn Khuyến nói chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu, trời thu vào cõi lòng. Không gian thu tĩnh lặng, khiến ta cảm nhận về nỗi cô đơn, man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân. Nguyễn Khuyến có một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thần kín mà sâu sắc.

Câu 24 :

Câu nào dưới đây đúng về thể loại chiếu?

  • A.

    Một thể loại văn học lịch sử trung đại để ghi công tích các bậc danh nhân, anh hùng hoặc các sự kiện lịch sử,…

  • B.

    Một thể văn thư nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân

  • C.

    Một thể văn thư bề tôi viết đưa lên nhà vua để bày tỏ một điều gì đó với lời lẽ cung kính.

  • D.

    Một loại văn nghị luận cổ, thường do vua chúa ban ra đề triều đình và nhân dân thực hiện. Có thể do đích thân nhà vua viết nhưng thường do các văn tài võ lược viết thay vua.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chiếu thuộc loại văn nghị luận cổ, thường do vua chúa ban ra đề triều đình và nhân dân thực hiện. Có thể do đích thân nhà vua viết nhưng thường do các văn tài võ lược viết thay vua.

Câu 25 :

Từ “trơ” trong câu thơ “Tro cái hồng nhan với nước non” thể hiện:

  • A.

    Thể hiện bản lĩnh của nhân vật trữ tình

  • B.

    Sự thách thức của nhân vật trữ tình

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu thơ không hẳn chỉ có nỗi đau, mà còn thể hiện bản lĩnh của nhân vật trữ tình. Bản lĩnh ấy thể hiện ngay trong chữ “trơ” như là một sự thách thức vậy.  Từ “trơ” kết hợp với “nước non” thể hiện sự bền gan, sự thách đố.

Câu 26 :

Đề tài của bài thơ Thương vợ là:

  • A.

    Viết về vợ nhà thơ

  • B.

    Viết về người phụ nữ

  • C.

    Viết về tình cảm gia đình

  • D.

    Viết về tình yêu lứa đôi

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong sáng tác của Tú Xương, ông dành hẳn một đề tài về bà Tú, bao gồm cả thơ, văn tế, câu đối. Thương vợ là một trong những bài thơ hay nhất của Tú Xương viết về bà Tú.

Câu 27 :

Chí Phèo được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1941

  • B.

    1942

  • C.

    1943

  • D.

    1944

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chí Phèo được sáng tác năm 1941.

Câu 28 :

Khi trả lời phỏng vấn, người trả lời cần:

  • A.

    Cung cấp đầy đủ những thông tin trung thực, phù hợp với chủ đề phỏng vấn

  • B.

    Câu trả lời rõ ràng

  • C.

    Cả hai đáp án trên

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn: Người trả lời phỏng vấn cần cung cấp đầy đủ những thông tin trung thực, phù hợp với chủ đề phỏng vấn. Câu trả lời cần rõ ràng và cố găng được trình bày sao cho hấp dẫn.

Câu 29 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây?

Xuống tới cầu Mê Tức, phần thì mệt, phần thì mỏi cẳng, nên Trần Văn Sửu ngồi dựa cầu mà nghỉ. Trên trời trăng thanh vằng vặc; dưới sông dòng bích nao nao. Cảnh im lìm, mà lòng lại bồi hồi; con vui sướng, còn cha thì sầu não. […] Bây giờ mình biết rõ nó thương mình, nó còn kính trọng mình, mà nó lại gần được sung sướng hết thảy nữa, vậy thì nên chết rồi, chết mới quên hết được việc cũ, chết đặng hết buồn rầu cực khổ nữa”.

  • A.

    Tâm trạng của Trần Văn Sửu trên cầu Mê Tức

  • B.

    Cuộc gặp gỡ cảm động của hai cha con

  • C.

    Hai cha con trở về Phú Tiên

  • D.

    Trần Văn Sửu được ân xá

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Tâm trạng Trần Văn Sửu trên cầu Mê Tức.

Câu 30 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:

Giải thích

Phân tích

Chứng minh

So sánh

Bình luận

Bác bỏ

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề

Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.

Đáp án

Giải thích

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề

Phân tích

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Chứng minh

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

So sánh

Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.

Bình luận

Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề

Bác bỏ

Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai

Phương pháp giải :

Xem lại các thao tác lập luận trong văn nghị luận

Lời giải chi tiết :

Các thao tác lập luận trong văn nghị luận:

- Giải thích: là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

- Phân tích: là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu vào xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

- Chứng minh: dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng to đối tượng.

- Bình luận: bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề.

- Bác bỏ: trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai.

- So sánh: là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật, hiện tượng ấy.

Câu 31 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Nội dung nào không đúng về cuộc chiến đấu chống kẻ thù của nghĩa sĩ Cần Giuộc?

Cuộc khởi nghĩa có quy củ, có sự chuẩn bị từ lâu.

Binh thư, binh pháp không quen, không biết.

Vũ khí chiến đấu thô sơ.

Lực lượng không quen binh đao.

Người nông dân chờ đợi thời cơ chín muồi để vùng lên khởi nghĩa, giành lại quê hương.

Người nghĩa sĩ chiến đấu theo tình cảm tự nhiên, không tính toán, quả cảm, khí thế vũ bão

Đáp án

Cuộc khởi nghĩa có quy củ, có sự chuẩn bị từ lâu.

Người nông dân chờ đợi thời cơ chín muồi để vùng lên khởi nghĩa, giành lại quê hương.

Lời giải chi tiết :

Cuộc chiến đấu với kẻ thù của nghĩa sĩ cần Giuộc:

- Điều kiện chiến đấu:

+ Lực lượng không quan binh đao

+ Vũ khí thô sơ

+ Binh thư, binh pháp không quen, không biết

- Chiến đấu: theo tình cảm tự nhiên, không tính toán, quả cảm, khí thế vũ bão.

Câu 32 :

Qúa trình hiện đại hóa được chia làm mấy giai đoạn?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quá trình hiện đại hóa chia làm ba giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920)

- Giai đoạn thứ hai ( khoảng từ năm 1920 đến năm 1930)

- Giai đoạn thứ ba ( khoảng từ năm 1930 đến năm 1945)

Câu 33 :

Đáp án không phải là đặc điểm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu?

  • A.

    Ông thường sáng tác bằng chữ Nôm, ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức gợi cảm.

  • B.

    Ông là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh người nông dân trong văn học Việt

  • C.

    Vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian

  • D.

    Ông đề cao tư tưởng Nho gia

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian là nghệ thuật trong bài Thương vợ của Tú Xương.

Câu 34 :

Đáp án không phải các cách so sánh?

  • A.

    Đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất

  • B.

    So sánh tương đồng

  • C.

    So sánh tương phản

  • D.

    So sánh các yếu tố trong nội bộ đối tượng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các cách so sánh:

- So sánh tương đồng, so sánh tương phản

- So sánh các yếu tố trong nội bộ đối tượng

Câu 35 :

Cụ cố Hồng có mối quan hệ như thế nào với người quá cố?

  • A.

    Con trai

  • B.

    Con rể

  • C.

    Cháu trai

  • D.

    Cháu rể

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Cụ cố Hồng là con trai của cụ cố tổ.

Câu 36 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Tích vào đáp án  không phải phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến?

Ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến rất phong phú không chỉ trong cách nói mà còn rất mỹ lệ, gợi cảm trong cách miêu tả.

Ngôn ngữ trào phúng của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, hóm hỉnh, nhiều cung bậc.

Nguyễn Khuyến sử dụng vốn ngôn ngữ bình dân nhưng không hề rơi vào sự thông tục hóa, cảnh nào cũng được vẽ, được chạm khắc thần tình đạt đến mức nghệ thuật.

Thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.

Thơ Nguyễn Khuyến là thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.

Đáp án

Thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.

Thơ Nguyễn Khuyến là thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.

Lời giải chi tiết :

- Thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế là phong cách nghệ thuật của Hồ Xuân Hương.

- Thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian là phong cách nghệ thuật của Tú Xương.

Câu 37 :

Trong đoạn thơ :

Lặn lội thân cò khi quãng văng

Eo seo mặt nước buổi đò đông

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

(Trần Tế Xương, Thương vợ)

có mấy thành ngữ ?

  • A.

    Hai

  • B.

    Ba

  • C.

    Bốn

  • D.

    Năm

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm thành ngữ và tác phẩm Thương vợ

Lời giải chi tiết :

Có hai thành ngữ:

- Thành ngữ: Một duyên hai nợ

- Thành ngữ: Năm nắm mười mưa

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.