Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 11>
Tải vềĐáp án và lời giải chi tiết Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 11
Đề bài
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con.
(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên (0,5 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ (1 điểm)
Câu 3: Nêu hai biện pháp tu từ tác giả sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ trên (0,5 điểm)
Câu 4: Hai dòng thơ: “Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con” biểu đạt vấn đề gì? Trả lời trong khoảng 5–7 dòng (1 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Phân tích cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
Lời giải chi tiết
Phần I. Đọc hiểu
Câu 1:
* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ
* Cách giải:
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
Câu 2:
* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
* Cách giải:
- Qua chuyện cây tre tác giả ngợi ca phẩm chất con người Việt Nam luôn vượt qua khó khăn bằng sức sống bền bỉ, tình yêu thương và tinh thần đoàn kết gắn bó với nhau.
Câu 3:
* Phương pháp: Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học
* Cách giải:
- Ẩn dụ (cây tre ẩn dụ cho con người Việt Nam)
- Nhân hóa (trong các câu: Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm/ Thương nhau tre không ở riêng/ Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cuộc tre nhường cho con).
Câu 4:
* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận
* Cách giải:
Biểu đạt tinh thần chịu thương chịu khó, hi sinh bản thân vì con của cây tre cũng tức là của con người Việt Nam. (Học sinh có thể diễn đạt theo cách khác nhau nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục).
Phần II. Làm văn
*Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
* Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, là một nhà văn có cá tính độc đáo, có thể coi ông là một định nghĩa về người nghệ sĩ.
- Nét nổi bật trong phong cách của Nguyễn Tuân là ở chỗ, Nguyễn Tuân luôn nhìn sự vật ở phương diện văn hóa và mỹ thuật, nhìn con người ở phẩm chất nghệ sĩ và tài hoa. Sáng tác của Nguyễn Tuân thể hiện hài hòa màu sắc cổ điển và hiện đại. Đặc biệt, ông thường có cảm hứng mãnh liệt với cái cá biệt, phi thường, dữ dội và tuyệt mỹ.
- Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in lần đầu tiên năm 1938 trên tạp chí Tao đàn, sau được lựa chọn vào tập truyện Vang và bóng một thời, 1940. Các lần tái bản sau, Vang và bóng một thời được đổi tên là Vang bóng một thời và Dòng chữ cuối cùng được đổi tên là Chữ người tử tù.
2. Phân tích
* Cảnh cho chữ - cảnh tượng xưa nay chưa từng có
- Tóm tắt nội dung chính tác phẩm
- Vị trí của cảnh cho chữ
Tình huống cho chữ chưa từng có
- Địa điểm cho chữ đặc biệt:
+ Thông thường cho chữ ở nơi thư phòng yên tĩnh, không khí trang trọng.
+ Cảnh cho chữ lại diễn ra ở địa điểm nhà tù tối tăm, ẩm thấp, mặt đất đầy phân chuột, phân gián.
- Thời điểm cho chữ:
+ Khi người viết chữ ở vào tâm thế thoải mái, thanh thản, tâm tĩnh để tạo ra nét chữ giàu ý nghĩa.
+ Cảnh cho chữ trong tác phẩm: đêm khuya, thời khắc cuối đời của người cho chữ.
- Vị thế của người cho chữ và người xin chữ có sự đảo lộn
+ Người cho chữ: người sáng tạo ra cái đẹp, ở vị thế của tử tù, người ban phát cái đẹp, giáo dục quản tù
+ Người xin chữ: quản ngục, được giáo dục.
→ Cảnh tượng chưa từng có
Nghệ thuật: Dùng thủ pháp đối lập tương phản để dựng lên song hành cảnh nhà giam và cảnh cho chữ
→ Nhà văn truyền tải thông điệp: sự chiến thắng tất yếu của cái đẹp của cái thiện ở trên cuộc đời này.
- Sự cảm hóa chưa từng có:
+ Lời khuyên của tử tù khuyên quản ngục giữ thiên lương
+ Hành động của quản ngục: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”
Ý nghĩa của cảnh cho chữ:
- Tỏa sáng vẻ đẹp của các nhân vật
- Làm nổi bật giá trị tư tưởng của tác phẩm.
- Tài năng nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân:
+ Phát huy cao độ bút pháp lãng mạn (vượt xa cái nhạt nhòa, tầm thường)
+ Nổi bật nghệ thuật đối lập tương phản
+ Dàn dựng theo nghệ thuật điện ảnh (nhịp điệu chậm rãi, cảnh hiện ra như cuốn phim điện ảnh, mảng tối, sáng, nhân vật hiện lên rõ nét)
+ Từ Hán Việt (dựng lại không khí thời đã qua, cổ kính, trang nghiêm, bi tráng)
3. Kết bài
- Khái quát và mở rộng vấn đề
Loigiaihay.com
- Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 11
- Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 11
- Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 11
- Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 11
- Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 11
>> Xem thêm