Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc… 

(Nguồn http://vietbao.vn ngày 9-5-2014)

Câu 1.1

Xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên? 

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ khoa học

Câu 1.2

Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên? 

  • A.

    Điệp từ

  • B.

    Điêp cấu trúc

  • C.

    So sánh

  • D.

    Nhân hóa

Câu 1.3

Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nào trong cuộc sống?

  • A.

    Người nông dân

  • B.

    Người công nhân

  • C.

    Người buôn bán

  • D.

    Người công nhân, người nông dân

Câu 1.4

Nhan đề phù hợp với đoạn trích trên là:

  • A.

    Người công nhân

  • B.

    Người nông dân

  • C.

    Yêu Tổ quốc tôi

  • D.

    Mồ hôi nơi thao trường

Câu 2 :

Mâu thuẫn chính trong đoạn trích Tình yêu và thù hận:

  • A.

    Mâu thuẫn giữa các thế hệ khác nhau ở hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét

  • B.

    Mâu thuẫn giữa các thế hệ khác nhau ở dòng hộ Môn-ta-ghiu

  • C.

    Mâu thuẫn giữa tình yêu của đôi trai gái với mối thù truyền kiếp của hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-pu-lét

  • D.

    Mâu thuẫn giữa tình yêu của đôi trai gái với các định kiến xã hội

Câu 3 :

Nguyễn Đình Chiểu được xem là nhà thơ tiêu biểu nhất cho dòng văn chương đạo đức, ngoài ra còn được xem là:

  • A.

    Người đi tiên phong trong việc làm giàu có ngôn ngữ đặc trưng Nam Bộ.

  • B.

    Người đi tiên phong trong các tác giả Nam Bộ đưa văn học Nam Bộ hoà            vào dòng chảy chung của văn học nước nhà.

  • C.

    Là lá cờ đầu của văn thơ chống ngoại xâm thời thuộc Pháp.

  • D.

    Là người có số phận bất hạnh nhưng trái tim vô cùng quả cảm.

        

Câu 4 :

Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:

Giải thích

Phân tích

Chứng minh

Bình luận

Bác bỏ

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề

Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

Câu 5 :

Nối phần phiên âm ở cột A với dịch nghĩa ở cột B sao cho phù hợp:

A. Trường sa phục trường sa,

     Nhất bộ nhất hồi khước

     Nhật nhập hành vị dĩ,

     Khách tử lệ giao lạc.

B. Trường sa trường sa nại cừ hà?

    Thản lộ mang mang úy lộ đa

    Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca,

    Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp,

    Nam sơn chi nam ba vạn cấp.

    Quân hồ vi hồ sa thượng lập

C. Quân bất học tiên gia mĩ thụy ông,

    Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng!

    Cổ lai danh lợi nhân,

    Bôn tẩu lộ đồ trung.

    Phong tiền tửu điếm hữu mĩ tửu,

    Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng.

1. Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phái nam núi Nam, sóng dào dạt.

Anh đứng làm chi trên bãi cát?

2. Bãi cát lại bãi cát dài.

Đi một bước như lùi một bước.

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi

3. Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôi vơi!

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trên đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Câu 6 :

Thể loại văn học nào sau đây không đúng với Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ?

  • A.

    Ca trù

  • B.

    Hát nói

  • C.

    Hát xoan (hát xuân)

  • D.

    Hát ả đào

Câu 7 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây (trích Vi hành – Nguyễn Ái Quốc):

- Hắn đấy!

- Đâu phải!

- Đúng mà! Anh đã bảo là chính hắn đấy.

[…]

Bên những bậc cải trang vĩ đại ấy muốn đi sâu vào cuộc sống của nhân dân, ngày nay còn có những ông hoàng, ông chúa, để tiện việc riêng và những lí do không cao thượng bằng, cũng “vi hành” đấy.

Cuộc trò chuyện của đôi trai gái trên chuyến tàu ngầm

Nhận định và thái độ mỉa mai đối với vua Khải Định

Câu 8 :

Hai câu luận trong Thương vợ đã sử dụng sáng tạo:

  • A.

    Thành ngữ “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

  • B.

    Tục ngữ “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

  • C.

    Ca dao “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

  • D.

    Danh ngôn “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

Câu 9 :

Hãy sắp xếp lại trình tự thao tác lập luận so sánh:

Làm rõ bản chất, đặc điểm đối tượng

Xác định nội dung, đối tượng.

Tìm điểm tương đồng và điểm tương phản căn cứ vào một bình diện, một tiêu chí thống nhất.

Xác định mục đích so sánh

Câu 10 :

Tập Nắng trong vườn được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1937

  • B.

    1938

  • C.

    1941

  • D.

    1942

Câu 11 :

Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương là một bài thơ kết hợp hai yếu tố: trữ tình và trào phúng. Anh (chị) hãy cho biết giá trị châm biếm của bài thơ bộc lộc rõ nét nhất qua hai câu thơ nào?

  • A.

    Hai câu đề

  • B.

    Hai câu thực

  • C.

    Hai câu luận

  • D.

    Hai câu kết

Câu 12 :

Câu thơ “Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!/ Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Điệp ngữ

Câu hỏi tu từ

Hoán dụ

Nhân hóa

Tất cả các đáp án trên

Đáp án A và B

Câu 13 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Chí Phèo là một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam trung đại, một truyện ngắn có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, chứng tỏ trình độ nghệ thuật bậc thầy của một nhà văn lớn”

Đúng
Sai
Câu 14 :

Tác phẩm Chữ người tử tù được sáng tác sau Cách mạng tháng Tám. Đúng hay sai?

Đúng

Sai
Câu 15 :

Vịnh khoa thi Hương – Trần Tế Xương thuộc thơ:

  • A.

    Thơ trữ tình

  • B.

    Thơ trào phúng

  • C.

    Thơ tự sự

  • D.

    Thơ văn xuôi

Câu 16 :

Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:

Giải thích

Phân tích

Chứng minh

So sánh

Bình luận

Bác bỏ

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề

Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.

Câu 17 :

Những mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là:

  • A.

    Mâu thuẫn giữa cuộc sống xa hoa, trụy lạc của Lê Tương Dực với cuộc sống khốn khổ của người nông dân

  • B.

    Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy của Vũ Như Tô và lợi ích thiết thực của nhân dân

  • C.

    Mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 18 :

Câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    Đảo ngữ

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    So sánh

  • D.

    Hoán dụ

Câu 19 :

Chi tiết sau đây thuộc phần nào của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh?

Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên rà làm nguồn gốc cho cái hậu thiện...".

A. Phần 1: Cuộc sống nơi phủ chúa

B. Phần 2: Cảnh Lễ Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán

Câu 20 :

Đối tượng phân tích trong bộ môn văn học là:

Một nhận định, một văn bản

Tác phẩm, một phần tác phẩm

Nhân vật, các yếu tố cụ thể

Hình tượng

Tất cả các phương án trên

Câu 21 :

Nội dung nào dưới đây không đúng về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu?

  • A.

    Cuộc đời ông gặp nhiều mất mát, gian truân.

  • B.

    Trên đường trở về chịu tang mẹ, vì thời tiết thất thường, vất vả khóc thương nhiều nên ông bị bệnh. Nhưng sau đó chữa khỏi được.

  • C.

    Nguyễn Đình Chiểu bị hôn thê bội ước

  • D.

    Sau khi đóng cửa chịu tang, ông mở trường dạy học và làm thuốc.

Câu 22 :

Câu thoại “Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây” của Giu-li-ét trích trong Tình yêu và thù hận thể hiện điều gì?

  • A.

    Nàng lo lắng rằng sự xuất hiện của Rô-mê-ô sẽ ảnh hưởng đến mình

  • B.

    Nàng tế nhị chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô

  • C.

    Nàng không thể vượt qua mối hận thù của hai bên dòng họ mà đến với Rô-mê-ô

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 23 :

Vì sao Vũ Như Tô thất bại, không thể xây xong Cửu Trùng Đài?

  • A.

    Vũ Như Tô không đủ tài năng

  • B.

    Vũ Như Tô không đủ nguồn lực xây Cửu Trùng Đài

  • C.

    Cửu Trùng Đài không phục vụ cho lợi ích của nhân dân, xây Cửu Trùng Đài khiến nhân dân đói khổ, lầm than

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 24 :

Ban đầu tác phẩm Chí Phèo có tên là?

  • A.

    Chí Phèo

  • B.

    Đôi lứa xứng đôi

  • C.

    Luống cày

  • D.

    Cái lò gạch cũ

Câu 25 :

Đáp án không phải đặc điểm của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945?

  • A.

    Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa

  • B.

    Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển

  • C.

    Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng

  • D.

    Xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa

Câu 26 :

Các từ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: "Hỡi ôi, Khá thương thay, Ôi thôi thôi, Hỡi ôi thương thay" có ý nghĩa gì?

  • A.

    Là những từ thể hiện tình cảm tiếc thương của người đứng tế đối với người đã mất

  • B.

    Là những từ mở đầu cho những bước ngoặt trong cuộc đời của người đã mất

  • C.

    Là những từ bắt buộc phải có trong hình thức của bài văn tế, không có giá trị nội dung.

  • D.

    Là những tiếng hô to để tạo sự chú ý của người nghe về những điểm nhấn trong cuộc đời người đã mất

Câu 27 :

Truyện cổ tích thuộc:

  • A.

    Văn học dân gian

  • B.

    Văn học trung đại

  • C.

    Văn học hiện đại

  • D.

    Văn học cận hiện đại

Câu 28 :

Trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, câu nào sau đây là lời nhận xét của Lê Hữu Trác về bệnh của thế tử Trịnh Cán?

  • A.

    Do thế tử đam mê tửu sắc

  • B.

    Do thế tử u uất về tình duyên trắc trở

  • C.

    Là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi

  • D.

    Do thế tử u uất vì chưa được truyền ngôi

Câu 29 :

Nhận định sau đây về hai câu đề bài thơ Thương vợ đúng hay sai?

“Chồng cũng là một đứa con còn dại, phải nuôi. Đếm con, năm con chứ ai lại đếm chồng, một chồng – tại vì phải nuôi như nuôi con cho nên mới liệt ngang hàng mà đếm để nuôi đủ”.

Đúng
Sai
Câu 30 :

Nhận định sau về bài thơ Thu điếu đúng hay sai?

“Cảnh sắc mùa thu đẹp nhưng tĩnh lặng vắng bóng người, vắng cả âm thanh dù đó là sự chuyển động nhưng đó là sự chuyển động rất khẽ khàng và cả tiếng cá đớp mồi cũng không làm không gian xao động”

Đúng
Sai
Câu 31 :

Chiếu cầu hiền ra đời trong hoàn cảnh đất nước như thế nào?

  • A.

    Khi triều đại Lê – Trịnh sụp đổ

  • B.

    Khi Trịnh Sâm lên ngôi vua

  • C.

    Khi Nguyễn Huệ lên ngôi vua

  • D.

    Khi triều đại Tây Sơn sụp đổ

Câu 32 :

“ Hai câu cuối thể hiện niềm thành kính thiêng liêng, giọt nước mắt chân thành của Nguyễn Đình Chiểu trước hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc”

Đúng
Sai
Câu 33 :

Vũ Trọng Phụng xuất thân trong một gia đình như thế nào?

  • A.

    Gia đình quan lại

  • B.

    Gia đình có truyền thống nho học

  • C.

    Gia đình nghèo khó

  • D.

    Gia đình có truyền thống yêu nước

Câu 34 :

Tích vào hình ảnh không xuất hiện trong sáu câu thơ đầu bài thơ Thu điếu?

Ao nhỏ trong veo

Thuyền câu

Sóng biếc

Tầng mây

Ngõ trúc

Lá vàng

Ánh mặt trời

Câu 35 :

Ông Quán là biểu tượng của tình cảm yêu ghét, phân minh trong sáng của ai?

  • A.

    Tác giả Nguyễn Đình Chiểu

  • B.

    Quần chúng

  • C.

    Lục Vân Tiên

  • D.

    Bùi Kiệm

Câu 36 :

Bài thơ Tự tình được xuất xứ từ tập thơ Lưu hương kí. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 37 :

Điểm giống nhau giữa bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” (Nguyễn Công Trứ) và bài thơ “Sa hành đoản ca” (Cao Bá Quát) là gì?

Đều bộc lộ bản lĩnh, phong cách cá nhân

Đều bộ lộ nhân cách của những nhà Nho chân chính, biết lễ nghĩa, lo nghĩ cho quyền lợi của đất nước, nhân dân.

Đều là thể hát nói

Tất cả đều đúng

Đáp án A và B

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc… 

(Nguồn http://vietbao.vn ngày 9-5-2014)

Câu 1.1

Xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên? 

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ khoa học

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại các phương cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 1.2

Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên? 

  • A.

    Điệp từ

  • B.

    Điêp cấu trúc

  • C.

    So sánh

  • D.

    Nhân hóa

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc câu: Mồ hôi rơi…

Câu 1.3

Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nào trong cuộc sống?

  • A.

    Người nông dân

  • B.

    Người công nhân

  • C.

    Người buôn bán

  • D.

    Người công nhân, người nông dân

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức đời sống

Lời giải chi tiết :

Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến người nông dân, công nhân trong cuộc sống.

Câu 1.4

Nhan đề phù hợp với đoạn trích trên là:

  • A.

    Người công nhân

  • B.

    Người nông dân

  • C.

    Yêu Tổ quốc tôi

  • D.

    Mồ hôi nơi thao trường

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Nhan đề: Yêu Tổ quốc; Tổ quốc của tôi,…

Câu 2 :

Mâu thuẫn chính trong đoạn trích Tình yêu và thù hận:

  • A.

    Mâu thuẫn giữa các thế hệ khác nhau ở hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét

  • B.

    Mâu thuẫn giữa các thế hệ khác nhau ở dòng hộ Môn-ta-ghiu

  • C.

    Mâu thuẫn giữa tình yêu của đôi trai gái với mối thù truyền kiếp của hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-pu-lét

  • D.

    Mâu thuẫn giữa tình yêu của đôi trai gái với các định kiến xã hội

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Mâu thuẫn giữa tình yêu của đôi trai gái với mối thù truyền kiếp của hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-pu-lét.

Câu 3 :

Nguyễn Đình Chiểu được xem là nhà thơ tiêu biểu nhất cho dòng văn chương đạo đức, ngoài ra còn được xem là:

  • A.

    Người đi tiên phong trong việc làm giàu có ngôn ngữ đặc trưng Nam Bộ.

  • B.

    Người đi tiên phong trong các tác giả Nam Bộ đưa văn học Nam Bộ hoà            vào dòng chảy chung của văn học nước nhà.

  • C.

    Là lá cờ đầu của văn thơ chống ngoại xâm thời thuộc Pháp.

  • D.

    Là người có số phận bất hạnh nhưng trái tim vô cùng quả cảm.

        

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bài Chạy giặc là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Đình Chiểu được xem là lá cờ đầu của văn thơ chống ngoại xâm thời Pháp thuộc.

Câu 4 :

Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:

Giải thích

Phân tích

Chứng minh

Bình luận

Bác bỏ

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề

Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

Đáp án

Giải thích

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

Phân tích

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Chứng minh

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

Bình luận

Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề

Bác bỏ

Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai

Phương pháp giải :

Xem lại các thao tác lập luận trong văn nghị luận.

Lời giải chi tiết :

Các thao tác lập luận trong văn nghị luận:

- Giải thích: là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

- Phân tích: là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu vào xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

- Chứng minh: dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng to đối tượng.

- Bình luận: bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề.

Bác bỏ: trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai.

Câu 5 :

Nối phần phiên âm ở cột A với dịch nghĩa ở cột B sao cho phù hợp:

A. Trường sa phục trường sa,

     Nhất bộ nhất hồi khước

     Nhật nhập hành vị dĩ,

     Khách tử lệ giao lạc.

B. Trường sa trường sa nại cừ hà?

    Thản lộ mang mang úy lộ đa

    Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca,

    Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp,

    Nam sơn chi nam ba vạn cấp.

    Quân hồ vi hồ sa thượng lập

C. Quân bất học tiên gia mĩ thụy ông,

    Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng!

    Cổ lai danh lợi nhân,

    Bôn tẩu lộ đồ trung.

    Phong tiền tửu điếm hữu mĩ tửu,

    Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng.

1. Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phái nam núi Nam, sóng dào dạt.

Anh đứng làm chi trên bãi cát?

2. Bãi cát lại bãi cát dài.

Đi một bước như lùi một bước.

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi

3. Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôi vơi!

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trên đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Đáp án

A. Trường sa phục trường sa,

     Nhất bộ nhất hồi khước

     Nhật nhập hành vị dĩ,

     Khách tử lệ giao lạc.

2. Bãi cát lại bãi cát dài.

Đi một bước như lùi một bước.

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi

B. Trường sa trường sa nại cừ hà?

    Thản lộ mang mang úy lộ đa

    Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca,

    Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp,

    Nam sơn chi nam ba vạn cấp.

    Quân hồ vi hồ sa thượng lập

1. Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phái nam núi Nam, sóng dào dạt.

Anh đứng làm chi trên bãi cát?

C. Quân bất học tiên gia mĩ thụy ông,

    Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng!

    Cổ lai danh lợi nhân,

    Bôn tẩu lộ đồ trung.

    Phong tiền tửu điếm hữu mĩ tửu,

    Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng.

3. Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôi vơi!

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trên đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Phiên âm:

Trường sa phục trường sa,

Nhất bộ nhất hồi khước.

Nhật nhập hành vị dĩ,

Khách tử lệ giao lạc.

Quân bất học tiên gia mĩ thụy ông,

Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng!

Cổ lai danh lợi nhân,

Bôn tẩu lộ đồ chung.

Phong tiền tửu điếm hữu mĩ tửu,

Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng.

Trường sa, trường sa nại cừ hà?

Thản lộ mang mang úy lộ đa.

Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca,

Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp,

Nam sơn chi nam ba vạn cấp.

Quân hồ vi hồ sa thượng lập?

 

Dịch thơ

Bãi cát dài lại bãi cát dài,

 Đi một bước như lùi một bước.

 Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

 Lữ khách trên đường nước mắt rơi.

 Không học được tiên ông phép ngủ,

 Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trên đường đời.

 Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

 Người say vô số, tỉnh bao người?

 Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

 Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

 Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,

 Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng.

 Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.

 Anh đứng làm chi trên bãi cát?

Câu 6 :

Thể loại văn học nào sau đây không đúng với Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ?

  • A.

    Ca trù

  • B.

    Hát nói

  • C.

    Hát xoan (hát xuân)

  • D.

    Hát ả đào

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hát xoan (hát xuân) không phải thể loại của Bài ca ngất ngưởng.

Câu 7 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây (trích Vi hành – Nguyễn Ái Quốc):

- Hắn đấy!

- Đâu phải!

- Đúng mà! Anh đã bảo là chính hắn đấy.

[…]

Bên những bậc cải trang vĩ đại ấy muốn đi sâu vào cuộc sống của nhân dân, ngày nay còn có những ông hoàng, ông chúa, để tiện việc riêng và những lí do không cao thượng bằng, cũng “vi hành” đấy.

Cuộc trò chuyện của đôi trai gái trên chuyến tàu ngầm

Nhận định và thái độ mỉa mai đối với vua Khải Định

Đáp án

Cuộc trò chuyện của đôi trai gái trên chuyến tàu ngầm

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Cuộc trò chuyện của đôi trai gái trên chuyến tàu điện ngầm.

Câu 8 :

Hai câu luận trong Thương vợ đã sử dụng sáng tạo:

  • A.

    Thành ngữ “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

  • B.

    Tục ngữ “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

  • C.

    Ca dao “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

  • D.

    Danh ngôn “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tú Xương đã vận dụng rất sáng tạo hai thành ngữ “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”, đối xứng nhau hài hòa, màu sắc dân gian đậm đà trong cảm nhận và ngôn ngữ biểu đạt.

Câu 9 :

Hãy sắp xếp lại trình tự thao tác lập luận so sánh:

Làm rõ bản chất, đặc điểm đối tượng

Xác định nội dung, đối tượng.

Tìm điểm tương đồng và điểm tương phản căn cứ vào một bình diện, một tiêu chí thống nhất.

Xác định mục đích so sánh

Đáp án

Xác định nội dung, đối tượng.

Xác định mục đích so sánh

Tìm điểm tương đồng và điểm tương phản căn cứ vào một bình diện, một tiêu chí thống nhất.

Làm rõ bản chất, đặc điểm đối tượng

Lời giải chi tiết :

Trình tự so sánh:

- Xác định nội dung, đối tượng

- Xác định mục đích so sánh

- Tìm điểm tương đồng và điểm tương phản căn cứ vào một bình diện, một tiêu chí thống nhất

- Làm rõ bản chất, đặc điểm đối tượng

Câu 10 :

Tập Nắng trong vườn được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1937

  • B.

    1938

  • C.

    1941

  • D.

    1942

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nắng trong vườn (1938)

Câu 11 :

Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương là một bài thơ kết hợp hai yếu tố: trữ tình và trào phúng. Anh (chị) hãy cho biết giá trị châm biếm của bài thơ bộc lộc rõ nét nhất qua hai câu thơ nào?

  • A.

    Hai câu đề

  • B.

    Hai câu thực

  • C.

    Hai câu luận

  • D.

    Hai câu kết

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hai câu luận bộc lộ rõ nét nhất giá trị châm biếm của bài thơ qua hình ảnh "quan sứ" và "bà đầm", nghệ thuật đối.

Câu 12 :

Câu thơ “Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!/ Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Điệp ngữ

Câu hỏi tu từ

Hoán dụ

Nhân hóa

Tất cả các đáp án trên

Đáp án A và B

Đáp án

Đáp án A và B

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Điệp ngữ “bãi cát dài”

- Câu hỏi tu từ: “tính sao đây?”

Tác dụng : nhấn mạnh bãi cát mênh mông, vô tận. Câu hỏi tu từ cũng là câu cảm thán thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt giữa việc đi tiếp hay dừng lại.

Câu 13 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Chí Phèo là một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam trung đại, một truyện ngắn có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, chứng tỏ trình độ nghệ thuật bậc thầy của một nhà văn lớn”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

- Sai

- Chí Phèo là một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, một truyện ngắn có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, chứng tỏ trình độ nghệ thuật bậc thầy của một nhà văn lớn.

Câu 14 :

Tác phẩm Chữ người tử tù được sáng tác sau Cách mạng tháng Tám. Đúng hay sai?

Đúng

Sai
Đáp án

Đúng

Sai
Lời giải chi tiết :

Sai

- Chữ người tử tù được sáng tác trước cách mạng tháng Tám. Nhân vật chính là Huấn Cao, một con người tài hoa, không chỉ có tài mà còn có cái tâm trong sáng; mặc dù chí lớn không thành nhưng tư thế vẫn hiên ngang bất khuất.

Câu 15 :

Vịnh khoa thi Hương – Trần Tế Xương thuộc thơ:

  • A.

    Thơ trữ tình

  • B.

    Thơ trào phúng

  • C.

    Thơ tự sự

  • D.

    Thơ văn xuôi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương là một bài thơ trào phúng.

Câu 16 :

Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:

Giải thích

Phân tích

Chứng minh

So sánh

Bình luận

Bác bỏ

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề

Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.

Đáp án

Giải thích

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề

Phân tích

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Chứng minh

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

So sánh

Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.

Bình luận

Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề

Bác bỏ

Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai

Phương pháp giải :

Xem lại các thao tác lập luận trong văn nghị luận

Lời giải chi tiết :

Các thao tác lập luận trong văn nghị luận:

- Giải thích: là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

- Phân tích: là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu vào xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

- Chứng minh: dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng to đối tượng.

- Bình luận: bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề.

- Bác bỏ: trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai.

- So sánh: là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật, hiện tượng ấy.

Câu 17 :

Những mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là:

  • A.

    Mâu thuẫn giữa cuộc sống xa hoa, trụy lạc của Lê Tương Dực với cuộc sống khốn khổ của người nông dân

  • B.

    Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy của Vũ Như Tô và lợi ích thiết thực của nhân dân

  • C.

    Mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

* Những mâu thuẫn cơ bản trong đoạn trích:

- Mâu thuẫn giữa cuộc sống xa hoa, trụy lạc của Lê Tương Dực với cuộc sống khốn khổ của người nông dân

- Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy của Vũ Như Tô và lợi ích thiết thực của nhân dân

Câu 18 :

Câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    Đảo ngữ

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    So sánh

  • D.

    Hoán dụ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Câu thơ sử dụng phép đảo ngữ như cố tình khoét sâu thêm vào cái sự bẽ bàng của tâm trạng

Câu 19 :

Chi tiết sau đây thuộc phần nào của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh?

Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên rà làm nguồn gốc cho cái hậu thiện...".

A. Phần 1: Cuộc sống nơi phủ chúa

B. Phần 2: Cảnh Lễ Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán

Đáp án

B. Phần 2: Cảnh Lễ Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán

Lời giải chi tiết :

Từ thực trạng bệnh tình và thể lực của thế tử, ông phân tích, cân nhắc thiệt hơn rồi tìm ra cách chữa phù hợp nhất:

Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên rà làm nguồn gốc cho cái hậu thiện...".

Câu thoại thuộc phần 2: Cảnh Lê Hữu Trác bắt mạch và kê đơn cho thế tử Trịnh Cán.

Câu 20 :

Đối tượng phân tích trong bộ môn văn học là:

Một nhận định, một văn bản

Tác phẩm, một phần tác phẩm

Nhân vật, các yếu tố cụ thể

Hình tượng

Tất cả các phương án trên

Đáp án

Tất cả các phương án trên

Lời giải chi tiết :

Đối tượng phân tích trong bộ môn văn học: một nhận định, văn bản, tác phẩm, một phần tác phẩm, nhân vật, các yếu tố cụ thể,…

Câu 21 :

Nội dung nào dưới đây không đúng về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu?

  • A.

    Cuộc đời ông gặp nhiều mất mát, gian truân.

  • B.

    Trên đường trở về chịu tang mẹ, vì thời tiết thất thường, vất vả khóc thương nhiều nên ông bị bệnh. Nhưng sau đó chữa khỏi được.

  • C.

    Nguyễn Đình Chiểu bị hôn thê bội ước

  • D.

    Sau khi đóng cửa chịu tang, ông mở trường dạy học và làm thuốc.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Năm 1847, ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỷ Dậu 1849. Nhưng chưa kịp thi thì nghe tin mẹ mất tại Sài Gòn. Trên đường trở về chịu tang mẹ, vì thời tiết thất thường, vất vả khóc thương nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả đôi mắt. Trong thời gian nghỉ lại Quảng Nam chữa bệnh, tuy bệnh không hết nhưng ông đã được vị danh y truyền dạy nghề thuốc.

Câu 22 :

Câu thoại “Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây” của Giu-li-ét trích trong Tình yêu và thù hận thể hiện điều gì?

  • A.

    Nàng lo lắng rằng sự xuất hiện của Rô-mê-ô sẽ ảnh hưởng đến mình

  • B.

    Nàng tế nhị chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô

  • C.

    Nàng không thể vượt qua mối hận thù của hai bên dòng họ mà đến với Rô-mê-ô

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây” thể hiện Giu-li-ét tế nhị chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô, trái tim nàng đã hoàn toàn hướng về Rô-mê-ô.

Câu 23 :

Vì sao Vũ Như Tô thất bại, không thể xây xong Cửu Trùng Đài?

  • A.

    Vũ Như Tô không đủ tài năng

  • B.

    Vũ Như Tô không đủ nguồn lực xây Cửu Trùng Đài

  • C.

    Cửu Trùng Đài không phục vụ cho lợi ích của nhân dân, xây Cửu Trùng Đài khiến nhân dân đói khổ, lầm than

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Vũ Như Tô mượn tay Lê Tương Dực xây Cửu Trùng Đài vì mục đích nghệ thuật thuần túy. Cửu Trùng Đài bị đốt bởi nó không phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Việc xây Cửu Trùng Đài khiến nhân dân đói khổ, lầm than.

Câu 24 :

Ban đầu tác phẩm Chí Phèo có tên là?

  • A.

    Chí Phèo

  • B.

    Đôi lứa xứng đôi

  • C.

    Luống cày

  • D.

    Cái lò gạch cũ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Truyện ngắn Chí Phèo nguyên có tên là Cái lò gạch cũ.

Câu 25 :

Đáp án không phải đặc điểm của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945?

  • A.

    Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa

  • B.

    Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển

  • C.

    Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng

  • D.

    Xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:

- Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa

- Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển

- Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng

Câu 26 :

Các từ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: "Hỡi ôi, Khá thương thay, Ôi thôi thôi, Hỡi ôi thương thay" có ý nghĩa gì?

  • A.

    Là những từ thể hiện tình cảm tiếc thương của người đứng tế đối với người đã mất

  • B.

    Là những từ mở đầu cho những bước ngoặt trong cuộc đời của người đã mất

  • C.

    Là những từ bắt buộc phải có trong hình thức của bài văn tế, không có giá trị nội dung.

  • D.

    Là những tiếng hô to để tạo sự chú ý của người nghe về những điểm nhấn trong cuộc đời người đã mất

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đây là những từ cảm thán, chúng có giá trị biểu đạt gì?

Lời giải chi tiết :

Những từ trên thể hiện tình cảm thương tiếc của người đứng tế đối với người đã mất

Câu 27 :

Truyện cổ tích thuộc:

  • A.

    Văn học dân gian

  • B.

    Văn học trung đại

  • C.

    Văn học hiện đại

  • D.

    Văn học cận hiện đại

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Truyện cổ tích thuộc văn học dân gian

Câu 28 :

Trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, câu nào sau đây là lời nhận xét của Lê Hữu Trác về bệnh của thế tử Trịnh Cán?

  • A.

    Do thế tử đam mê tửu sắc

  • B.

    Do thế tử u uất về tình duyên trắc trở

  • C.

    Là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi

  • D.

    Do thế tử u uất vì chưa được truyền ngôi

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

 Khi khám bệnh, Lê Hữu Trác đưa ra nguyên nhân dẫn đến bệnh của thế tử:

“Là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”.

Câu 29 :

Nhận định sau đây về hai câu đề bài thơ Thương vợ đúng hay sai?

“Chồng cũng là một đứa con còn dại, phải nuôi. Đếm con, năm con chứ ai lại đếm chồng, một chồng – tại vì phải nuôi như nuôi con cho nên mới liệt ngang hàng mà đếm để nuôi đủ”.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Lời bình trên là của nhà thơ Xuân Diệu. Cách đếm con, đếm chồng ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn. Ông Tú đã đặt mình ngang hàng với các con, vì mình vẫn phải “ăn lương vợ”.

Câu 30 :

Nhận định sau về bài thơ Thu điếu đúng hay sai?

“Cảnh sắc mùa thu đẹp nhưng tĩnh lặng vắng bóng người, vắng cả âm thanh dù đó là sự chuyển động nhưng đó là sự chuyển động rất khẽ khàng và cả tiếng cá đớp mồi cũng không làm không gian xao động”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

 

- Nhận định đúng.

Giải thích:

+ Không gian mùa thu tĩnh lặng, phảng phất buồn

+ Câu thơ cuối tạo được một tiếng động duy nhất “Cá đớp động dưới chân bèo”, không phá vỡ cái tĩnh lặng, ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật

=> Cảnh sắc mùa thu đẹp nhưng tĩnh lặng vắng bóng người, vắng cả âm thanh dù đó là sự chuyển động nhưng đó là sự chuyển động rất khẽ khàng và cả tiếng cá đớp mồi cũng không làm không gian xao động.

Câu 31 :

Chiếu cầu hiền ra đời trong hoàn cảnh đất nước như thế nào?

  • A.

    Khi triều đại Lê – Trịnh sụp đổ

  • B.

    Khi Trịnh Sâm lên ngôi vua

  • C.

    Khi Nguyễn Huệ lên ngôi vua

  • D.

    Khi triều đại Tây Sơn sụp đổ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi Nguyễn Huệ lên ngôi vua, ông muốn động viên, khích lệ người hiền tài ra phò tá cho mình, xây dựng đất nước. Ngô Thì Nhậm đã viết thay vua Quang Trung Chiếu cầu hiền.

Câu 32 :

“ Hai câu cuối thể hiện niềm thành kính thiêng liêng, giọt nước mắt chân thành của Nguyễn Đình Chiểu trước hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

“Hỡi ôi thương thay

Có linh xin hưởng”

=> Hai câu cuối thể hiện niềm thành kính thiêng liêng của tác giả trước hình tượng người nghĩa sĩ nông dân: nước mắt anh hùng lau chẳng ráo => Giọt nước mắt chân thành của Nguyễn Đình Chiểu

Câu 33 :

Vũ Trọng Phụng xuất thân trong một gia đình như thế nào?

  • A.

    Gia đình quan lại

  • B.

    Gia đình có truyền thống nho học

  • C.

    Gia đình nghèo khó

  • D.

    Gia đình có truyền thống yêu nước

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vũ Trọng Phụng sinh ra trong một gia đình nghèo khó và sớm mồ côi cha nên ông phải thôi học sớm.

Câu 34 :

Tích vào hình ảnh không xuất hiện trong sáu câu thơ đầu bài thơ Thu điếu?

Ao nhỏ trong veo

Thuyền câu

Sóng biếc

Tầng mây

Ngõ trúc

Lá vàng

Ánh mặt trời

Đáp án

Ánh mặt trời

Lời giải chi tiết :

- Những hình ảnh không xuất hiện ở sáu câu thơ đầu bài thơ Thu điếu : cá, ánh mặt trời.

- Trong bức tranh thu này, cảnh vật hiện ra đều rất đỗi bình dị, dân dã. Khung cảnh ấy vẫn thường hiển hiện vào mỗi độ thu về trên những làng quê và đi vào tâm thức của bảo người, nhưng lần đầu tiên được Nguyễn Khuyến vẽ ra với nguyên cái thần thái tự nhiên của nó và khiến ta không khỏi ngỡ ngàng, xúc động. Đó là một mùa thua trong trẻo, thuần khiết, mát lành.

Câu 35 :

Ông Quán là biểu tượng của tình cảm yêu ghét, phân minh trong sáng của ai?

  • A.

    Tác giả Nguyễn Đình Chiểu

  • B.

    Quần chúng

  • C.

    Lục Vân Tiên

  • D.

    Bùi Kiệm

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ông Quán chỉ là một nhân vật phụ trong truyện nhưng lại rất được yêu thích, bởi lẽ đó là biểu tượng của tình cảm yêu ghét phân minh, trong sáng của quần chúng.

Câu 36 :

Bài thơ Tự tình được xuất xứ từ tập thơ Lưu hương kí. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Tự tình (bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình gồm ba bài của Hồ Xuân Hương.

Câu 37 :

Điểm giống nhau giữa bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” (Nguyễn Công Trứ) và bài thơ “Sa hành đoản ca” (Cao Bá Quát) là gì?

Đều bộc lộ bản lĩnh, phong cách cá nhân

Đều bộ lộ nhân cách của những nhà Nho chân chính, biết lễ nghĩa, lo nghĩ cho quyền lợi của đất nước, nhân dân.

Đều là thể hát nói

Tất cả đều đúng

Đáp án A và B

Đáp án

Đáp án A và B

Phương pháp giải :

Giống nhau về tư tưởng, nhân cách của hai tác giả.

Lời giải chi tiết :

“Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (Cao Bá Quát)  “Bài ca ngất ngưởng” (Nguyễn Công Trứ) hai tác phẩm thấm đẫm vẻ đẹp nhân cách của nhà Nho chân chính

Chứng minh:

- Thể hiện quan điểm của mình về con đường danh lợi

- Khẳng định phong cách cá nhân

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.