Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi

Người Âu Tây tự hào về thế Sonnê, người Trung Quốc tự hào về thơ Đường luật, người Nhật Bản tự hào về thơ Haiku... thì người Việt Nam có quyền tự hào về thể Lục bát. Lục bát là niềm kiêu hãnh của thơ Việt.

Nếu tâm hồn một dân tộc thường gửi trọn vào thi ca của dân tộc mình, thì lục bát là thể thơ mà phần hồn của dân Việt đã nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất. Có thể nói, người Việt sống trong bầu thi quyền lục bát. Dân ta nói vẫn nói về chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát. Lục bát là phương tiện phổ dụng để người Việt giải toả tâm sự, ki thác tâm trạng, thăng hoa tâm hồn. Gần với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc này. Trong thời buổi hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, dường như đang có hai thái độ trái ngược đối với lục bát. Lắm kẻ thờ ơ, hoài nghi khả năng của lục bát. Họ thành kiến rằng lục bát là thể thơ quá gò bó về vấn luật, về thanh luật, về tiết tấu; nó đơn điệu, nó bằng phẳng, quê mùa. Nhiều người đã nhận thấy ở lục bát những ưu thể không thể thơ nào có được. Họ đã tìm về lục bát

(...)  Đọc thơ lục bát thế kỉ qua, có thể thấy rõ rệt, càng về sau, dáng điệu lục bát càng trẻ trung, hơi thở lục bát càng hiện đại hơn so với hồi đầu. Điều đó là bằng chứng khẳng định lục bát vẫn trường tồn, lục bát vẫn gắn bó máu thịt với tâm hồn Việt trên con đường hiện đại. Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lụcbát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này.

(Chu văn Sơn)

Câu 1.1

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

  • A

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • B

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • C

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • D

    Phong cách ngôn ngữ khoa học

Câu 1.2

Chủ đề của đoạn văn bản trên là:

  • A

    Thơ lục bát là niềm kiêu hãnh của thơ ca Việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc và sự hiện đại của thể thơ này trong thời đại ngày nay.

  • B

    Vai trò của thơ lục bát trong đời sống

  • C

    Thơ lục bát trong văn học xưa và nay

  • D

    Sự cạnh tranh của các thể loại văn học

Câu 1.3

Đoạn văn “Dân ta nói vần nói về chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát...” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A

    Nhân hóa

  • B

    So sánh

  • C

    Điệp cấu trúc

  • D

    Điệp vòng

Câu 1.4

Vì sao tác giả cho rằng “Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này” ?

Đáp án nào không được tác giả nhắc đến trong bài:

  • A

    Lục bát là thể thơ mà phần hồn của người dân Việt nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất

  • B

    Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc.

  • C

    Thơ lục bát trẻ trung, hiện đại hơn so với hồi đầu.

  • D

    Lục bát gắn bó với tiếng Việt. Chừng nào tiếng Việt còn, thơ lục bát còn.

Câu 2 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Cuộc sống hạ giới qua lời kể của thi nhân trong tác phẩm Hầu trời như thế nào?

Cuộc sống nghèo khó, túng thiếu

Văn chương không được coi trọng

Cả hai đáp án trên

Câu 3 :

Tiếng Việt thuộc dòng ngôn ngữ nào?

  • A.

    Dòng Môn

  • B.

    Dòng Môn - Khmer

  • C.

    Dòng Munda

  • D.

    Dòng Khmer

Câu 4 :

Tác phẩm nào đánh dấu chặng đường đầu 10 năm thơ Tố Hữu?

  • A.

    Từ ấy

  • B.

    Việt Bắc

  • C.

    Ra trận

  • D.

    Máu và hoa

Câu 5 :

Giá trị nội dung của bài thơ Tương tư – Nguyễn Bính:

  • A.

    Bài thơ diễn tả nỗi nhớ mong của chàng trai với những diễn biến chân thực, tinh tế.

  • B.

    Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc sống bên ngoài. Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

  • C.

    Bộc lộ nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người.

  • D.

    Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên giác ngộ lí tưởng cách mạng.

Câu 6 :

Tản Đà sinh ra ở đâu?

  • A.

    Mỹ Hào, Hưng Yên

  • B.

    Bình Lục, Hà Nam

  • C.

    Nghi Xuân, Hà Tĩnh

  • D.

    Bất Bạt, Sơn Tây

Câu 7 :

Tràng giang được tin trong tập thơ nào?

  • A.

    Lửa thiêng

  • B.

    Thơ thơ

  • C.

    Gửi hương cho gió

  • D.

    Riêng chung

Câu 8 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Tố Hữu?

  • A.

    Ra trận

  • B.

    Máu và hoa

  • C.

    Đau thương

  • D.

    Một tiếng đờn

Câu 9 :

Chọn khái niệm đúng về ngôn ngữ chính luận:

  • A.

    Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

  • B.

    Là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống.

  • C.

    Là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự…

  • D.

    Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong cơ quan nhà nước.

Câu 10 :

Mục đích của thao tác lập luận bình luận là:

  • A.

     Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan đối với đối tượng khác

  • B.

    Làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.

  • C.

    Làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng

  • D.

    Đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn bạc của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học.

Câu 11 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp. Còn tôi, tôi đâu có gì để mà tự tin”. Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo … mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định.

(Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)

  • A.

    Phân tích

  • B.

    Bác bỏ

  • C.

    Bình luận

  • D.

    So sánh

Câu 12 :

Câu thơ nào dưới đây có nghĩa tương tự với câu “Há để càn khôn tự chuyển dời”

  • A.

    Làm trai cho đáng nên trai/ Phú Xuân đã trãi, Đồng Nai đã từng

  • B.

    Công danh nam tử còn vương nợ/ Luống thẹn tai nghe chuyện vũ hầu

  • C.

    Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi/ Sinh thời thế phải xoay nên thế thời

  • D.

    Chí làm trai nam, bắc, đông, tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể

Câu 13 :

Lưu biệt khi xuất dương của tác giả nào?

  • A.

    Phan Bội Châu

  • B.

    Phan Châu Trinh

  • C.

    Nguyễn Ái Quốc

  • D.

    Tản Đà

Câu 14 :

Vội vàng của tác giả nào?

  • A.

    Tản Đà

  • B.

    Huy Cận

  • C.

    Trường Giang

  • D.

    Xuân Diệu

Câu 15 :

Trong bài thơ Lai Tân, Hồ Chí Minh đã miêu tả “cảnh trưởng” là một kẻ như thế nào?

  • A.

    Ăn chặn tiền của tù nhân

  • B.

    Đánh bạc

  • C.

    Hút thuốc phiện

  • D.

    Đánh tù nhân

Câu 16 :

Hoài Thanh quê ở:

  • A.

    Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội

  • B.

    Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam

  • C.

    Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh

  • D.

    Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An

Câu 17 :

Nghĩa của câu bao gồm mấy thành phần?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 18 :

Người cầm quyền khôi phục uy quyền của tác giả nào?

  • A.

    Pu-skin

  • B.

    Ta-go

  • C.

    V.Huy-gô

  • D.

    Sê-khốp

Câu 19 :

Từ ấy của tác giả nào?

  • A.

    Tố Hữu

  • B.

    Huy Cận

  • C.

    Xuân Diệu

  • D.

    Hàn Mặc Tử

Câu 20 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

“Bác sĩ I-van I-va-nứt và Bu-rơ-kin, giáo viên trung học đi săn về quá muộn, đành phải nghỉ đêm tại nhà kho của ông trưởng xóm ở cuối làng Mi-rô-nô-xít-xkôi-ê. Tại đây, Bu-rơ-kin đã kể cho bác sĩ I-van nghe về chuyện Bê-li-cốp.”

(Người trong bao – Sê-khốp)

Cuộc trò chuyện gần nhà kho giữa bác sĩ I-van và Bu-rơ-kin

Cuộc đời và tính các của Bê-li-cốp

Nhận xét của bác sĩ thú y I-van – người nghe chuyện

Câu 21 :

Bao giờ bến mới gặp đò?

Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    Câu hỏi tu từ, ẩn dụ

  • B.

    Câu hỏi tu từ, hoán dụ

  • C.

    So sánh, ẩn dụ

  • D.

    So sánh, hoán dụ

Câu 22 :

“Chong đèn, huyện trưởng làm công việc”

“Công việc” ở đây huyện trưởng làm là:

  • A.

    Đánh bạc

  • B.

    Nhận đút lót

  • C.

    Hút thuốc phiện

  • D.

    Đánh tù nhân

Câu 23 :

Pu-skin sáng tác nhiều nhất ở thể loại văn học nào?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Thơ

  • D.

    Kịch

Câu 24 :

Hoài Thanh là:

  • A.

    Nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại

  • B.

    Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới

  • C.

    Thi sĩ của đồng quê

  • D.

    Nhà thơ tiêu biểu của nền thơ Việt Nam hiện đại

Câu 25 :

Sinh vi nam tử yếu hi kì” thể hiện quan niệm gì của tác giả Phan Bội Châu?

  • A.

    Quan niệm về cốt cách người quân tử

  • B.

    Quan niệm về chí làm trai

  • C.

    Quan niệm về chí khí người anh hùng

  • D.

    Quan niệm về đạo làm người

Câu 26 :

Bài thơ Tôi yêu em được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1826

  • B.

    1827

  • C.

    1828

  • D.

    1829

Câu 27 :

Nghĩa sự việc của câu dưới đây:

“Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

  • A.

    Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm

  • B.

    Câu biểu hiện hành động

  • C.

    Câu biểu hiện quá trình

  • D.

    Câu biểu hiện tư thế

Câu 28 :

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:

Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước

(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ hành chính

Câu 29 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Phong cách sáng tác của Xuân Diệu:

Đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng táo

Giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết

Sau cách mạng, các sáng tác giàu tính thời sự

Tất cả các đáp án trên

Câu 30 :

Tiếng là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên:

  • A.

    Từ

  • B.

    Câu

  • C.

    Đoạn văn

  • D.

    Văn bản

Câu 31 :

Huy Cận sinh ra ở đâu?

  • A.

    Hà Tĩnh

  • B.

    Nghệ An

  • C.

    Thanh Hóa

  • D.

    Huế

Câu 32 :

Đây thôn Vĩ Dạ lúc đầu có tên là:

  • A.

    Ở đây thôn Vĩ Dạ

  • B.

    Đây thôn Vĩ 

  • C.

    Ở đây thôn Vĩ

  • D.

    Thôn Vĩ Dạ

Câu 33 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

Trần gian thước đất cũng không có

Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều

Vốn liếng còn một bụng văn đó

[…]

Trời lại sai con việc nặng quá

Biết làm có được mà dám theo”

(Hầu trời – Tản Đà)

Đoạn thơ trên sử dụng bút pháp lãng mạn để miêu tả cuộc sống của thi nhân nơi trần thế. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 34 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nhan đề “tương tư” được hiểu là:

Nỗi nhớ mong của trai gái khi yêu nhau

Nỗi nhớ đơn phương

Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 35 :

Về luân lí xã hội ở nước ta của tác giả nào?

  • A.

    Phan Bội Châu

  • B.

    Phan Châu Trinh

  • C.

    Nguyễn Ái Quốc

  • D.

    Tản Đà

Câu 36 :

Hàn Mặc Tử tốt nghiệp trung học tại:

  • A.

    Đồng Hới

  • B.

    Quy Nhơn

  • C.

    Huế

  • D.

    Đà Nẵng

Câu 37 :

Chỉ ra biện pháp tư từ trong đoạn văn chính luận sau:

Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước

(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

  • A.

    Điệp ngữ kết hợp với điệp cú

  • B.

    Liệt kê

  • C.

    Điệp vòng

  • D.

    Đáp án A và B

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi

Người Âu Tây tự hào về thế Sonnê, người Trung Quốc tự hào về thơ Đường luật, người Nhật Bản tự hào về thơ Haiku... thì người Việt Nam có quyền tự hào về thể Lục bát. Lục bát là niềm kiêu hãnh của thơ Việt.

Nếu tâm hồn một dân tộc thường gửi trọn vào thi ca của dân tộc mình, thì lục bát là thể thơ mà phần hồn của dân Việt đã nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất. Có thể nói, người Việt sống trong bầu thi quyền lục bát. Dân ta nói vẫn nói về chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát. Lục bát là phương tiện phổ dụng để người Việt giải toả tâm sự, ki thác tâm trạng, thăng hoa tâm hồn. Gần với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc này. Trong thời buổi hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, dường như đang có hai thái độ trái ngược đối với lục bát. Lắm kẻ thờ ơ, hoài nghi khả năng của lục bát. Họ thành kiến rằng lục bát là thể thơ quá gò bó về vấn luật, về thanh luật, về tiết tấu; nó đơn điệu, nó bằng phẳng, quê mùa. Nhiều người đã nhận thấy ở lục bát những ưu thể không thể thơ nào có được. Họ đã tìm về lục bát

(...)  Đọc thơ lục bát thế kỉ qua, có thể thấy rõ rệt, càng về sau, dáng điệu lục bát càng trẻ trung, hơi thở lục bát càng hiện đại hơn so với hồi đầu. Điều đó là bằng chứng khẳng định lục bát vẫn trường tồn, lục bát vẫn gắn bó máu thịt với tâm hồn Việt trên con đường hiện đại. Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lụcbát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này.

(Chu văn Sơn)

Câu 1.1

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

  • A

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • B

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • C

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • D

    Phong cách ngôn ngữ khoa học

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản và các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 1.2

Chủ đề của đoạn văn bản trên là:

  • A

    Thơ lục bát là niềm kiêu hãnh của thơ ca Việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc và sự hiện đại của thể thơ này trong thời đại ngày nay.

  • B

    Vai trò của thơ lục bát trong đời sống

  • C

    Thơ lục bát trong văn học xưa và nay

  • D

    Sự cạnh tranh của các thể loại văn học

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Chủ đề văn bản: Thơ lục bát là niềm kiêu hãnh của thơ ca Việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc và sự hiện đại của thể thơ này trong thời đại ngày nay.

Câu 1.3

Đoạn văn “Dân ta nói vần nói về chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát...” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A

    Nhân hóa

  • B

    So sánh

  • C

    Điệp cấu trúc

  • D

    Điệp vòng

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật: điệp cấu trúc dân ta….

Tác dụng: Nhịp văn nhanh, giọng văn sôi nổi; nhấn mạnh vào sức sống của thể thơ lục bát trong đời sống tinh thần của người Việt.

Câu 1.4

Vì sao tác giả cho rằng “Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này” ?

Đáp án nào không được tác giả nhắc đến trong bài:

  • A

    Lục bát là thể thơ mà phần hồn của người dân Việt nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất

  • B

    Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc.

  • C

    Thơ lục bát trẻ trung, hiện đại hơn so với hồi đầu.

  • D

    Lục bát gắn bó với tiếng Việt. Chừng nào tiếng Việt còn, thơ lục bát còn.

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Tác giả cho rằng “Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này, bởi:

Lục bát là thể thơ mà phần hồn của dân Việt đã nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất. Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc.

Càng về sau, dáng điệu lục bát càng trẻ trung, hơi thở lục bát càng hiện đại so với hồi đầu. Điều đó là bằng chứng khẳng định lục bát vẫn trường tồn, lục bát gắn bó máu thịt với tâm hồn Việt trên con đường hiện đại.

Câu 2 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Cuộc sống hạ giới qua lời kể của thi nhân trong tác phẩm Hầu trời như thế nào?

Cuộc sống nghèo khó, túng thiếu

Văn chương không được coi trọng

Cả hai đáp án trên

Đáp án

Cả hai đáp án trên

Lời giải chi tiết :

Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

Trần gian thước đất cũng không có

Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều

Vốn liếng còn một bụng văn đó

[…]

Trời lại sai con việc nặng quá

Biết làm có được mà dám theo”

- Cuộc sống nghèo khó, túng thiếu, văn chương không được coi trọng. Ở trần gian, thi sĩ không tìm được tri âm nên phải lên Trời để thỏa nỗi lòng.

=> Đây cũng chính là hoàn cảnh chung của những người nghệ sĩ sống trong xã hội cũ lúc bấy giờ.

Câu 3 :

Tiếng Việt thuộc dòng ngôn ngữ nào?

  • A.

    Dòng Môn

  • B.

    Dòng Môn - Khmer

  • C.

    Dòng Munda

  • D.

    Dòng Khmer

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại Lịch sử phát triển tiếng Việt

Lời giải chi tiết :

Tiếng Việt thuộc dòng Môn – Khmer.

Câu 4 :

Tác phẩm nào đánh dấu chặng đường đầu 10 năm thơ Tố Hữu?

  • A.

    Từ ấy

  • B.

    Việt Bắc

  • C.

    Ra trận

  • D.

    Máu và hoa

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tập thơ Từ ấy (1937 – 1946) : đánh dấu chặng đường 10 năm thơ Tố Hữu, cũng là 10 năm hoạt động cách mạng từ giác ngộ, thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng.

Câu 5 :

Giá trị nội dung của bài thơ Tương tư – Nguyễn Bính:

  • A.

    Bài thơ diễn tả nỗi nhớ mong của chàng trai với những diễn biến chân thực, tinh tế.

  • B.

    Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc sống bên ngoài. Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

  • C.

    Bộc lộ nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người.

  • D.

    Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên giác ngộ lí tưởng cách mạng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung:

- Bài thơ diễn tả nỗi nhớ mong của chàng trai với những diễn biến chân thực, tinh tế. Trong đó mối duyên quê quện chặt với cảnh quê một cách nhuần nhị.

Câu 6 :

Tản Đà sinh ra ở đâu?

  • A.

    Mỹ Hào, Hưng Yên

  • B.

    Bình Lục, Hà Nam

  • C.

    Nghi Xuân, Hà Tĩnh

  • D.

    Bất Bạt, Sơn Tây

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tản Đà quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Ba Vì, Hà Nội)

Câu 7 :

Tràng giang được tin trong tập thơ nào?

  • A.

    Lửa thiêng

  • B.

    Thơ thơ

  • C.

    Gửi hương cho gió

  • D.

    Riêng chung

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Tràng giang được in trong tập Lửa thiêng

Câu 8 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Tố Hữu?

  • A.

    Ra trận

  • B.

    Máu và hoa

  • C.

    Đau thương

  • D.

    Một tiếng đờn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đau thương – Hàn Mặc Tử

Câu 9 :

Chọn khái niệm đúng về ngôn ngữ chính luận:

  • A.

    Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

  • B.

    Là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống.

  • C.

    Là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự…

  • D.

    Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong cơ quan nhà nước.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,… nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng…theo một quan điểm chính trị nhất định.

Câu 10 :

Mục đích của thao tác lập luận bình luận là:

  • A.

     Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan đối với đối tượng khác

  • B.

    Làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.

  • C.

    Làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng

  • D.

    Đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn bạc của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mục đích thao tác lập luận bình luận là:

Đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn bạc của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học.

Câu 11 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp. Còn tôi, tôi đâu có gì để mà tự tin”. Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo … mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định.

(Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)

  • A.

    Phân tích

  • B.

    Bác bỏ

  • C.

    Bình luận

  • D.

    So sánh

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm các thao tác lập luận đã học

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn sử dụng thao tác lập luận bình luận

Câu 12 :

Câu thơ nào dưới đây có nghĩa tương tự với câu “Há để càn khôn tự chuyển dời”

  • A.

    Làm trai cho đáng nên trai/ Phú Xuân đã trãi, Đồng Nai đã từng

  • B.

    Công danh nam tử còn vương nợ/ Luống thẹn tai nghe chuyện vũ hầu

  • C.

    Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi/ Sinh thời thế phải xoay nên thế thời

  • D.

    Chí làm trai nam, bắc, đông, tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dịch nghĩa: Há lại để trời đất tự chuyển vần lấy sao!

Lời giải chi tiết :

Câu thơ có nghĩa tương đương:

Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi

Sinh thời thế phải xoay nên thế thời

(Chơi xuân - Phan Bội Châu)

Câu 13 :

Lưu biệt khi xuất dương của tác giả nào?

  • A.

    Phan Bội Châu

  • B.

    Phan Châu Trinh

  • C.

    Nguyễn Ái Quốc

  • D.

    Tản Đà

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lưu biệt khi xuất dương – Phan Bội Châu

Câu 14 :

Vội vàng của tác giả nào?

  • A.

    Tản Đà

  • B.

    Huy Cận

  • C.

    Trường Giang

  • D.

    Xuân Diệu

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Vội vàng – Xuân Diệu

Câu 15 :

Trong bài thơ Lai Tân, Hồ Chí Minh đã miêu tả “cảnh trưởng” là một kẻ như thế nào?

  • A.

    Ăn chặn tiền của tù nhân

  • B.

    Đánh bạc

  • C.

    Hút thuốc phiện

  • D.

    Đánh tù nhân

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh

Cảnh trưởng: kẻ thực thi pháp luật lại ăn bẩn (kiếm ăn quanh) bằng tiền của phạm nhân.

Câu 16 :

Hoài Thanh quê ở:

  • A.

    Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội

  • B.

    Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam

  • C.

    Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh

  • D.

    Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Quê hương: Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An.

Câu 17 :

Nghĩa của câu bao gồm mấy thành phần?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa.

Câu 18 :

Người cầm quyền khôi phục uy quyền của tác giả nào?

  • A.

    Pu-skin

  • B.

    Ta-go

  • C.

    V.Huy-gô

  • D.

    Sê-khốp

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Người cầm quyền khôi phục uy quyền – V.Huy-gô

Câu 19 :

Từ ấy của tác giả nào?

  • A.

    Tố Hữu

  • B.

    Huy Cận

  • C.

    Xuân Diệu

  • D.

    Hàn Mặc Tử

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Từ ấy – Tố Hữu

Câu 20 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

“Bác sĩ I-van I-va-nứt và Bu-rơ-kin, giáo viên trung học đi săn về quá muộn, đành phải nghỉ đêm tại nhà kho của ông trưởng xóm ở cuối làng Mi-rô-nô-xít-xkôi-ê. Tại đây, Bu-rơ-kin đã kể cho bác sĩ I-van nghe về chuyện Bê-li-cốp.”

(Người trong bao – Sê-khốp)

Cuộc trò chuyện gần nhà kho giữa bác sĩ I-van và Bu-rơ-kin

Cuộc đời và tính các của Bê-li-cốp

Nhận xét của bác sĩ thú y I-van – người nghe chuyện

Đáp án

Cuộc trò chuyện gần nhà kho giữa bác sĩ I-van và Bu-rơ-kin

Lời giải chi tiết :

Phần mở truyện: Bác sĩ I-van I-va-nứt và Bu-rơ-kin, giáo viên trung học đi săn về quá muộn, đành phải nghỉ đêm tại nhà kho của ông trưởng xóm ở cuối làng Mi-rô-nô-xít-xkôi-ê. Tại đây, Bu-rơ-kin đã kể cho bác sĩ I-van nghe về chuyện Bê-li-cốp.

=> Cuộc trò truyện giữa bác sĩ thú y I-van và Bu-rơ-kin.

Câu 21 :

Bao giờ bến mới gặp đò?

Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    Câu hỏi tu từ, ẩn dụ

  • B.

    Câu hỏi tu từ, hoán dụ

  • C.

    So sánh, ẩn dụ

  • D.

    So sánh, hoán dụ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Câu hỏi tu từ

- Ẩn dụ

Câu 22 :

“Chong đèn, huyện trưởng làm công việc”

“Công việc” ở đây huyện trưởng làm là:

  • A.

    Đánh bạc

  • B.

    Nhận đút lót

  • C.

    Hút thuốc phiện

  • D.

    Đánh tù nhân

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Làm “công việc” ở đây chỉ huyện trưởng chong đèn để hút thuốc phiện, hưởng lạc.

Câu 23 :

Pu-skin sáng tác nhiều nhất ở thể loại văn học nào?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Thơ

  • D.

    Kịch

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Pu-skin là một thi sĩ lừng danh với hơn 800 bài thơ trữ tình.

Câu 24 :

Hoài Thanh là:

  • A.

    Nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại

  • B.

    Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới

  • C.

    Thi sĩ của đồng quê

  • D.

    Nhà thơ tiêu biểu của nền thơ Việt Nam hiện đại

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hoài Thanh là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại.

Câu 25 :

Sinh vi nam tử yếu hi kì” thể hiện quan niệm gì của tác giả Phan Bội Châu?

  • A.

    Quan niệm về cốt cách người quân tử

  • B.

    Quan niệm về chí làm trai

  • C.

    Quan niệm về chí khí người anh hùng

  • D.

    Quan niệm về đạo làm người

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thể hiện quan niệm mới về chí làm trai của Phan Bội Châu.

Câu 26 :

Bài thơ Tôi yêu em được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1826

  • B.

    1827

  • C.

    1828

  • D.

    1829

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Tôi yêu em được sáng tác năm 1829.

Câu 27 :

Nghĩa sự việc của câu dưới đây:

“Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

  • A.

    Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm

  • B.

    Câu biểu hiện hành động

  • C.

    Câu biểu hiện quá trình

  • D.

    Câu biểu hiện tư thế

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại nghĩa biểu hiện của câu

Lời giải chi tiết :

Câu biểu hiện quá trình.

Câu 28 :

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:

Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước

(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ hành chính

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận

Câu 29 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Phong cách sáng tác của Xuân Diệu:

Đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng táo

Giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết

Sau cách mạng, các sáng tác giàu tính thời sự

Tất cả các đáp án trên

Đáp án

Tất cả các đáp án trên

Lời giải chi tiết :

Phong cách sáng tác:

- Đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng táo

- Giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết

- Sau cách mạng, thơ Xuân Diệu chủ yếu hướng vào thực tế đời sống và giàu tính thời sự, tăng cường chất hiện thực trong thơ.

Câu 30 :

Tiếng là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên:

  • A.

    Từ

  • B.

    Câu

  • C.

    Đoạn văn

  • D.

    Văn bản

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm về tiếng

Lời giải chi tiết :

Tiếng là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất câu tạo nên từ.

Câu 31 :

Huy Cận sinh ra ở đâu?

  • A.

    Hà Tĩnh

  • B.

    Nghệ An

  • C.

    Thanh Hóa

  • D.

    Huế

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Huy Cận sinh ra ở Hà Tĩnh.

Câu 32 :

Đây thôn Vĩ Dạ lúc đầu có tên là:

  • A.

    Ở đây thôn Vĩ Dạ

  • B.

    Đây thôn Vĩ 

  • C.

    Ở đây thôn Vĩ

  • D.

    Thôn Vĩ Dạ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đây thôn Vĩ Dạ lúc đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ.

Câu 33 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

Trần gian thước đất cũng không có

Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều

Vốn liếng còn một bụng văn đó

[…]

Trời lại sai con việc nặng quá

Biết làm có được mà dám theo”

(Hầu trời – Tản Đà)

Đoạn thơ trên sử dụng bút pháp lãng mạn để miêu tả cuộc sống của thi nhân nơi trần thế. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Đoạn thơ trên sử dụng bút pháp tả thực (tả chân) tỉ mỉ, chân thực, phản ánh chính xác đời sống của văn nghệ sĩ và tình cảnh lộn xộn của thị trường văn chương lúc bấy giờ.

Câu 34 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nhan đề “tương tư” được hiểu là:

Nỗi nhớ mong của trai gái khi yêu nhau

Nỗi nhớ đơn phương

Cả hai đáp án trên đều đúng

Đáp án

Cả hai đáp án trên đều đúng

Lời giải chi tiết :

“Tương tư” là nỗi nhớ mong của trai gái khi yêu nhau; có khi được dùng để diễn tả nỗi nhớ đơn phương.

Câu 35 :

Về luân lí xã hội ở nước ta của tác giả nào?

  • A.

    Phan Bội Châu

  • B.

    Phan Châu Trinh

  • C.

    Nguyễn Ái Quốc

  • D.

    Tản Đà

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Về luân lí xã hội ở nước ta – Phan Châu Trinh

Câu 36 :

Hàn Mặc Tử tốt nghiệp trung học tại:

  • A.

    Đồng Hới

  • B.

    Quy Nhơn

  • C.

    Huế

  • D.

    Đà Nẵng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hàn Mặc Tử tốt nghiệp trung học tại Huế.

Câu 37 :

Chỉ ra biện pháp tư từ trong đoạn văn chính luận sau:

Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước

(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

  • A.

    Điệp ngữ kết hợp với điệp cú

  • B.

    Liệt kê

  • C.

    Điệp vòng

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết :

Biện pháp tu từ:

- Điệp ngữ kết hợp với điệp cú: Ai có…dùng

- Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc.

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.